Cận thị nặng là bao nhiêu độ? Giải pháp bảo vệ đôi mắt sáng

Cận thị nặng là bao nhiêu độ? Giải pháp bảo vệ đôi mắt sáng

Với cận thị nhẹ, chúng ta chỉ cần đeo kính là có thể cải thiện. Thế nhưng với cận thị nặng, dù đeo kính, đôi mắt vẫn sẽ có nhiều biểu hiện khó chịu và tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm, có thể gây mù lòa sớm. Vậy cận thị nặng là bao nhiêu độ, phải làm sao để bảo vệ mắt khi bị cận thị nặng? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Cận thị nặng là bao nhiêu độ?

Độ cận thị (Diop) thường được kí hiệu là “-D”. Dấu “–” là chỉ tật cận thị, giúp phân biệt với các tật khúc xạ khác. Ví dụ: -1D, -2D có nghĩa là bị cận thị 1 độ, 2 độ.

Số độ càng lớn thì cận thị càng nặng, cụ thể là:

– Cận thị nhẹ: độ cận dưới 3 độ.

– Cận thị trung bình: độ cận từ 3,25 đến 5 độ.

– Cận thị nặng: độ cận từ 5,25 đến 10 độ

– Cận thị nặng nghiêm trọng (cận thị cực đoan): độ cận trên 10 độ.

Cho đến nay chưa có giới hạn cho độ cận thị. Thực tế đã có một số người bị cận đến 20 độ hay 50 độ. Khi cận thị nặng hơn 50 độ, người bệnh được kết luận là mù và lúc này chỉ nhìn được vật ở cách mắt khoảng 2 cm.

Mức độ nguy hiểm của cận thị nặng

Cận thị nặng khiến người bệnh lúc nào cũng phải gắn liền với cặp kính. Điều này gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống, đồng thời gây tốn kém tiền bạc cho việc khám mắt và thay đổi kính liên tục.

Không chỉ vậy, cận thị nặng cũng làm tăng nguy cơ mắc thêm các bệnh mắt nguy hiểm, dễ gây mù lòa như đục dịch kính, glocom, đục thủy tinh thể, bong rách võng mạc, thoái hóa điểm vàng… lên gấp từ 2 đến 6 lần so với bình thường.

Bởi thế, người cận thị nặng cần cẩn trọng và đi khám ngay tại cơ sở y tế nếu thấy mắt xuất hiện thêm một số tình trạng bất thường như thấy ánh đèn nhấp nháy, chấm đen ruồi bay, bóng nước nổi, nhìn mờ một vùng của sự vật, đau hốc mắt…

Cận thị nặng là tác nhân thúc đẩy mù lòa sớm

Chăm sóc mắt đúng cách là chìa khóa để ngăn chặn cận thị tăng độ và bảo vệ mắt khỏi các biến chứng nguy hiểm. Liên hệ ngay tổng đài 0988.024.366 nếu bạn cần được tư vấn chi tiết bởi các chuyên gia nhãn khoa.

Cách điều trị cận thị nặng

Hiện nay cận thị nặng có thể được điều trị và ngăn chặn bằng thuốc hoặc phẫu thuật, bổ sung vi chất tùy theo tuổi tác, sức khỏe tổng thể và kinh tế của người bệnh.

Đeo kính chỉnh khúc xạ

Khi bị cận thị nặng, hình ảnh sẽ bị hội tụ phía trước võng mạc, do vậy người bệnh cần đeo thêm thấu kính phân kỳ để các tia sáng hội tụ ở xa hơn, chính xác hơn lên võng mạc. Hiện nay kính gọng vẫn là phổ biến nhất do dễ dùng, chi phí thấp, phù hợp với mọi độ tuổi.

Trong trường hợp không muốn đeo kính gọng, người bệnh có thể lựa chọn một số phương án khác như đeo kính áp tròng mềm hoặc kính áp tròng cứng định hình giác mạc. Hai loại kính này sẽ mang lại tính thẩm mỹ cao hơn, tuy nhiên giá thành cao, có nguy cơ gây tổn thương giác mạc nếu không sử dụng và vệ sinh đúng cách.

Thuốc trị cận thị nặng

Thuốc chứa Atropine 0.01% khi nhỏ vào mắt có thể ức chế sự dài ra của trục nhãn cầu, qua đó ngăn chặn quá trình tăng độ cận thị. Tuy nhiên, thuốc Atropine chỉ có tác dụng với người từ 6 đến dưới 18 tuổi vì lúc này trục nhãn cầu vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện.

Phẫu thuật điều trị cận thị

Nếu cận nhẹ từ 1 – 2 độ, công việc không phải phụ thuộc vào kính nhiều và không thấy bất tiện khi đeo kính thì không nhất thiết phải mổ. Nếu đã trên 18 tuổi, độ cận trong vòng 6 tháng không thay đổi quá 0,5 độ, giác mạc đủ độ dày thì người bệnh có thể thực hiện một số phẫu thuật như Lasik, Prk, Lasek, ReLex Smile… để cải thiện thị lực.

Ngoài ra, để hạn chế biến chứng xấu khi phẫu thuật, người bệnh cũng cần đáp ứng tiêu chí là không mắc một số bệnh toàn thân như tiểu đường, huyết áp cao… hoặc không trong giai đoạn mang thai hay cho con bú.

Phẫu thuật trị cận thị nặng chỉ áp dụng với người từ 18 tuổi trở lên

Phẫu thuật trị cận thị nặng chỉ áp dụng với người từ 18 tuổi trở lên

Viên uống bổ mắt ngăn chặn cận thị nặng

Theo nghiên cứu khoa học từ Hoa Kỳ và Hàn Quốc, Alpha lipoic acid và Palmatin (chiết xuất thảo dược Hoàng đằng) có khả năng chống oxy hóa, loại gốc tự do, kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, qua đó giúp bảo vệ cấu trúc thủy tinh thể, giác mạc và các bộ phận của mắt toàn diện. Điều này sẽ có ý nghĩa lớn trong việc phòng ngừa và ngăn cản cận thị tiến triển nặng hơn.

Chính vì vậy, chăm sóc mắt sớm bằng cách sử dụng những sản phẩm được tạo thành từ Alpha lipoic acid và thảo dược Hoàng đằng như Minh Nhãn Khang sẽ là giải pháp giúp bảo vệ mắt hữu hiệu khi bị cận thị. Thực vậy, đã có hàng triệu người cận thị nặng nhờ dùng Minh Nhãn Khang sớm mà đã cải thiện được thị lực, mắt giảm hẳn nhức mỏi, mờ nhòe, ví như trường hợp bạn H.T Xuân (Kiên Giang) trong video dưới đây:

Rất nhiều người bị cận thị nặng nghĩ đến việc phẫu thuật, tuy nhiên phẫu thuật nào cũng có rủi ro và biến chứng. Bởi vậy, nếu bạn đang bị cận thị, trước hết hãy bắt đầu với việc bổ sung dưỡng chất cho mắt để giúp tăng sức đề kháng tự nhiên cho mắt, từ đó gìn giữ thị lực hiệu quả và an toàn hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tổng hợp 10 thức ăn tốt nhất giúp ngăn cận thị nặng

Từ A-Z về Minh Nhãn Khang – giải pháp bảo vệ mắt cho người cận thị

Tác giả: Dược sĩ Trần Huyền

Ngày đăng: 18/02/2022


Nguồn tham khảo

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.go

Bài viết liên quan

Bệnh về mắt

Tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Hãy chữa sớm khi còn cơ hội

Tăng nhãn áp có nguy hiểm không, có gây mù lòa không là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều người khi không may…

Từ A-Z về hội chứng thị giác màn hình – Mỏi mắt kỹ thuật số

Bệnh về mắt

Từ A-Z về hội chứng thị giác màn hình – Mỏi mắt kỹ thuật số

Mỏi mắt, khô mắt, nhìn mờ nhòe... khi sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài chính là những dấu hiệu điển…

Bệnh về mắt

Cảnh báo 5 tác hại của điện thoại với mắt và cách phòng ngừa

Bạn sẽ cảm thấy nhức mỏi mắt khi sử dụng điện thoại quá nhiều, thế nhưng, tác hại của điện thoại với mắt không chỉ…

Viết bình luận

loading
Bệnh về mắt

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày