Thay van tim cần kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hồi phục?

Thay van tim cần kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hồi phục?

Một chế độ ăn uống khoa học sau phẫu thuật thay van là điều vô cùng quan trọng để đẩy nhanh tốc độ chữa lành vết thương, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Vậy người bệnh sau thay van tim cần kiêng ăn gì?

Những thực phẩm cần hạn chế sau thay van tim

Thực phẩm giàu vitamin K

Sau thay van, người bệnh thường phải sử dụng thuốc kháng đông dài ngày để phòng ngừa cục máu đông hình thành gây kẹt van và làm tắc mạch. Trong đó, thuốc chống đông máu kháng vitamin K là nhóm được chỉ định phổ biến nhất. Các thực phẩm giàu vitamin K có thể gây tương tác với nhóm thuốc này, làm giảm hiệu quả kháng đông và tăng nguy cơ biến chứng.

Chính vì vậy sau thay van, người bệnh cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu vitamin K như rau họ cải (cải xoong, cải thìa, cải bắp, cải xoăn, súp lơ, cải bó xôi…), rau húng quế, măng tây, cần tây, xà lách, dưa chuột, trứng, trái cây sấy khô như mận, nho, đào…

Người bệnh sau khi thay van tim cần kiêng ăn các loại rau họ cải

Giảm lượng muối

Ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng tích trữ nước trong cơ thể, khiến huyết áp tăng cao và gia tăng áp lực lên van tim; từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động và tuổi thọ của van tim thay thế. Vì vậy, bạn hãy giảm tổng lượng muối ăn xuống dưới 3g/ngày (tương đương 1 thìa cà phê muối), chú ý đến hàm lượng muối ghi trên nhãn các đồ hộp; hạn chế những món ăn chứa nhiều muối như dưa muối, cà muối, cá khô, thịt hộp…

Thực phẩm giàu chất béo

Mỡ máu cao là yếu tố nguy cơ tim mạch cần được kiểm soát tốt ở người bệnh kể cả trước và sau phẫu thuật thay van. Người bệnh cần hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, sữa nguyên kem, dầu dừa, dầu cọ, các loại thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt chó, thịt lợn, thịt dê…); tránh sử dụng dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần và các đồ ăn nhanh chế biến sẵn bằng loại dầu mỡ này như gà rán, bán rán, xúc xích, lạp sườn…

Đường và tinh bột hấp thu nhanh

Tiêu thụ quá nhiều đường và tinh bột hấp thu nhanh sẽ gây dư thừa năng lượng, chúng có thể tích trữ dưới dạng mỡ dưới da, gây dư cân, béo phì; từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho tim. Người bệnh tiểu đường thay van tim thì càng phải hạn chế nhóm thực phẩm này, vì đường máu tăng cao không kiểm soát có thể gây chậm lành vết thương, kéo dài thời gian hồi phục sau thay van. Người bệnh có thể lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên cám thay vì gạo trắng, khoai tây (chứa tinh bột hấp thu nhanh) để kiểm soát đường huyết được hiệu quả.

Người bệnh sau thay van nên kiêng đồ ngọt

Vậy sau thay van tim, người bệnh nên ăn gì?

Sau thay van, người bệnh thường cảm thấy chán ăn do khứu giác và vị giác bị thay đổi, có người còn cảm nhận thấy vị kim loại trong miệng do tác dụng phụ của một số loại thuốc, có thể phải mất 3 tháng để cải thiện những biểu hiện này. Bạn hãy cố gắng chia nhỏ bữa ăn và lựa chọn những thực phẩm tốt cho tim mạch để sức khỏe nhanh hồi phục. Các thực phẩm đó là:

– Cá tươi: như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, cá hồi… Các loại cá này chứa nhiều acid béo omega – 3 có thể làm giảm chỉ số triglycerid gây xơ vữa động mạch.

– Các loại hạt khô: như hạnh nhân, óc chó, hạt lanh, hạt bí, hạt dưa… vừa bổ sung omega 3, vừa bổ sung chất xơ để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, giảm tình trạng táo bón thường gặp ở người bệnh sau thay van. Không chỉ vậy, hạt khô còn làm giảm sự thèm ăn nên rất thích hợp cho chế độ ăn kiêng ở người bệnh béo phì.

– Quả mọng: như nho, việt quất, mâm xôi, dâu tây… rất giàu chất xơ hòa tan và chất chống oxy hóa tốt cho tim mạch.

– Thịt gia cầm đã lọc bỏ da.

– Sữa không béo hoặc ít béo, sữa chua hoặc phô mai được chế biến từ sữa ít béo.

– Sử dụng dầu thực vật như dầu lạc, dầu đậu nành, dầu mè… để chế biến món ăn vì chúng chứa chất béo không bão hòa có lợi cho tim mạch.

Thực phẩm hỗ trợ chứa thảo dược Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Natto… có tác dụng chống đông máu, hạ huyết áp và giảm mỡ máu; giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ làm giảm tuổi thọ của van.

Bạn muốn được tư vấn thêm về giải pháp thảo dược hỗ trợ cho người bệnh sau thay van, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0988.024.366, mọi thông tin sẽ được hỗ trợ giải đáp chi tiết.

Việc thay đổi thói quen ăn uống có thể sẽ không dễ dàng với nhiều người, hãy từ từ và bắt đầu bằng cách tăng dần các thực phẩm lành mạnh vào khẩu phần ăn, cắt giảm những thực phẩm tối kỵ với người bệnh sau thay van, kể cả đó là món mà bạn yêu thích. Nghiêm khắc với bản thân trong ăn uống sẽ giúp bạn sớm hồi phục và luôn sống khỏe với van tim cấy ghép.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin về thực phẩm hỗ trợ chứa Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Natto cho người bệnh sau thay van

Bí quyết chữa hở van tim không phẫu thuật

Ds. Lê Lương

 

Ngày đăng: 03/04/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020


Nguồn tham khảo

https://health.clevelandclinic.org/12-heart-healthy-foods-to-work-into-your-diet/https://share.upmc.com/2016/02/diet-heart-surgery/

https://www.healthgrades.com/right-care/aortic-valve-replacement/8-foods-for-heart-health-after-tavr

 

Bài viết liên quan

Chế độ ăn uống

Món ăn trị huyết áp thấp – Gợi ý 7 món ngon dễ làm tại nhà!

Người bệnh huyết áp thấp nên ăn gì? 7 món ăn trị huyết áp thấp bổ dưỡng dưới đây chính là những gợi ý tốt…

Thay van tim cần kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hồi phục?

Chế độ ăn uống

Thay van tim cần kiêng ăn gì và nên ăn gì để mau hồi phục?

Một chế độ ăn uống khoa học sau phẫu thuật thay van là điều vô cùng quan trọng để đẩy nhanh tốc độ chữa lành…

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? – Chế độ ăn khuyến cáo từ chuyên gia Tim mạch

Chế độ ăn uống

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì? – Chế độ ăn khuyến cáo từ chuyên gia Tim mạch

Với người bệnh mỡ máu cao, bất kỳ thức ăn đồ uống nào đưa vào thực đơn cũng phải được cân nhắc kỹ lưỡng bởi…

Viết bình luận

loading
Chế độ ăn uống

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày