Thiếu máu sau sinh – Vấn đề thường gặp ở phụ nữ

Thiếu máu sau sinh – Vấn đề thường gặp ở phụ nữ

Thống kê cho thấy, khoảng 30% phụ nữ đều bị thiếu máu sau sinh, bệnh lý này nếu không khắc phục sớm sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến sức khỏe người mẹ bị suy giảm nặng nề. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh để có hướng điều trị và phòng ngừa hiệu quả.  

Dấu hiệu của thiếu máu sau sinh

Thiếu máu sau sinh là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố hemoglobin (Hb) trong máu, bệnh thường được chẩn đoán khi nồng độ Hb < 100 – 110g/L, nếu Hb < 80g/L là thiếu máu nặng.

Khi lượng hemoglobin quá thấp, khả năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng của máu kém, người bệnh sẽ có những dấu hiệu thiếu máu rất điển hình như:

– Thường xuyên thấy mệt mỏi, kiệt sức, chân tay rã rời.

– Thay đổi màu sắc da, da xanh xao, thiếu sức sống; niêm mạc nhợt nhạt.

– Hay bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng đầu óc hoặc ngất xỉu nếu thiếu máu nặng.

– Tim đập nhanh, tức ngực, khó thở, hay hụt hơi khi vận động.

– Giảm sức đề kháng, giảm ham muốn tình dục, hay mất tập trung, tâm trạng dễ thay đổi.

Hậu quả của thiếu máu sau sinh

Nếu không kịp thời điều trị, thiếu máu sau sinh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, dẫn đến những bệnh lý như suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, trầm cảm sau sinh,… Sức đề kháng giảm, nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng như viêm tiết niệu, viêm họng, cảm cúm,… cũng tăng lên và có thể lây nhiễm cho em bé.

Thiếu máu sau sinh còn làm giảm chất lượng và số lượng sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất của trẻ trong những tháng đầu đời.

Thiếu máu sau sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ

Nếu bạn cũng gặp phải các triệu chứng của thiếu máu sau sinh như mệt mỏi, da xanh xao, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên, hãy liên hệ đến số điện thoại/zalo: 0988.024.366 để được tư vấn giải pháp khắc phục.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu máu sau sinh

Thiếu sắt là yếu tố hàng đầu gây thiếu máu sau sinh, do nhu cầu sắt tăng lên trong giai đoạn mang thai để cung cấp cho thai nhi phát triển và sự mất máu trong quá trình người mẹ sinh nở. Sắt chính là thành phần cấu tạo hemoglobin của hồng cầu, bởi vậy khi bị thiếu hụt, cơ thể không thể sản xuất đủ hemoglobin và tế bào máu khỏe mạnh.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, ăn kiêng quá mức hoặc một số bệnh đường ruột làm giảm hấp thu, bệnh lý gây chảy máu như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng,… cũng là những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu sau sinh.

Phương pháp điều trị thiếu máu sau sinh

Điều trị thiếu máu sau sinh chủ yếu bao gồm bổ sung sắt và các sản phẩm bổ máu kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày. Cụ thể như sau:

Bổ sung sắt

Việc bổ sung sắt được chỉ định khi bị thiếu máu sau sinh do thiếu sắt, và lượng sắt cần bổ sung sẽ phụ thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh, thông thường là sử dụng sắt đường uống, nếu thiếu máu nặng có thể truyền sắt tĩnh mạch.

Hiện nay, nhiều người thường tự mua viên sắt để uống, tuy nhiên, điều này là không nên vì có thể dẫn dến bổ sung thừa hoặc thiếu. Do đó, trước khi bắt đầu sử dụng sắt, bạn nên làm xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng thiếu máu và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.

Bổ sung sắt điều trị thiếu máu sau sinh phải theo hướng dẫn của bác sỹ

Viên uống bổ máu từ thảo dược

Bên cạnh bổ sung sắt, những viên uống bổ máu có thành phần lành tính từ thảo dược cũng là một giải pháp an toàn để điều trị thiếu máu sau sinh. Hiện nay, bạn có thể tham khảo viên bổ máu Hồng Mạch Khang, một sản phẩm được rất nhiều chuyên gia, bác sỹ lựa chọn cho phụ nữ sau sinh và cho con bú.

Hồng Mạch Khang chứa bộ 3 thảo dược bổ máu đầu bảng là Đương quy, Xuyên tiêu và Ích trí nhân, có tác dụng kích thích quá trình tạo máu, thúc đẩy lưu thông máu, giúp hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn. Nhờ đó, cải thiện chất lượng, số lượng máu trong cơ thể; giảm biểu hiện mệt mỏi, da xanh xao, chán ăn, chóng mặt,… và nâng cao sức khỏe; tình trạng thiếu máu sau sinh sẽ nhanh được khắc phục.

Thực hiện lối sống khoa học

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bữa ăn nên đa dạng 4 nhóm chất (đạm, béo, đường, vitamin và khoáng chất), lựa chọn những thực phẩm bổ máu như thịt bò, gan động vật, rau lá màu xanh đậm, bí đỏ, trứng, hải sản,…

– Khi uống sắt nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, bắp cải, súp lơ, cam, chanh, xoài… để giúp hấp thu sắt tốt hơn.

– Uống nhiều nước, đảm bảo cơ thể nhận đủ tối thiểu 1.5 – 2 lít nước/ngày để ổn định thể tích máu tuần hoàn.

– Trước và sau khi uống sắt, không sử dụng trà xanh, cà phê, đồ uống chứa cồn… vì có thể làm giảm hấp thu sắt.

– Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, cố gắng ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày và giữ tinh thần thoải mái để nhanh hồi phục lại sức khỏe.

– Chia sẻ những công việc nhà như chăm sóc em bé, nấu nướng, dọn dẹp… với người thân trong gia đình để bản thân có thêm thời gian nghỉ ngơi.

– Cố gắng tập thể dục mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dưỡng sinh… để thúc đẩy lưu thông máu.

Phát hiện và điều trị sớm thiếu máu sau sinh sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe, giảm nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, bạn hãy chủ động theo dõi các dấu hiệu của cơ thể trong giai đoạn đặc biệt này để kịp thời có giải pháp chăm sóc sức khỏe hợp lý.

Tác giả: Dược sỹ Hồ Hà

Ngày đăng: 01/02/2021


Nguồn tham khảo

https://parenting.firstcry.com/articles/postpartum-anemia-symptomscauses-and-treatment/

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21710167

Bài viết liên quan

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Bệnh huyết áp

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Huyết áp thấp khiến cơ thể luôn trong trạng thái choáng váng, mệt mỏi và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho…

Người huyết áp thấp uống nước chanh được không? Giải đáp ngay

Bệnh huyết áp

Người huyết áp thấp uống nước chanh được không? Giải đáp ngay

Huyết áp thấp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của nhiều người.…

Tụt huyết áp nên làm gì? Bí quyết điều trị tụt huyết áp tại nhà

Bệnh huyết áp

Tụt huyết áp nên làm gì? Bí quyết điều trị tụt huyết áp tại nhà

Tụt huyết áp khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi thường xuyên, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc…

Viết bình luận

loading
Bệnh huyết áp

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày