Glaucoma (glocom, tăng nhãn áp, cườm nước) được các chuyên gia nhãn khoa đánh giá là tên sát thủ cực kỳ nguy hiểm với thị lực. Hiểu rõ điều này nên ai cũng muốn biết nguyên nhân gây glaucoma là gì, những đối tượng nào dễ mắc bệnh để sớm có kế hoạch phòng ngừa từ sớm. Lời giải đáp sẽ có ngay trong nội dung sau đây.
Tóm tắt bài viết
Nguyên nhân gây bệnh glaucoma là gì?
Bệnh glaucoma là gì?
Để duy trì được hình dạng và chức năng bình thường, mắt cần có một áp suất (nhãn áp) nhất định, dao động khoảng 10 – 21 mmHg. Khi nhãn áp vượt quá 21 mmHg sẽ gây chèn ép, tổn thương hệ thống dây thần kinh thị giác, khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng đặc trưng là nhìn mờ, mất dần thị lực ngoại vi, đau nhức hốc mắt, sưng đỏ mắt, đau đầu, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh… Nếu không sớm ổn định lại nhãn áp, nguy cơ mù lòa vĩnh viễn của người bệnh sẽ rất cao.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh glaucoma
Nhãn áp được quyết định bởi lượng thủy dịch có trong mắt. Thủy dịch là tên gọi của phần chất lỏng được tạo thành từ thể mi, chảy qua phần trung gian giữa giác mạc và mống mắt, thực hiện trao đổi chất sau đó di chuyển qua góc thoát ở rìa giác mạc và xác nhập vào tĩnh mạch ngoài mắt.
Sản xuất và đào thải thủy dịch là 2 quá trình xảy ra song song với nhau, điều này giúp lượng thủy dịch trong mắt luôn duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo nhãn áp bình thường. Khi tuyến lệ liên tục tiết ra thủy dịch nhưng kênh đào thải lại bị hẹp, tắc sẽ gây ứ đọng thủy dịch trong mắt, khiến áp suất trong mắt tăng cao. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh glaucoma.
Tắc nghẽn góc thoát thủy dịch là nguyên nhân chính gây bệnh glaucoma
Một số nguyên nhân gây bệnh glaucoma hiếm gặp
Ngoài hẹp tắc góc thoát thủy dịch, bệnh glaucoma còn được cho là có thể phát sinh do lưu lượng máu qua mắt giảm sút hoặc sự tích tụ Beta-amyloid – một loại protein đặc biệt trong võng mạc.
Tuần hoàn máu trong mắt kém
Mạch máu đến nuôi dưỡng mắt bị tắc nghẽn sẽ khiến lượng máu qua võng mạc giảm sút. Khi đó, dù nhãn áp ở mức thường nhưng hệ thống dây thần kinh thị giác bị thiếu dưỡng chất, vẫn sẽ bị hủy hoại khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng, gây bệnh glaucoma.
Beta-amyloid tích tụ trong võng mạc
Theo nghiên cứu bởi các nhà khoa học Anh, sự tích tụ Beta-amyloid tại mô não và võng mạc mắt có thể gây tổn hại đến hệ thống thị giác, thúc đẩy sự hình thành và tiến triển bệnh glaucoma. Đây là nguyên nhân gây bệnh glaucoma rất hiếm gặp.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh glaucoma là gì?
Không ai biết được liệu mình có mắc phải glaucoma hay không, tuy nhiên nếu thuộc những đối tượng dưới đây, bạn nên đi khám mắt định kỳ vì bạn có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn những người khác.
- Từ 60 tuổi trở lên
- Cấu trúc giác mạc mỏng hơn bình thường
- Có người thân trong gia đình bị glaucoma hoặc có nhãn áp cao.
- Từng phẫu thuật hoặc bị chấn thương mắt
- Bị các bệnh mắt khác lâu năm như cận thị, viễn thị, lão thị, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào
- Dùng thuốc chứa corticoid nhỏ mắt kéo dài
- Mắc bệnh mạn tính có nguy cơ gây biến chứng xấu lên mắt như: tiểu đường, béo phì, huyết áp cao, xơ vữa động mạch vành, thiểu năng tuần hoàn não, tụt huyết áp, thiếu máu hồng cầu hình liềm…
- Thiếu hụt hóc môn estrogen ở phụ nữ sau khi cắt bỏ buồng trứng hoặc trong độ tuổi tiền mãn kinh
- Là người da đen, gốc châu Phi
Người già từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh glaucoma
Hướng dẫn cách phòng tránh glaucoma tại nhà
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học Nga và Hoa Kỳ đã tìm thấy một hoạt chất chống oxy hóa mạnh được cho là có thể giúp bảo vệ thị lực khỏi nguy cơ mù lòa khi mắc glaucoma, đó là Alpha lipoic acid.
Tính tới thời điểm hiện tại, Alpha lipoic acid là hoạt chất chống oxy hóa ưu việt nhất nhờ khả năng ngăn cản quá trình stress oxy hóa, bảo vệ sự bền vững của võng mạc và hệ thống dây thần kinh thị giác trước tác động của nhãn áp cao. Như vậy, chỉ bằng cách bổ sung đủ lượng Alpha lipoic acid hàng ngày, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện thị lực, phòng tránh glaucoma hiệu quả.
Hiện nay, chúng ta có thể tìm thấy Alpha lipoic acid trong một số loại thực phẩm như thịt bò, gan lợn, đậu hà lan, xà lách, cà chua, rau cải xoăn, súp lơ xanh… và một số viên uống bổ mắt tiêu biểu như Minh Nhãn Khang.
Ngoài bổ sung Alpha lipoic acid sớm, để chăm sóc mắt đạt kết quả tốt nhất, người bệnh glaucoma cũng nên áp dụng lối sống khoa học theo hướng dẫn dưới đây:
- Khám mắt thường xuyên theo định kỳ 3- 6 tháng/ lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Dùng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống ngay khi nhãn áp cao dù có thể bạn chưa nhận thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào.
- Tránh thức quá khuya, nên ngủ trước 11 giờ đêm.
- Rút ngắn thời gian sử dụng máy tính, điện thoại hoặc các thiết bị điện tử thông minh khác.
- Đeo kính chống tia UV khi ra trời nắng hay tiếp xúc với ánh sáng mạnh hoặc khi chơi thể thao để tránh chấn thương mắt.
- Nên uống đủ nước nhưng chú ý không uống quá nhiều nước một lúc để tránh tăng nhãn áp đột ngột.
- Hạn chế thực phẩm nhiều đường, chất béo bão hóa, muối; nên ăn nhiều rau quả có màu cam, vàng, đỏ như cà rốt, bí ngô, đậu xanh, đu đủ, cam, bưởi, chanh, dứa, dưa hấu…
Glaucoma có đặc điểm là âm thầm làm tổn hại thần kinh thị giác trong thời gian dài trước khi gây phát sinh các triệu chứng bất thường, do vậy, khi phát hiện ra thì bệnh thường đã ở giai đoạn trung bình, nặng, thị lực rất khó hồi phục. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn nắm rõ nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh glaucoma là gì, qua đó có kết hoạch theo dõi và chăm sóc mắt sớm để không phải đối mặt với tình trạng giảm thị lực hay mù lòa do căn bệnh này.
Glaucoma – 8 Dấu hiệu cảnh báo bệnh sớm cần nắm rõ
Minh Nhãn Khang – Giải pháp ngăn ngừa glaucoma tự nhiên cho mọi độ tuổi
Ngày đăng: 29/08/2019 | Cập nhật cuối: 13/09/2019
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/glaucoma/symptoms-causes/syc-