Điểm danh 9 thuốc điều trị rối loạn tic phổ biến nhất hiện nay!

Điểm danh 9 thuốc điều trị rối loạn tic phổ biến nhất hiện nay!

Tic là một rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhỏ với các biểu hiện đặc trưng như nháy mắt, chun mũi, nhún vai, ho hắng giọng, tặc lưỡi…. Hiện nay, việc điều trị bằng thuốc có thể giúp trẻ nhanh chóng cải thiện triệu chứng nhưng hiệu quả chỉ mang tính chất tạm thời, chưa kể đến các tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp phải. Vậy hãy dành ít phút tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về 9 loại thuốc trị rối loạn tic phổ biến nhất hiện nay.

9 loại thuốc điều trị rối loạn tic cho trẻ nhỏ

Các thuốc điều trị rối loạn tic chủ yếu thuộc nhóm chống loạn thần. Chúng có tác dụng điều chỉnh nồng độ Dopamine trong não bằng cách ngăn chặn hoạt động của các thụ thể Dopamine, chủ yếu là thụ thể D2. Các thuốc này được chia thành thành 3 thế hệ dựa trên thời điểm ra đời, công dụng cũng như tác dụng phụ của từng thuốc.

Thuốc chống loạn thần thế hệ đầu tiên

Haloperidol

Haloperidol là thuốc đầu tiên được sử dụng để điều trị rối loạn tic, nhưng hiện nay ít được kê đơn vì gây ra nhiều tác dụng phụ như: rối loạn giấc ngủ, đau đầu, bồn chồn, lo âu, co cứng cơ khớp, run rẩy,… Để hạn chế những tác dụng không mong muốn này, bác sĩ sẽ kê đơn và theo dõi điều trị ban đầu ở mức liều thấp nhất cho trẻ.

Haloperidol là thuốc đầu tiên được sử dụng trong điều trị rối loạn tic

Pimozide

Pimozide được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu từ sớm bởi đã có nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc đáp ứng tốt với nhiều trẻ rối loạn tic và ít gây tác dụng phụ trên hệ thần kinh. Tuy nhiên, Pimozide lại có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim như nhịp tim nhanh hoặc không đều,… Bởi vậy, hiện nay Pimozide cũng không phải lựa chọn ưu tiên hàng đầu.

Thuốc chống loạn thần thế hệ thứ hai

Risperidone

Risperidone giúp trẻ rối loạn tic kiểm soát hiệu quả biểu hiện nháy mắt, chun mũi, nhún vai, giật cơ cổ, ho hắng giọng, tặc lưỡi,… và là thuốc được sử dụng nhiều nhất trong nhóm thuốc chống loạn thần thế hệ 2. Mặc dù ít gây tác dụng phụ trên hệ thần kinh, nhưng Risperidone có thể gây rối loạn chuyển hóa glucose, lipid dẫn đến tăng cân quá mức, huyết áp cao, tiểu đường và ảnh hưởng đến chức năng gan của trẻ.

Olanzapine

So với Risperidone thì Olanzapine ít được sử dụng hơn do chưa có nhiều bằng chứng nghiên cứu về hiệu quả và mức độ an toàn. Olanzapine thường được chỉ định điều trị cho trẻ rối loạn tic từ 7 tuổi trở lên trong khoảng 2 tháng. Một số tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp phải là: tăng cân, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, trí nhớ kém, đau dạ dày, táo bón,…

Sulpiride

Sulpiride chỉ được sử dụng cho trẻ từ 14 tuổi trở lên do có thể gây nhiều tác dụng ảnh hưởng đến sức khỏe như vàng da, vàng mắt, choáng váng, dễ bị bầm tím, viêm gan, kích động, ngất, hôn mê, nhạy cảm với ánh sáng,… Nếu trẻ có những biểu hiệu như phát ban, thở khò khè, đau ngực, đồ mồ hôi, cứng cơ, nhịp tim nhanh,… thì bạn nên ngưng dùng thuốc và thông báo với ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Thuốc chống loạn thần thế hệ thứ ba

Aripiprazole

Aripiprazole là thuốc chống loạn thần thế hệ 3 có khả năng tác động trực tiếp tới các thụ thể Dopamine giúp cân bằng nồng độ Dopamine trong não bộ, nhờ đó cải thiện hiệu quả biểu hiện tic ở trẻ. Ưu điểm của Aripiprazole là ít gây tăng cân hay ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh, tim mạch. Những tác dụng phụ của thuốc này thường nhẹ và chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, bao gồm mất ngủ, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, bồn chồn, khó chịu,…

Aripiprazole là thuốc chống loạn thần điều trị rối loạn tic thế hệ 3

Nếu con bạn mắc chứng rối loạn tic và đang dùng thuốc tây điều trị, hãy gọi điện thoại đến số 0988.024.366, các chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn cách dùng thuốc hiệu quả và những giải pháp kết hợp để con mau chóng cải thiện bệnh. 

Một số loại thuốc điều trị rối loạn tic khác

Tetrabenazine

Nhờ khả năng làm giảm nồng độ Dopamine trong não bộ, Tetrabenazine giúp trẻ rối loạn tic kiểm soát tốt hành vi, giảm bớt biểu hiện nháy mắt, chun mũi, nhún vai,… Tuy nhiên, Tetrabenazine có thể gây tác dụng phụ mệt mỏi, buồn nôn, mất ngủ và làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm hoặc nảy sinh ý nghĩ tự tử ở trẻ, bởi vậy phụ huynh cần thật sự cẩn trọng khi cho trẻ sử dụng.

Clonidine

Clonidine có thể tác động đến các thụ thể adrenalin trong não bộ giúp cải thiện đồng thời cả chứng rối loạn tic và tăng động giảm chú ý ở trẻ. Nhiều năm trở lại đây, Clonidine đã được sử dụng ngày càng phổ biến do ít gây tác dụng phụ cho trẻ hơn so với các thuốc chống loạn thần. Tuy  nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc không đáp ứng tốt với người lớn bị rối loạn tic. Một số tác dụng phụ mà trẻ có thể gặp phải khi sử dụng Clonidine bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, nhức đầu, trầm cảm,… Khi đang sử dụng mà muốn ngưng thì phải giảm liều từ từ, không nên ngừng đột ngột bởi có thể gây tăng huyết áp quá mức, rất nguy hiểm.

Topiramate

Topiramate là thuốc thường được sử dụng chủ yếu trong điều trị co giật, động kinh hay chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên một nghiên cứu lâm sàng gần đây cho thấy, thuốc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng rối loạn tic hiệu quả. Topiramate có thể được chỉ định đơn độc hoặc kết hợp cùng các thuốc chống rối loạn tic khác. Trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ như dị ứng, ngứa ran, giảm cân, trầm cảm,…

Làm sao để sử dụng thuốc trị rối loạn tic hiệu quả nhất?

Để việc sử dụng thuốc điều trị rối loạn tic đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

– Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều hoặc thay đổi thuốc, nhất là giai đoạn đầu khi bác sĩ đang dò liều điều trị cho trẻ.

– Không ngưng thuốc đột ngột, trừ trường hợp trẻ gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như dị ứng, trầm cảm, tăng huyết áp, nảy sinh ý nghĩ tự tử,…

– Theo dõi và ghi chép những cải thiện tích cực của trẻ, đồng thời thông báo ngay với bác sĩ nếu trẻ có bất cứ biểu hiện nghi ngờ tác dụng phụ của thuốc để được tư vấn, xử trí kịp thời.

Cha mẹ tuân thủ cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Cốm Egaruta – Giải pháp thảo dược hàng đầu cho trẻ rối loạn tic

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị rối loạn tic, các chuyên gia khuyến khích phụ huynh kết hợp sử dụng cốm thảo dược Egaruta. Nhờ tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não và gián tiếp làm giảm nồng độ Dopamine, cốm Egaruta giúp trẻ nhanh chóng cải thiện hiệu quả các biểu hiện tic như nháy mắt, chun mũi, nhún vai, giật cơ cổ, ho hắng giọng,… Ngoài ra, trong sản phẩm còn chứa các dưỡng chất bổ não như Taurine, Magie, GABA giúp nâng cao khả năng tập trung, cải thiện tư duy, ghi nhớ ở trẻ rất tốt.

Cốm Egaruta là sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, nên an toàn, lành tính, không gây bất cứ tác dụng phụ gì cho trẻ. Bởi vậy mà sản phẩm được nhiều chuyên gia và phụ huynh tin tưởng lựa chọn sử dụng. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Bưởi (Thái Thụy, Thái Bình) trong video sau để hiểu rõ hơn về những lợi ích tích cực mà cốm Egaruta mang lại cho trẻ rối loạn tic:

Bí kíp giúp trị rối loạn tic cho con hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Những câu chuyện có thật về hành trình tìm cách trị rối loạn tic cho con hiệu quả

8 nguyên tắc “vàng” khi lên thực đơn cho trẻ rối loạn tic

Với những thông tin trong bài viết trên, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có thể hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như tác dụng phụ của từng loại thuốc trị rối loạn tic, từ đó có những lựa chọn phù hợp, an toàn giúp trẻ sớm thoát khỏi chứng bệnh này.

Tác giả. Dược sĩ Cao Thủy

Ngày đăng: 02/11/2020


Nguồn tham khảo

https://www.tourettes-action.org.uk/70-medication.htmlbfffffffffffffff

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Bệnh thần kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Bệnh thần kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Bệnh thần kinh

Bị giật kinh phong phải làm sao? – 4 điều nên làm và cần tránh

Rất có thể một ngày nào đó bạn sẽ phải giúp đỡ một người vượt qua cơn co giật động kinh, hay còn gọi là…

Viết bình luận

loading
Bệnh thần kinh

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày