Mách bạn 8 cách điều trị động kinh mới nhất hiện nay!

Mách bạn 8 cách điều trị động kinh mới nhất hiện nay!

Muốn điều trị động kinh có hiệu quả cần chú trọng kiểm soát cơn co giật để giảm thiểu các biến chứng mà chúng gây ra. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị động kinh khác nhau, mỗi cách sẽ có ưu nhược điểm riêng. Hi vọng 8 phương pháp dưới đây sẽ giúp ích cho những ai không may mắc phải căn bệnh này có thể lựa chọn cho mình một giải pháp phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.

Điều trị động kinh bằng thuốc tây

Thuốc chống động kinh là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Tùy vào dạng bệnh, tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe,… bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất. Theo số liệu thống kê, 70% người bệnh có thể kiểm soát cơn co giật hiệu quả nếu kiên trì sử dụng thuốc. Một số loại thuốc chống động kinh phổ biến thường được sử dụng: Depakine (sodium valproate), carbamazepine, lamotrigine, levetiracetam, topiramate,…

Bên cạnh những lợi ích mà thuốc chống động kinh mang lại thì chúng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, chẳng hạn như: mệt mỏi, chóng mặt, tăng cân, loãng xương, suy giảm trí nhớ, rối loạn lo âu, suy gan, suy thận, rụng tóc, trầm cảm,… Do vậy, để hạn chế tác dụng phụ của thuốc, người bệnh nên:

– Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều, ngưng bỏ thuốc.

– Thông báo với bác sĩ điều trị của bạn ngay lập tức nếu gặp bất cứ vấn đề gì bất thường khi sử dụng thuốc.

– Nếu có triệu chứng đau nửa đầu, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được lựa chọn loại thuốc phù hợp có thể giúp bạn kiểm soát cơn co giật và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.

 

Thuốc tây là lựa chọn đầu tay trong điều trị động kinh

Phẫu thuật não điều trị động kinh

Khi sử dụng thuốc không giúp người bệnh kiểm soát được cơn co giật, phẫu thuật não có thể là lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên phương pháp này không được áp dụng rộng rãi do chỉ phù hợp với một số trường cụ thể:

– Cơn co giật xuất phát từ một vùng não nhỏ đã được định vị chính xác.

– Khu vực não này không liên quan tới các chức năng quan trọng như lời nói, ngôn ngữ, chức năng vận động, tầm nhìn hoặc thính giác.

Đồng thời, phẫu thuật điều trị động kinh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: thay đổi khả năng tư duy, nhận thức của người bệnh,… Do đó trước khi phẫu thuật bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ và cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Kích thích dây thần kinh phế vị trong điều trị động kinh

Các bác sĩ sẽ cấy ghép một thiết bị tương tự máy tạo nhịp tim dưới da ngực để kích thích dây thần kinh phế vị ở cổ của bạn. Phương pháp này có thể giúp người bệnh giảm 20 – 40% cơn co giật. Hầu hết người bệnh vẫn phải dùng thuốc chống động kinh nhưng liều lượng thấp hơn và ít phải kết hợp nhiều thuốc. Tuy nhiên bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như: đau họng, khó thở, ho, khàn giọng,…

Điều trị động kinh bằng phương pháp kích thích não sâu

Các bác sĩ sẽ cấy các điện cực vào một phần của não bộ, điển hình như vùng đồi thị, và kết nối các điện cực này với một máy phát điện đặt dưới lớp da vùng ngực hoặc hộp sọ để gửi các xung điện đến não nhằm giảm cơn co giật.

Kích thích não sâu là phương pháp điều trị động kinh khá hiệu quả

Chế độ ăn ketogenic giúp điều trị động kinh

Một số trẻ bị bệnh động kinh có thể giảm cơn co giật bằng cách thực hiện một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt với hàm lượng chất béo cao và giảm thiểu dung nạp carbohydrate. Điều này sẽ khiến cơ thể buộc phải phá vỡ chất béo để tạo năng lượng thay vì carbohydrate như thông thường. Quá trình này sẽ sản sinh chất xeton, có khả năng ngăn chặn các cơn co giật, động kinh. Đây được gọi là phương pháp ăn kiêng ketogenic.

Theo số liệu thống kê có tới nửa số trẻ đã giảm hơn 50% cơn động kinh và 20 – 30% trẻ giảm tới 90% cơn co giật khi áp dụng chế độ ăn này. Tuy nhiên, đây là một phương pháp khá phức tạp, cần được theo dõi bởi các nhân viên Y tế và trẻ cũng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe như: Mất nước, táo bón, tăng trưởng chậm, tăng nồng độ axit uric gây sỏi thận,…

Điều trị động kinh bằng các thảo dược tự nhiên

Mặc dù có rất nhiều phương pháp điều trị động kinh nhưng không ai có thể phủ nhận vai trò của các thảo dược truyền thống trong trị bệnh. Trong đó các y bác sĩ đặc biệt quan tâm chú ý tới vị thuốc Câu đằng.

Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng, hoạt chất Rhynchophylin chiết xuất từ thảo dược Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh, điều hòa hoạt động của các kênh ion (natria, canxi,…) giúp ổn định điện thế màng. Ngoài ra, thảo dược này còn có khả năng thúc đẩy não bộ tăng sinh GABA, giúp giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, bảo vệ tế bào thần kinh, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của cơn co giật lên não bộ. Trên thực tế đã có nhiều người bị bệnh động kinh nhờ sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thảo dược Câu đằng như cốm Egaruta kết hợp cùng thuốc chống động kinh, đã cải thiện rất tốt. Cùng lắng nghe chia sẻ của một trong số họ qua đoạn video dưới đây:

Kinh nghiệm điều trị co giật động kinh cho con của chị Hương – TP Huế

Có thể bạn quan tâm:

Triệu chứng bệnh động kinh: Hiểu rõ để trị đúng cách!

Cốm Egaruta – Sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát giảm co giật, động kinh hiệu quả

Một số phương pháp điều trị động kinh tiềm năng trong tương lai

Hiện nay các nhà khoa học đang nghiên cứu thêm nhiều phương pháp mới để điều trị động kinh, trong đó có 2 liệu pháp được đánh giá cao, đó là:

Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu

Từ hình ảnh MRI, bác sĩ có thể xác định vùng não bộ khởi phát cơn co giật, sau đó dùng năng lượng laze để phá hủy vùng não bộ này. Phương pháp này hứa hẹn có thể giúp giảm cơn co giật hiệu quả, đồng thời ít rủi ro hơn so với phẫu thuật mở não truyền thống.

Kích thích thần kinh từ bên ngoài

Tương tự như phương pháp kích thích dây thần kinh phế vị, phương pháp này cũng sẽ kích thích các dây thần kinh để giảm tần suất cơn co giật. Tuy nhiên điểm khác biệt đó là thiết bị này sẽ được đeo bên ngoài mà không cần phẫu thuật cấy ghép vào trong não.

Động kinh là một bệnh mạn tính và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Với 8 phương pháp điều trị động kinh trong vài viết trên, hi vọng các bạn độc giả đã có thể lựa chọn cho chính mình và người thân phương pháp trị bệnh hiệu quả nhất.

 Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số 0988.024.366, các chuyên gia luôn sẵn lòng tư vấn giúp bạn. 

Tác giả: DS. Cao Thủy

 

Ngày đăng: 15/06/2019 | Cập nhật cuối: 09/07/2019


Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/epilepsy/diagnosis-treatment/drc-20350098

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Động kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Động kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

Động kinh

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

 “Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?” chắc hẳn là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh…

Viết bình luận

loading
XCBS EGR ĐK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày