Cái tên cận thị có lẽ đã không còn xa lạ gì đối với hầu hết mọi người, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tất cả các vấn đề xoay quanh cận thị như: nguyên nhân gây bệnh là gì? Triệu chứng ra sao? Phương pháp trị nào hiệu quả nhất?… Nếu bạn cũng đang thuộc hoàn cảnh này, hãy đọc ngay những thông tin sau đây.
Tóm tắt bài viết
Định nghĩa về cận thị
Cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất ở mắt, xuất hiện khi cấu trúc của một số bộ phận trong mắt (giác mạc, thủy tinh thể, trục nhãn cầu) bị thay đổi, khiến ánh sáng tập trung ở vùng trước võng mạc và hậu quả là người bệnh sẽ bị giảm thị lực khi nhìn xa.
Triệu chứng điển hình của bệnh cận thị
Nhìn sự vật ở xa bị mờ trong khi nhìn gần, đọc chữ trên sách báo, điện thoại, máy tính vẫn rõ là triệu chứng điển hình nhất của cận thị. Ngoài ra, tùy độ cận, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như:
- Thấy hình ảnh bị nhòe, không rõ đường phân cách giữa các vật thể
- Khi nheo mắt có thể nhìn rõ hơn
- Nhức mỏi mắt khi nhìn các vật thể ở xa hay trong môi trường thiếu sáng
- Cay mắt, khô mắt, dễ chảy nước mắt
- Đau nhức đầu
Nhìn xa mờ, gần rõ là triệu chứng đặc trưng của cận thị
Nguyên nhân gây cận thị
Cận thị xảy ra thường do cấu trúc của giác mạc, thủy tinh thể, trục nhãn cầu sai khác so với bình thường. Cụ thể là khi giác mạc quá cong, thủy tinh thể quá phồng hay trục nhãn cầu quá dài sẽ khiến các tia sáng hội tụ lên vùng phía trước võng mạc và hậu quả là khiến hình ảnh bị mờ nhòe.
Ngoài ra, nếu bạn thuộc các đối tượng dưới đây, bạn sẽ có nguy cơ mắc cận thị cao hơn nhiều so với người khác.
- Có người thân, đặc biệt là bố mẹ mắc cận thị
- Nhìn mọi vật (sách vở, bảng, máy tính, điện thoại,…) ở khoảng cách quá gần trong thời gian dài
- Sử dụng máy tính, điện thoại, xem tivi trong thời gian quá dài
- Làm việc, học hành trong điều kiện ánh sáng yếu, chập chờn
- Thói quen ít vận động, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài
Các phương pháp điều trị cận thị
Hiện nay, đeo kính gọng chỉnh khúc xạ là chỉ định đầu tay cho tất cả các trường hợp mắc cận thị. Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tính chất công việc, điều kiện kinh tế của từng người, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp khác như: đeo kính áp tròng, kính cứng định hình giác mạc, phẫu thuật giác mạc, phẫu thuật thay thủy tinh thể.
Kính phân kỳ điều trị cận thị
Để giúp khôi phục tầm nhìn xa, người bệnh sẽ cần đeo một thấu kính phân kỳ được thiết kế dưới dạng kính gọng hoặc kính áp tròng. Thấu kính này có tác dụng hướng các tia sáng tập trung đúng lên võng mạc, nhờ vậy giúp mắt nhìn rõ những vật ở xa.
Kính gọng | Kính áp tròng |
– Thấu kính cứng lắp gọng để đeo trước mắt
– Sử dụng dễ dàng – Giá thấp – Ít gây nguy hiểm khi đeo – Không đảm bảo tính thẩm mỹ |
– Thấu kính mềm, đặt áp vào ngay phía trước giác mạc mắt
– Đảm bảo tính thẩm mỹ phù hợp với người không thể đeo kính gọng (làm diễn viên, người mẫu, vận động viên,…) – Khó sử dụng – Giá cao – Dễ gây nhiễm khuẩn mắt, tổn thương giác mạc |
Kính cứng định hình giác mạc
Đây là một thấu kính cứng, được đeo áp vào sát giác mạc khi ngủ để làm thay đổi hình dạng của giác mạc tạm thời. Vào buổi sáng khi tháo kính ra, người bệnh sẽ có thể nhìn rõ trong cả ngày. Kính định hình giác mạc rất tiện lợi và dễ sử dụng, tuy nhiên chi phí khá cao và cũng có nguy cơ gây tổn thương giác mạc nếu không vệ sinh sạch sẽ.
Phẫu thuật điều trị cận thị
Phẫu thuật điều trị cận thị sẽ được áp dụng khi người bệnh từ 18 tuổi trở lên, sức khỏe tốt, độ cận ổn định (không thay đổi trong vòng 6 tháng) và không muốn sử dụng kính nữa. Tùy tình trạng bệnh, điều kiện kinh tế, người bệnh có thể lựa chọn một trong các phương pháp phẫu thuật như: Relex Smile, LASIK, PRK, LASEK…
Dù cách tiến hành, lợi ích mang lại, chi phí có thể khác nhau, nhưng các phẫu thuật này đều có điểm chung là loại bỏ một số phần của giác mạc để giác mạc bớt cong hơn, qua đó giúp ánh sáng hội tụ đúng lên võng mạc.
Các phương pháp điều trị cận thị phổ biến
Hướng dẫn cách chữa cận thị tại nhà
Kính chỉ có tác dụng cải thiện thị lực tạm thời khi đeo, không thể ngăn ngừa tăng độ cận thị. Phẫu thuật thì có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như trầy xước giác mạc, rách giác mạc, khô mắt, chảy máu mắt,… Ở những người cao tuổi, sức khỏe yếu, mắc kết hợp nhiều bệnh mắt, không chăm sóc mắt tốt thì nguy cơ gặp phải các biến chứng này càng cao. Ngoài ra, sau phẫu thuật, mắt cũng sẽ yếu đi và hoàn toàn có thể tái cận hay mắc thêm nhiều bệnh mắt khác như: loạn thị, glocom, đục thủy tinh thể,…
Hiểu rõ những khó khăn này, ngành nhãn khoa hiện nay rất chú trọng đến việc chăm sóc mắt để ngăn ngừa tăng độ cận bằng giải pháp tự nhiên và chỉ phẫu thuật khi thật sự cần thiết. Để làm được điều này, người bệnh nên áp dụng các hướng dẫn dưới đây:
- Ăn nhiều thực phẩm bổ mắt: bí ngô, cà rốt, ớt chuông, súp lơ xanh, bí xanh, đu đủ, bơ, dâu tây, nho, cam, lựu, cá ngừ, cá hồi, cua, tôm, hạnh nhân, hạt vừng, đậu Hà Lan,…
- Sử dụng viên uống bổ mắt chứa các dưỡng chất thiết yếu (Alpha lipoic acid, Kẽm, Lutein, Zeaxanthin, Quercetin,…) để giúp tăng sức đề kháng cho mắt
- Tham gia các hoạt động ngoài trời, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sáng sớm nhiều hơn
- Không nhìn sát sách, vở, máy tính, bảng (cần nhìn cách xa tối thiểu 30cm)
- Cần sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: sau khoảng 60 phút làm việc nên nhắm mắt nghỉ khoảng 5 – 10 phút
- Tránh thức khuya quá 23 giờ
- Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá, cafein
- Tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trực tiếp về việc sử dụng thuốc chứa Atropin 0,01 %
Minh Nhãn Khang: Viên uống bổ mắt tốt cho người bệnh cận thị
Top 8 bài tập cho mắt luôn sáng khỏe ngăn ngừa mọi bệnh nhãn khoa
Cận thị đúng là bệnh rất dễ mắc phải, tuy nhiên nếu nắm rõ các đặc điểm của căn bệnh này, từ đó có chế độ chăm sóc mắt tốt, bạn hoàn toàn có thể gìn giữ được đôi mắt sáng khỏe.
Ngày đăng: 17/07/2019
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nearsightedness/symptoms-causes/syc-20375556