Huyết áp cao – Thông tin bệnh không thể bỏ qua!

Huyết áp cao – Thông tin bệnh không thể bỏ qua!

Bạn có biết theo ước tính đến năm 2025, trên thế giới sẽ có khoảng 1,56 tỷ người bị huyết áp cao. Căn bệnh với những biến chứng luôn đến một cách âm thầm đã và đang trở thành mối nguy hại không nhỏ, đặc biệt là đối với người trung niên và cao tuổi.

Bài viết dưới đây sẽ cập nhật giúp bạn những thông tin mới nhất về căn bệnh này!

Huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao là tình trạng áp lực của máu tác động lên thành mạch tăng cao quá ngưỡng giới hạn cho phép. Trong đó, huyết áp được xác định bằng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu (đo được cao nhất lúc tim co bóp) và huyết áp tâm trương (chỉ số thấp nhất đo được khi tim nghỉ). Đơn vị đo của huyết áp là milimet thủy ngân (viết tắt: mmHg).

https://yace6g.by.files.1drv.com/y4miSwC29pP5nJbz32QJ3IuI3gohFB09cnqWhT444Y3TvLfGNW-K0D5xjrWPo3TEFrx2KXOwZgWhQt1GlFd1ke1vgFphfsLmDIY8JiPDXb5lH1IPX7CvJPz9A6ToLwBinkvbmeGSTFnxiXsn6XlWRXr45WaIshZe_BtzFPGQgEEZbaKShvXIwPNm2WEkQW00G7y-OA1TTlrybId5I9moCa3MA?width=2716&height=1810&cropmode=none

Huyết áp cao là mối đe dọa hàng đầu với người cao tuổi

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Để chẩn đoán bệnh chính xác nhất bạn cần được đo huyết áp bằng máy cơ hoặc máy điện tử. Trước đây, tiêu chuẩn để chẩn đoán huyết áp cao là khi huyết áp tâm thu và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 140/90mmHg. Tuy nhiên, Hội Tim mạch Mỹ đã điều chỉnh lại con số trên thành 130/80 mmHg vào năm 2017.

Dưới đây là bảng phân độ tăng huyết áp theo JNC7 (Ủy ban liên hợp quốc gia Hoa Kỳ lần 7) và Hội tim mạch Mỹ 2017:

Nguyên nhân huyết áp cao

90% trường hợp huyết áp cao không tìm ra nguyên nhân (huyết áp cao nguyên phát). Một số yếu tố nguy cơ có thể liên quan đến tình trạng này đó là:

  • Tuổi tác: Nguy cơ bị huyết áp cao có xu hướng tăng lên khi về già, đặc biệt là người trên 60 tuổi.
  • Thừa cân: Người trẻ bị béo phì sẽ có nguy cơ tăng huyết áp từ rất sớm.
  • Giới tính: Khi tuổi còn trẻ thì nam giới có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn nữ giới, nhưng về già thì nữ giới lại có nguy cơ cao hơn.
  • Lối sống: lười vận động, làm việc tĩnh tại, ăn nhiều muối, hút thuốc lá, uống rượu bia…
  • Tiền sử gia đình có người bị huyết áp cao.
  • Stress, căng thẳng kéo dài.

Huyết áp cao có thể là hậu quả của một số bệnh khác như bệnh thận, đái tháo đường, hội chứng Cushing, u tủy thượng thận, bệnh cường giáp, mang thai… Tình trạng này gọi là huyết áp cao thứ phát.

Triệu chứng huyết áp cao

Huyết áp cao mạn tính thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Trong cơn tăng huyết áp kịch phát (từ 180/110mmHg trở lên), người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Đau đầu dữ dội, bốc hỏa.
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
  • Mắt đỏ; mờ mắt đột ngột; nhìn đôi, nhìn ba.
  • Chảy máu cam, đi tiểu ra máu.
  • Tức ngực, khó thở.
  • Cảm nhận được mạch đập ở ngực, cổ.
  • Trống ngực.

Vậy khi lên cơn tăng huyết áp thì cần xử trí như thế nào? Hãy để GS.TS Phạm Gia Khải hướng dẫn bạn qua video dưới đây:

Video hướng dẫn cách xử trí tăng huyết áp của GS.TS Phạm Gia Khải.

Biến chứng của huyết áp cao

Huyết áp cao lâu ngày không điều trị sẽ âm thầm tàn phá sức khỏe trên hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Đáng chú ý nhất là các biến chứng sau:

  • Bệnh tim mạch: Hở van tim, suy tim, bệnh cơ tim phì đại, xơ vữa động mạch (bệnh mạch vành)…
  • Bệnh thận: Động mạch thận bị tổn thương dẫn đến suy thận, hoại tử thận, viêm thận…
  • Đột quỵ não: Áp lực mạch não tăng quá cao có thể dẫn tới đột quỵ.
  • Biến chứng mắt: Các mạch máu nuôi dưỡng mắt bị tổn thương có thể gây xuất huyết, làm giảm thị lực.

Cách chữa bệnh huyết áp cao

Điều trị huyết áp cao ngay từ giai đoạn sớm là điều cần thiết để ngăn chặn mọi hiểm họa từ căn bệnh này. Để đưa chỉ số huyết áp về mức an toàn, sử dụng thuốc và thay đổi lối sống là 2 giải pháp đang được áp dụng hiện nay.

Huyết áp cao uống gì?

Người bị huyết áp cao cần phải uống thuốc hạ áp lâu dài. Thông thường, bác sỹ sẽ kê đơn 1 loại thuốc ở liều thấp, nếu huyết áp vẫn chưa được kiểm soát tốt thì kết hợp thuốc là điều cần thiết. Một số nhóm thuốc hạ áp thông dụng là:

  • Thuốc ức chế men chuyển, chẹn thụ thể Angiotensin: giúp giãn mạch, hạ huyết áp.
  • Thuốc chẹn beta: làm giảm nhịp tim, giảm nhu cầu oxy của cơ tim và hạ áp.
  • Thuốc chẹn kênh canxi: giúp giãn mạch, giảm lực co bóp cơ tim.
  • Thuốc lợi tiểu: để đào thải bớt dịch dư thừa, giảm áp lực lên thành mạch.

Những năm gần đây, việc sử thuốc kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ điều trị tăng huyết áp đang được rất nhiều bác sỹ ưu tiên cho bệnh nhân huyết áp cao, đặc biệt là khi sử dụng một thuốc hạ áp nhưng không hiệu quả. Đáng chú ý là sản phẩm có chứa thảo dược Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá với tác dụng thư giãn mạch máu, tăng sức bền thành mạch và giảm lực co bóp cơ tim; đây là giải pháp kết hợp tối ưu để phòng ngừa mọi biến chứng do huyết áp cao gây ra.

Xem thêm: Thông tin về sản phẩm hạ áp chứa Bồ hoàng, Sơn tra, Hoàng bá

Người bệnh huyết áp cao có thể hay phải dùng nhiều loại thuốc phối hợp

Người bệnh huyết áp cao có thể hay phải dùng nhiều loại thuốc phối hợp

Bạn bị huyết áp cao và đang tìm kiếm giải pháp kiểm soát huyết áp hiệu quả, hãy liên hệ ngay đến số điện thoại – zalo 0988.024.366 để được tư vấn hỗ trợ.

Thay đổi lối sống

Huyết áp cao nên ăn gì và luyện tập như thế nào là những băn khoăn hàng đầu của rất nhiều người bệnh. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích của chuyên gia Tim mạch dành cho bạn:

  • Thực hiện chế độ ăn DASH cho người bị tăng huyết áp: bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt còn nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, các loại đậu… Giảm sử dụng thực phẩm giàu chất béo, đồ chế biến sẵn, ăn ít hơn 6g muối/ngày…
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào; giảm sử dụng rượu, bia.
  • Rèn luyện thói quen luyện tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, thực hiện đều đặn hằng ngày. Các bài tập ưu tiên cho người mới bắt đầu là đi bộ, đạp xe, yoga, thiền, thái cực quyền… Người bệnh nên tăng dần cường độ tùy theo khả năng.
  • Quản lý stress: Bạn cần sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tham gia các hoạt động giải trí như xem phim, nghe nhạc nhẹ, thiền tịnh… để thư giãn đầu óc, tránh để căng thẳng kéo dài.

Như vậy, huyết áp cao có nguy hiểm hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức tuân thủ điều trị của người bệnh. Duy trì lối sống khoa học, sử dụng thuốc đều đặn chính là chìa khóa để quản lý huyết áp cao hiệu quả.

Ds.Lê Lương

Ngày đăng: 19/03/2019 | Cập nhật cuối: 11/06/2019


Nguồn tham khảo

https:// www.healthline.com/health/high-blood-pressure-hypertensio

Bài viết liên quan

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Bệnh huyết áp

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Huyết áp thấp khiến cơ thể luôn trong trạng thái choáng váng, mệt mỏi và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho…

Người huyết áp thấp uống nước chanh được không? Giải đáp ngay

Bệnh huyết áp

Người huyết áp thấp uống nước chanh được không? Giải đáp ngay

Huyết áp thấp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của nhiều người.…

Tụt huyết áp nên làm gì? Bí quyết điều trị tụt huyết áp tại nhà

Bệnh huyết áp

Tụt huyết áp nên làm gì? Bí quyết điều trị tụt huyết áp tại nhà

Tụt huyết áp khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi thường xuyên, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc…

Viết bình luận

loading
Bệnh huyết áp

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày