Bệnh glocom góc mở – Hướng dẫn điều trị để ngăn chặn nguy cơ mù lòa

Bệnh glocom góc mở – Hướng dẫn điều trị để ngăn chặn nguy cơ mù lòa

Trên thế giới hiện nay có tới hơn 70 triệu người đang đứng trước nguy cơ mù lòa vì mắc phải bệnh glocom, trong đó phổ biến nhất là bệnh glocom góc mở. Điều đáng lo ngại là bệnh thường không gây ra bất kì triệu chứng nào cho đến khi thị lực bị suy giảm nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để bảo vệ đôi mắt trước căn bệnh nguy hiểm này? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Hiểu đúng về bệnh glocom góc mở

Bệnh glocom góc mở là tình trạng nhãn áp tăng cao gây tổn thương dây thần kinh thị giác, làm suy giảm thị lực và có thể dẫn tới mù lòa. Trong bệnh lý này, góc thoát thủy dịch được tạo thành bởi giác mạc và mống mắt (tròng đen) vẫn mở, nhưng lưới trabecular (kênh thoát thủy dịch) bị tắc nghẽn một phần, khiến cho áp lực thủy dịch trong mắt dần dần tăng lên, gây chèn ép và làm tổn thương dây thần kinh thị giác. Quá trình này xảy ra chậm đến mức bạn có thể bị mất thị lực hoàn toàn trước khi bệnh được chẩn đoán.

Mắt bình thường – Mắt bị glocom góc mở

Nguyên nhân gây bệnh glocom góc mở

60% – 70% trường hợp glocom góc mở không xác định được nguyên nhân và được gọi là glôcôm góc mở nguyên phát. Một số nguyên nhân khác đã được xác định bao gồm di truyền, sẹo gây ra bởi chấn thương hoặc nhiễm trùng mắt, tắc ống do bong biểu mô mống mắt (Hội chứng phân tán sắc tố) hoặc các lắng đọng protein bất thường (Hội chứng giả bong bao)… gây tắc nghẽn đường lưu thông thủy dịch trong mắt.

Những ai dễ mắc phải bệnh glocom góc mở?

Nếu có càng nhiều yếu tố dưới đây, bạn càng có nguy cơ cao mắc bệnh glocom góc mở nguyên phát:

– Người cao tuổi (trên 60 tuổi).

– Tiền sử gia đình có người bị glocom.

– Người gốc châu Phi

– Mỏng giác mạc trung tâm

– Tăng huyết áp

– Đái tháo đường

– Thiếu máu hồng cầu hình liềm.

– Cận thị

– Sử dụng corticoid tại chỗ trong thời gian dài.

– Từng bị chấn thương mắt hoặc thực hiện phẫu thuật mắt.

Các triệu chứng của bệnh glocom góc mở

Bệnh glocom góc mở trong giai đoạn đầu thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Theo thời gian khi nhãn áp càng tăng lên, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:

– Giảm thị lực và mất thị lực ngoại vi (hình ảnh giống như nhìn qua đường hầm, chỉ rõ ở trung tâm và tối đen ở xung quanh).

– Giác mạc sưng hoặc phồng lên.

– Lòng trắng của mắt bị đỏ.

– Buồn nôn.

– Đồng tử giãn nở đến một kích thước trung bình không thay đổi khi tăng hoặc giảm ánh sáng.

Các triệu chứng này chủ yếu xuất hiện trong các trường hợp cấp tính của glocom góc đóng nhưng cũng có thể xuất hiện trong glocom góc mở. Hãy nhớ rằng, không có triệu chứng không có nghĩa là bạn không bị bệnh tăng nhãn áp.

Chẩn đoán bệnh glocom góc mở

Trên thực tế, có khoảng 25 – 50% người bệnh glocom góc mở có chỉ số nhãn áp đo được ở mức bình thường. Do đó, để xác định xem bạn có mắc bệnh hay không, ngoài đo nhãn áp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán khác như:

– Kiểm tra thị lực bằng biểu đồ mắt.

– Kiểm tra trường thị giác để xác định thị lực ngoại vi.

– Soi đáy mắt bằng thiết bị chuyên dụng để quan sát võng mạc và dây thần kinh thị giác.

– Siêu âm để đo độ dày của giác mạc.

– Chụp CT ổ mắt.

Điều trị glocom góc mở

Mục tiêu điều trị glocom góc mở là giảm áp suất chất lỏng bên trong mắt từ 20 – 50% hoặc thấp hơn nữa để hạn chế tối đa những tổn thương đến dây thần kinh thị giác. Các phương pháp thường được áp dụng là:

Sử dụng thuốc hạ nhãn áp

– Prostaglandin: giúp cải thiện sự thoát thủy dịch qua màng bồ đào; thuốc thường được dùng 1 lần vào ban đêm.

– Thuốc chẹn beta, chất ức chế anhydrase carbonic: giúp làm giảm sự bài tiết thủy dịch.

– Chất chủ vận alpha: có tác dụng co mạch cung cấp máu cho thể mi, giảm tiết thủy dịch và tăng hấp thụ thủy dịch.

– Chất chủ vận cholinergic: làm co rút cơ thể mi để thủy dịch thoát ra ngoài được dễ dàng hơn.

Sử dụng viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị glocom

Nguyên nhân gây mất thị lực ở người bệnh glocom góc mở là do dây thần kinh thị giác bị tổn thương dưới tác động của nhãn áp cao. Để hạn chế tình trạng này, ngoài việc dùng thuốc để hạ nhãn áp, người bệnh nên sử dụng thêm viên uống thảo dược chứa hoạt chống oxy hóa, chống thoái mạnh để bảo vệ dây thần kinh thị giác như Alpha lipoic acid, Lutein, Zeaxanthin… Một trong những viên uống bổ mắt chứa các thành phần này đã và đang được nhiều chuyên gia Nhãn khoa khuyến cáo người bệnh glocom góc mở nên sử dụng sớm đó chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của một người bệnh glocom góc mở đã điều trị bệnh thành công với viên uống này trong video dưới đây:

Kinh nghiệm điều trị glocom góc mở giúp mắt nhìn sáng rõ, sắc nét

 

Nếu bạn muốn được tư vấn chi tiết hơn về viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị glocom, vui lòng liên hệ tổng đài 0988.024.366 – zalo 0972.053.003.

Phẫu thuật

– Phẫu thuật tạo hình bằng laser chọn lọc (SLT): Tia laser được nhắm vào lưới trabecular để cải thiện hệ thống thoát thủy dịch nhằm hạ nhãn áp. Phương pháp này có thể làm giảm áp suất thủy dịch xuống từ 20 – 30% và thành công ở 80% người bệnh. Hiệu quả thường kéo dài từ 3 – 5 năm và có thể tái phát trở lại.

– Cắt bè củng giác mạc: Đây là một loại phẫu thuật tạo đường dẫn lưu mới cho thủy dịch bằng cách tạo lỗ rò tại củng mạc.

– Cắt bè củng mạc sâu: giúp thủy dịch thoát qua vùng bè được dễ dàng hơn để hạ nhãn áp.

– Quang đông thể mi: giúp giảm lượng thủy dịch tiết ra bằng cách làm teo thể mi.

Mặc dù bệnh glocom góc mở không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, hầu hết người bệnh đều có thể ngăn chặn những tổn thương do nhãn áp cao gây ra và tránh khỏi nguy cơ mù lòa.

Có thể bạn quan tâm:

Hơn 93% người bệnh hài lòng khi dùng viên bổ mắt Minh Nhãn Khang

Tác giả: Dược sĩ Lê Lương

Ngày đăng: 07/05/2021

Bài viết liên quan

Thiên đầu thống – Tổng hợp thông tin từ A – Z

Tăng nhãn áp

Thiên đầu thống – Tổng hợp thông tin từ A – Z

Thiên đầu thống (còn được gọi là cườm nước, tăng nhãn áp, glocom) là bệnh lý phổ biến ở mắt. Đáng lo là chứng bệnh…

Bệnh tăng nhãn áp và những giải pháp điều trị hiệu quả

Tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp và những giải pháp điều trị hiệu quả

Bệnh tăng nhãn áp (cườm nước, glaucoma, glocom) được ví như kẻ thù giấu mặt đối với thị lực bởi có thể gây mù lòa…

Bệnh glocom góc mở – Hướng dẫn điều trị để ngăn chặn nguy cơ mù lòa

Tăng nhãn áp

Bệnh glocom góc mở – Hướng dẫn điều trị để ngăn chặn nguy cơ mù lòa

Trên thế giới hiện nay có tới hơn 70 triệu người đang đứng trước nguy cơ mù lòa vì mắc phải bệnh glocom, trong đó…

Viết bình luận

loading
XCBS MNK

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày