Tổng hợp 8 triệu chứng tăng nhãn áp giúp nhận biết và trị hiệu quả

Tổng hợp 8 triệu chứng tăng nhãn áp giúp nhận biết và trị hiệu quả

Tăng nhãn áp còn có nhiều tên gọi khác như cườm nước, glocom, thiên đầu thống,… từ lâu đã được đánh giá là kẻ thù số 1 của thị lực. Để hạn chế tối đa nguy cơ mù lòa, mọi người nên hiểu và nắm rõ các triệu chứng tăng nhãn áp điển hình để nhận biết sớm và ngăn chặn kịp thời.

Nhìn mờ ngoại vi hình ảnh

Khi mắc tăng nhãn áp, người bệnh sẽ thấy vùng ngoại vi (vùng rìa) của hình ảnh bị mờ, trong khi phần giữa vẫn rõ nét. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh luôn cảm thấy như đang nhìn sự vật qua một đường hầm. Triệu chứng này thường tiến triển âm thầm, vùng mờ sẽ lan rộng dần vào trong, nếu không chú ý sẽ rất khó phát hiện cho đến khi hình ảnh bị che khuất đáng kể.

Giảm thị lực ngoại vi là triệu chứng tăng nhãn áp đặc trưng

Thấy hào quang quanh bóng đèn

Sự tích tụ của thủy dịch trong mắt sẽ gây nhiễu xạ, tán xạ ánh sáng làm xuất hiện những vòng hào quang nhiều màu giống như cầu vồng quanh bóng đèn. Đây là triệu chứng gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Điển hình như khi tham gia giao thông vào buổi tối, những vòng hào quang quanh ánh đèn xe, ánh đèn đường sẽ hạn chế tầm nhìn của người bệnh và tai nạn là điều rất dễ xảy ra.

Thấy hào quang quanh bóng đèn là triệu chứng tăng nhãn áp thường gặp

Mắt đỏ, sưng đau

Triệu chứng tăng nhãn áp này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiễm khuẩn mắt như viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm kết mạc,… Nguyên nhân là do áp lực trong mắt quá cao, gây chèn ép các bộ phận của mắt khiến chúng bị căng tức, sưng đỏ và đau nhức.

Mắt đỏ, sưng đau cũng là triệu chứng tăng nhãn áp điển hình

Đồng tử mắt bị mờ đục

Lượng thủy dịch bị ứ trệ trong mắt sẽ gây phù nề đồng tử và giác mạc, do vậy, khi soi gương, người bệnh sẽ thấy mắt như có một lớp màng mờ đục che phủ.

Mắt chuyển màu đục mờ là triệu chứng tăng nhãn áp thường gặp

Đau đỉnh đầu

Triệu chứng này chính là nguyên nhân khiến tăng nhãn áp còn được gọi là thiên đầu thống (đau đỉnh đầu). Người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau đầu dữ dội thường xuyên, đặc biệt là về chiều tối.

Đau đầu dữ dội cũng là 1 trong 8 triệu chứng tăng nhãn áp điển hình

Mắt cứng giống hòn bi

Hãy thử tưởng tượng, một quả bóng bị bơm quá căng thì sẽ như thế nào. Sẽ rất cứng và gần như không thể ấn được đúng không? Đôi mắt của chúng ta cũng vậy, khi áp lực quá lớn sẽ khiến chúng trở nên căng cứng, sờ vào sẽ có cảm giác như hòn bi.

Mắt cứng như hòn bi là triệu chứng tăng nhãn áp khá dễ phát hiện

Dễ bị kích thích bởi ánh sáng, âm thanh mạnh

Áp lực trong mắt tăng cao không những gây tổn thương dây thần kinh thị giác mà còn làm tăng sự nhạy cảm của cơ thể đối với các yếu tố môi trường. Lâu dần có thể khiến người bệnh cảm thấy e sợ khi tiếp xúc với ánh sáng và tiếng động dù không quá mạnh.

Người bệnh tăng nhãn áp thường sợ ánh sáng, âm thanh mạnh

Buồn nôn, đau bụng          

Những cơn đau bụng, buồn nôn, nôn thường xuất hiện kèm theo cảm giác đau mắt, đau đầu. Nguyên nhân chưa thể lý giải rõ ràng nhưng đây cũng là triệu chứng rất thường gặp ở người bệnh tăng nhãn áp.

Khi mắc tăng nhãn áp, người bệnh sẽ thường xuyên bị đau bụng

Đọc đến đây có lẽ bạn đã nắm rõ những triệu chứng tăng nhãn áp thường gặp, từ đó chủ động phát hiện để bảo vệ thị lực tốt nhất khi không may mắc phải căn bệnh này.

Nếu cần hỗ trợ thêm về các giải pháp điều trị tăng nhãn áp hiệu quả hiện nay, bạn hãy gọi đến tổng đài của chúng tôi số 0988024366 để được tư vấn trực tiếp.

Xem thêm

Viên uống bổ mắt Minh Nhãn Khang – Giúp đôi mắt luôn sáng khỏe

Tác giả: DS. Trần Huyền

Ngày đăng: 20/06/2019 | Cập nhật cuối: 10/07/2019

Bài viết liên quan

Thiên đầu thống – Tổng hợp thông tin từ A – Z

Tăng nhãn áp

Thiên đầu thống – Tổng hợp thông tin từ A – Z

Thiên đầu thống (còn được gọi là cườm nước, tăng nhãn áp, glocom) là bệnh lý phổ biến ở mắt. Đáng lo là chứng bệnh…

Bệnh tăng nhãn áp và những giải pháp điều trị hiệu quả

Tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp và những giải pháp điều trị hiệu quả

Bệnh tăng nhãn áp (cườm nước, glaucoma, glocom) được ví như kẻ thù giấu mặt đối với thị lực bởi có thể gây mù lòa…

Bệnh glocom góc mở – Hướng dẫn điều trị để ngăn chặn nguy cơ mù lòa

Tăng nhãn áp

Bệnh glocom góc mở – Hướng dẫn điều trị để ngăn chặn nguy cơ mù lòa

Trên thế giới hiện nay có tới hơn 70 triệu người đang đứng trước nguy cơ mù lòa vì mắc phải bệnh glocom, trong đó…

Viết bình luận

loading
XCBS MNK

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày