Trẻ tăng động giảm chú ý nên ăn gì? Dinh dưỡng “vàng” cho con!

Trẻ tăng động giảm chú ý nên ăn gì? Dinh dưỡng “vàng” cho con!

Trẻ tăng động giảm chú ý sẽ khỏe mạnh và sớm cải thiện hành vi, sự tập trung chú ý khi được bổ sung đủ dưỡng chất bằng một chế độ dinh dưỡng khoa học. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ có con bị tăng động không còn băn khoăn khi lựa chọn thực phẩm cho con.

Dinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với trẻ tăng động giảm chú ý?

Theo nhiều kết quả nghiên cứu, một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện 70% biểu hiện tăng động ở trẻ. Những thực phẩm bổ dưỡng này vừa giúp tăng cường sức khỏe đồng thời tác động đến nồng độ của một số chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm về khả năng tập trung, tâm lý và cảm xúc của trẻ như GABA, Dopamin, Serotonin. Do đó, những thực phẩm hàng ngày có ảnh hưởng nhiều đến trẻ tăng động.

Những lưu ý trong chế độ ăn của trẻ tăng động giảm chú ý

– Kiểm soát lượng calo: Trẻ cần nhiều năng lượng nhưng không phải quá nhiều calo, do đó nên cân đối về “chất” và “lượng” calo để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến vị giác, hoạt động não bộ, hormon…

– Kiểm soát cân nặng cho trẻ: do những hành vi hiếu động bốc đồng có thể tăng lên khi trẻ béo phì.

– Bổ sung dưỡng chất cân đối, đa dạng bằng các nguồn thực phẩm: protein, chất béo, carbohydat giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.

– Đảm bảo trẻ uống đủ nước hàng ngày bằng khoảng 25 -50% trọng lượng cơ thể.

– Hạn chế các chất phụ gia, thực phẩm chứa nhiều đường, chất bảo quản…

5 nhóm thực phẩm ưu tiên lựa chọn cho trẻ tăng động

Protein

Là nguồn năng lượng thiết yếu giúp duy trì các hoạt động thể chất, trí tuệ và sự phát triển thần kinh – cơ trong cơ thể. Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ tăng động giảm chú ý 24 – 30 gram protein mỗi ngày bằng các thực phẩm như: các loại thịt trắng, hải sản, phô mai…

Protein – dưỡng chất thiết yếu cho trẻ tăng động giảm chú ý

Protein – dưỡng chất thiết yếu cho trẻ tăng động giảm chú ý

Nếu bạn đang còn băn khoăn về chế độ dinh dưỡng cũng như phương pháp điều trị cho trẻ tăng động giảm chú ý, hãy liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Các nguyên tố vi lượng

Sắt, kẽm, magie… là những nguyên tố có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức và tập trung chú ý ở trẻ. Những thực phẩm giàu khoáng chất này bao gồm: thịt bò, thịt gà, hải sản, hạt bí đỏ, cải xanh…

Thực phẩm giàu GABA

GABA (Gamma amino butyric acid) là một chất dẫn truyền thần kinh ức chế giúp ổn định và giảm bớt các kích thích quá mức trong não bộ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ tăng động có sự suy giảm rõ rệt nồng độ chất này. Do đó, việc bổ sung GABA từ các thực phẩm là rất cần thiết để giúp giảm bớt các biểu hiện hiếu động quá mức ở trẻ, chẳng hạn như ngũ cốc, rau chân vịt, súp lơ xanh…

Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo cho trẻ tăng động sử dụng một số sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta để hỗ trợ điều chỉnh cân bằng nồng độ GABA trong não bộ.

Thực phẩm giàu Omega- 3

Đây là một acid béo có vai trò quan trọng giúp kiểm soát khả năng tập trung chú ý và tư duy cho trẻ. Bổ sung đủ dưỡng chất này là giải pháp giúp cải thiện đáng kể tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Cha mẹ nên tăng cường những thực phẩm bao gồm: các loại quả hạch, dầu thực vật, dầu cá, các loại cá biển như: cá hồi, cá thu, cá bơn…

Thực phẩm giàu chất xơ

Rau củ quả tươi là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào giúp duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh để hấp thu tối ưu các chất dinh dưỡng. Cha mẹ nên đa dạng các món ăn chế biến từ rau củ bởi đa số trẻ thường lười ăn rau.

4 nhóm vitamin thiết yếu, nên bổ sung cho trẻ tăng động giảm chú ý

Vitamin nhóm B

Vitamin B6, B12 tham gia vào quá trình trao đổi, ổn định đường huyết, tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh cần thiết cho não bộ. Những thực phẩm cần bổ sung là ngũ cốc nguyên hạt, trái cây họ cam, trứng, thịt…

Vitamin D

Là dưỡng chất thiết yếu đối với trẻ tăng động giảm chú ý, giúp tăng cường khả năng tập trung cũng như kiểm soát hành vi cảm xúc. Vitamin D được tổng hợp khi tắm nắng đầy đủ hoặc qua thực phẩm ăn hàng ngày như cá (á trích, cá thu, cá hồi, cá ngừ), nấm, sữa tươi nguyên kem, sữa chua, dầu gan cá tuyết, đậu phụ, phomat, trứng, tôm, ngũ cốc, yến mạch,…

Vitamin A và E

Là những chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào não bộ tránh khỏi sự xâm hại của các yếu tố stress oxy hóa. Trẻ tăng động giảm chú ý nên ăn nhiều các loại rau củ quả có màu xanh đậm, vàng cam như: cà rốt, đu đủ, chuối, gan động vật… để bổ sung những vitamin này.

Rau củ quả có màu sắc sặc sỡ chứa nhiều vitamin A, E

Rau củ quả có màu sắc sặc sỡ chứa nhiều vitamin A, E

Vitamin C

Đóng vai trò loại bỏ các độc tố kim loại, tăng cường miễn dịch cũng như phòng ngừa sự thoái  hoá của các acid béo “tốt” trong não bộ. Thực phẩm giàu vitamin C như: kiwi, dứa, dâu tây, cam, cà chua, đu đủ, súp lơ xanh, rau cải xoăn, ổi,…

Trẻ tăng động giảm chú ý không nên ăn gì?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia Nhi khoa, trẻ tăng động nên hạn chế những thực phẩm sau:

Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường, chất phụ gia

Bánh kẹo, nước giải khát, mì gói, bim bim… thường chứa nhiều đường tinh chế, chất tạo màu, chất phụ gia… có thể gây kích thích não bộ của trẻ làm gia tăng các biểu hiện tăng động giảm chú ý.

Bột ngọt nhân tạo

Cha mẹ nên hạn chế lượng bột ngọt khi chế biến các món ăn cho trẻ tăng động để hạn chế ảnh hưởng xấu đến não bộ trẻ.

Thực phẩm gây dị ứng

Những thực phẩm này có thể làm gia tăng các biểu hiện hiếu động, mất tập trung ở trẻ tăng động. Do đó, khi trẻ đã có tiền sử dị ứng với bất kỳ thực phẩm nào cha mẹ nên chú ý tránh cho trẻ đồng thời thông báo cho thầy cô chăm sóc trẻ ở lớp.

Các chất kích thích chứa Cafein

Những đồ uống, thực phẩm chứa nhiều Cafein như café, nước giải khát, nước ca cao… có thể gây kích thích quá mức với não bộ của trẻ. Dùng quá nhiều những thực phẩm này có thể gây mất ngủ ở trẻ.

Thực phẩm đông lạnh

Những thực phẩm bảo quản lạnh quá lâu thường chứa nhiều phosphat hữu cơ không tốt cho não bộ trẻ. Do đó, cha mẹ nên tăng cường những thực phẩm tươi sống để chế biến món ăn cho trẻ.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp cha mẹ lựa chọn được những thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ tăng động giảm chú ý để giúp con sớm khắc phục tình trạng bệnh và phát triển tốt như bạn bè đồng trang lứa.

Ds. An Chu

Ngày đăng: 07/03/2019 | Cập nhật cuối: 14/05/2019


Nguồn tham khảo

https:// www.additudemag.com/can-the-right-diet-ease-add-symptoms/

https:// www.healthline.com/nutrition/nutrition-and-adhd

https:// www.additudemag.com/best-foods-for-adhd-diet-nutrition/

Bài viết liên quan

Chế độ ăn uống

Món ăn trị huyết áp thấp – Gợi ý 7 món ngon dễ làm tại nhà!

Người bệnh huyết áp thấp nên ăn gì? 7 món ăn trị huyết áp thấp bổ dưỡng dưới đây chính là những gợi ý tốt…

Thay van tim cần kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hồi phục?

Chế độ ăn uống

Thay van tim cần kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hồi phục?

Một chế độ ăn uống khoa học sau phẫu thuật thay van là điều vô cùng quan trọng để đẩy nhanh tốc độ chữa lành…

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? – Chế độ ăn khuyến cáo từ chuyên gia Tim mạch

Chế độ ăn uống

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? – Chế độ ăn khuyến cáo từ chuyên gia Tim mạch

Với người bệnh mỡ máu cao, bất kỳ thức ăn đồ uống nào đưa vào thực đơn cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng bởi…

Viết bình luận

loading
Chế độ ăn uống

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày