Động kinh nhược cơ: Dạng bệnh hiếm gặp và khó chữa!

Động kinh nhược cơ: Dạng bệnh hiếm gặp và khó chữa!

Động kinh nhược cơ xảy ra do sự rối loạn hoạt động điện bên trong não bộ, gây ảnh hưởng đến chức năng điều hành các nhóm cơ, khiến người bệnh gặp cơn mất trương lực đột ngột, khó có thể giữ được thăng bằng mà ngã, ngất,… và gặp nhiều tai nạn, chấn thương nghiêm trọng. Đây là một bệnh lý hiếm gặp, tỉ lệ chưa đến 1% trong các dạng động kinh và thường xuất hiện trong các hội chứng như Lennox – Gastaut hoặc Dravet. Hãy cùng tìm hiểu về chứng bệnh này tại bài viết sau nhé.

Triệu chứng nhận biết động kinh nhược cơ

Bình thường các nhóm cơ sẽ phối hợp với nhau để giúp chúng ta cử động linh hoạt, chính xác. Nhưng khi cơn động kinh nhược cơ xuất hiện thì chúng sẽ không còn sự kết hợp nhịp nhàng này nữa, người bệnh sẽ gặp một số biểu hiện điển hình như:

– Đột ngột cảm thấy không còn sức lực để điều khiển cơ tay, chân, cổ,…

– Bước đi khập khiễng và ngã xuống đất bất ngờ.

– Nếu đang ngồi, đầu có thể bị cúi gục về phía trước hoặc nằm đổ xuống nền.

– Mất ý thức trong một thời gian ngắn (Nhưng vẫn có trường hợp người bệnh còn ý thức)

– Mí mắt sụp xuống, đầu gục về phía trước đột ngột hoặc người đó có thể làm rơi đồ.

– Co giật cơ trong thời gian ngắn.

Cơn động kinh nhược cơ có thể kéo dài từ 15 giây đến vài phút. Sau cơn động kinh, người bệnh trở lại bình thường chỉ trong thời gian ngắn. Trong trường hợp cơn động kinh kéo dài trên 5 phút hoặc người bệnh bị bất tỉnh, khó thở, da tím tái,… cần sớm đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Bạn có thể theo dõi video sau để hiểu rõ hơn về những biểu hiện của bệnh động kinh nhược cơ:

Động kinh nhược cơ khiến người bệnh bị mất trương lực đột ngột

Nguyên nhân gây động kinh nhược cơ

Động kinh nhược cơ thường bắt đầu từ thời thơ ấu, có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Đa phần thường kết hợp với một dạng động kinh khác nữa, rất ít khi xảy ra riêng lẻ. Nguyên nhân có thể do gen di truyền, tổn thương não bộ sau phẫu thuật, u não, tai biến mạch máu não, nhiễm khuẩn nội sọ, sốt cao, mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh…, nhưng phần lớn là đều không rõ nguyên nhân.

Cách chẩn đoán động kinh nhược cơ

Với động kinh nhược cơ, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ rất khó có thể phát hiện nếu cơn xảy ra khi trẻ đang nằm hoặc ngồi. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan sát kĩ lưỡng những biểu hiện của trẻ để trao đổi với bác sĩ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thực hiện đo điện não đồ và một số xét nghiệm lâm sàng như chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI,… để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Bác sĩ chẩn đoán động kinh nhược cơ dựa trên biểu hiện bệnh và kết quả đo điện não, chụp CT, MRI

Các phương pháp điều trị động kinh nhược cơ

Thuốc tây

Thuốc là giải pháp bắt buộc trong điều trị động kinh nhược cơ, một số loại thuốc thường được sử dụng phổ biến bao gồm: Ethosuximide, Valproic acid (Depakine), lamotrigine (Lamictal), Clobazam (Onfi)…

Mặc dù thuốc có thể giúp người bệnh kiểm soát cơn hiệu quả nhưng khó tránh khỏi những tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, rối loạn cảm xúc, suy giảm chức năng gan, thận,… Bởi vậy, người bệnh cần tuân thủ sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi thuốc hoặc tăng, giảm liều.

Thảo dược tự nhiên

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, hoạt chất Rhynchophyline chiết xuất từ thảo dược Câu đằng không chỉ có tác dụng trấn kinh, an thần mà còn hỗ trợ gia tăng nồng độ GABA nội sinh, cân bằng hoạt động dẫn truyền, làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ cơn động kinh hiệu quả.

Hiện nay, Câu đằng đã được nghiên cứu, kết hợp với thảo dược An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não như GABA, Taurine, Magie, ứng dụng trong dòng sản phẩm với tên gọi Tpbvsk cốm Egaruta, tạo nên một công thức ưu việt, mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh. Không chỉ giúp kiểm soát cơn động kinh hiệu quả, cốm Egaruta còn giúp cải thiện tư duy, trí nhớ rất tốt.

Cốm Egaruta từ khi ra đời đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao, trong đó GS. TS Nguyễn Văn Chương cũng có những nhận định tích cực về lợi ích của sản phẩm:

Chuyên gia đánh giá lợi ích của cốm Egaruta với người bệnh động kinh

Phẫu thuật não

Với một số trường hợp người bệnh không đáp ứng tốt với thuốc, bác sĩ có thể xem xét thực hiện đặt thiết bị kích thích dây thần kinh phế vị hoặc phẫu thuật cắt bỏ một phần bán cầu não để ngăn ngừa cơn động kinh nhược cơ. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng kiểm soát tốt cơn sau phẫu thuật, chưa kể đến những ảnh hưởng  chức năng của não bộ, thậm chí là tử vong nếu phẫu thuật không thành công.

Mặc dù động kinh nhược cơ là dạng bệnh hiếm gặp, khó chữa nhưng nếu sớm phát hiện và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được cơn và sớm có một cuộc sống khỏe mạnh, ý nghĩa hơn.

 

Nếu có bất cứ điều gì thắc, vui lòng gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0988.024.366 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

 

DS:Cao Thủy

Ngày đăng: 23/03/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020


Nguồn tham khảo

https://www.verywellhealth.com/what-are-atonic-seizures-4584504

https://www.epilepsy.com/learn/types-seizures/atonic-seizures

 

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Động kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Động kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

Động kinh

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

 “Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?” chắc hẳn là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh…

Viết bình luận

loading
XCBS EGR ĐK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày