Natto – Món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh tim mạch

Natto – Món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh tim mạch

Những phát hiện về công dụng tuyệt vời của Natto được công bố bởi Giáo sư Sumi Hiroyuki năm 1980 đã nâng tầm món ăn này trở thành một vị dược liệu không thể thiếu cho người bệnh tim. Hãy cùng khám phá lợi ích của Natto đối với tim mạch ngay trong bài viết này!

Natto là gì?

Natto được chế biến từ những hạt đậu nành luộc chín, sau đó đem lên men ở nhiệt độ 40 độ C trong khoảng 18 giờ. Những hạt đậu sau lên men sẽ có màu nâu với độ kết dính cao và mùi đặc trưng khá khó chịu với những người lần đầu tiếp xúc với món ăn này.

Natto – món ăn được làm từ đậu tương lên men

Lợi ích của natto với người bệnh tim mạch

Natto giúp ngăn ngừa và làm tan cục máu đông

Trong một lần tình cờ tại nhà ăn của Đại học Y Chicago, giáo sư Sumi Hiroyuki đặt một mẫu Natto vào khay thủy tinh đã có cục máu đông. Sau 18 giờ, cục máu đông này đã hoàn toàn tan rã.  Kết quả này đã gợi ý rằng: Natto chứa hoạt chất có khả năng làm tiêu huyết khối.

Sau nhiều năm nghiên cứu, giáo sư Sumi Hiroyuki đã phát hiện ra hoạt chất đó chính là Nattokinase. Enzym này đã được xác định là có hoạt tính tiêu sợi huyết cao gấp 4 lần so với plasmin nội sinh (một enzym có sẵn trong cơ thể đảm nhiệm vai trò ngăn ngừa cục máu đông hình thành).

Natto giúp làm tan cục máu đông

Khi vào cơ thể, Nattokinase chống cục máu đông theo nhiều cơ chế, bao gồm:

  • Phân cắt trực tiếp các liên kết của sợi fibrin – một trong những giai đoạn hình thành cục máu đông.
  • Kích thích cơ thể sản xuất plasmin nội sinh và các thành phần chống đông máu khác như urokinase.

Cục máu đông vốn là mối nguy hiểm tiềm ẩn gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Phát hiện mới này đã chứng tỏ vai trò tiềm năng của Natto trong việc phòng ngừa cục máu đông hình thành và phát triển.

Natto giúp làm giảm huyết áp

Các nhà khoa học thuộc Đại học Miyazaki và Kurashiki đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của Natto đối với huyết áp và nhận thấy, sau 4 ngày sử dụng thì các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đã cải thiện chỉ số huyết áp tâm thu (11%) và huyết áp tâm trương (10%). Cơ chế hạ áp của Natto tương tự như các thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển: ngăn cản Angiotensin I chuyển đổi thành Angiotensin II – một chất gây co mạch, giãn mạch.

Để biết thêm thông tin chi tiết về tác dụng của Natto trên tim mạch, mời bạn theo dõi tại video dưới đây:

Natto và những lợi ích cho người bệnh tim mạch

Natto có tác dụng phụ nào không?

Từ hơn 1000 năm trước, người dân Nhật Bản đã ăn món Natto và chưa hề có bất kỳ báo cáo nào về tác dụng phụ của nó. Do đó, Natto được coi là giải pháp ngăn ngừa cục máu đông an toàn và thích hợp cho mọi lứa tuổi.

Cao Natto là thực phẩm an toàn và tốt với người bệnh tim mạch

Ứng dụng Natto trong điều trị bệnh tim mạch

Trong những thập niên gần đây, các chế phẩm chứa nattokise đã có mặt rộng rãi trên thị trường và trở thành liệu pháp hỗ trợ phòng ngừa huyết khối an toàn bên cạnh các thuốc chống đông máu tây y.

Riêng với người bệnh tim mạch, việc bổ sung nattokinase đôi khi là chưa đủ để loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác như mỡ máu cao, huyết áp cao… Do đó, để mang lại tác dụng toàn diện hơn, các nhà bào chế đã chiết xuất Natto thành cao đặc và kết hợp cùng với những thảo dược tốt cho tim khác như Bồ hoàng, Đan sâm, Đỏ ngọn trong những sản phẩm hỗ trợ tim mạch dạng viên nén tiện dụng.

Có thể bạn quan tâm:

Vương Tâm Thống – Sản phẩm hỗ trợ tim mạch chứa Cao Natto, Bồ hoàng, Đỏ ngọn

Trên đây là tổng hợp những lợi ích của Natto trong điều trị bệnh tim mạch. Để phát huy tối đa tác dụng, người bệnh cần bổ sung đủ liều lượng, kết hợp với dùng thuốc tây theo đúng chỉ định và duy trì lối sống khoa học. Mọi thắc mắc về Natto và cách bổ sung viên uống chứa thành phần này, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại – zalo 0988.024.366 để được hỗ trợ. 

 Ds. Lê Lương

Ngày đăng: 07/08/2019 | Cập nhật cuối: 24/11/2020


Nguồn tham khảo

https://www.globalhealingcenter.com/natural-health/nattokinase/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22040882

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3879341/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4479826/

Bài viết liên quan

Chế độ ăn uống

Món ăn trị huyết áp thấp – Gợi ý 7 món ngon dễ làm tại nhà!

Người bệnh huyết áp thấp nên ăn gì? 7 món ăn trị huyết áp thấp bổ dưỡng dưới đây chính là những gợi ý tốt…

Thay van tim cần kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hồi phục?

Chế độ ăn uống

Thay van tim cần kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hồi phục?

Một chế độ ăn uống khoa học sau phẫu thuật thay van là điều vô cùng quan trọng để đẩy nhanh tốc độ chữa lành…

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? – Chế độ ăn khuyến cáo từ chuyên gia Tim mạch

Chế độ ăn uống

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? – Chế độ ăn khuyến cáo từ chuyên gia Tim mạch

Với người bệnh mỡ máu cao, bất kỳ thức ăn đồ uống nào đưa vào thực đơn cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng bởi…

Viết bình luận

loading
Chế độ ăn uống

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày