Biểu hiện của tật khúc xạ là gì? – Hướng dẫn cách nhận biết chính xác

Biểu hiện của tật khúc xạ là gì? – Hướng dẫn cách nhận biết chính xác

Cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị là những tật khúc xạ gây suy giảm thị lực rất phổ biến hiện nay. Nhằm ngăn chặn, đồng thời hạn chế tối đa những rủi ro do căn bệnh này gây ra, việc nắm rõ các biểu hiện của tật khúc xạ để nhận biết và điều trị sớm là yếu tố then chốt.

Biểu hiện của tật khúc xạ chung

Tuy có những khác biệt nhất định nhưng các tật khúc xạ: cận thị, loạn thị, viễn thị, lão thị đều có chung một số biểu hiện đặc trưng dưới đây.

Nhìn hình ảnh mờ

Khi mắc tật khúc xạ, bạn sẽ thấy sự vật không còn rõ nét, thay vào đó là mờ ảo như có lớp sương mù che phủ phía trước.

Nhìn đôi, nhìn ba

Ánh sáng không hội tụ chính xác lên võng mạc mà hội tụ ở nhiều điểm khác nhau là nguyên nhân khiến người bệnh nhìn thấy sự vật như được nhân lên gấp 2, 3, thậm chí rất nhiều lần.

Nhìn đôi nhìn ba là một trong những biểu hiện của tật khúc xạ thường gặp

Thấy quầng sáng tròn như hào quang xung quanh bóng đèn

Đây là biểu hiện của tật khúc xạ rất dễ gặp phải và có thể gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt khi lái xe, di chuyển vào lúc chiều tối hay đi qua đường hầm.

Chói mắt, dễ kích ứng với ánh sáng

Trong nhiều trường hợp mắc tật khúc xạ, thủy tinh thể bị thay đổi cấu trúc, chức năng khiến ánh sáng xuyên qua mắt nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh cảm thấy chói, lóa mắt ngay cả khi ánh sáng không mạnh.

Nheo mắt thường xuyên

Mắt nheo lại sẽ khiến thủy tinh thể thay đổi độ cong, có thể giúp người mắc tật khúc xạ nhìn rõ hơn. Do vậy, nheo mắt đã trở thành phản xạ tự nhiên và thường xuyên gặp ở nhóm đối tượng này.

Nheo mắt là biểu hiện của tật khúc xạ rất dễ nhận biết

Nếu bạn đang gặp phải dù chỉ một trong các biểu hiện của tật khúc xạ, đừng chủ quan! Hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi số 0988.024.366 để được tư vấn giải pháp cải thiện thị lực, giúp mắt sáng khỏe và ngăn mù lòa hiệu quả. 

Nhức mỏi mắt

Khi mắc tật khúc xạ, thủy tinh thể phải tăng cường điều tiết, co giãn, cộng với hành động nheo mắt thường xuyên sẽ khiến người bệnh bị nhức mỏi mắt, đặc biệt là về cuối ngày.

Đau đầu

Nghe có vẻ không liên quan nhưng đau đầu cũng là một trong những biểu hiện của tật khúc xạ thường gặp. Những cơn đau đầu do tật khúc xạ thường nhẹ, sẽ giảm bớt khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc sau một giấc ngủ ngắn.

Mắt lác

Tật khúc xạ ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện, điều trị sớm sẽ tác động xấu đến sự phát triển của hệ thống thị giác, gây bệnh nhược thị với triệu chứng rất dễ nhận biết là mắt lác.

Biểu hiện của tật khúc xạ riêng

Bên cạnh những biểu hiện chung như trên, mỗi tật khúc xạ lại có những điểm riêng biệt rất dễ nhận biết, cụ thể như sau.

Cận thị

  • Người bệnh nhìn xa mờ trong khi nhìn gần vẫn rõ nét
  • Phổ biến ở người trẻ tuổi, học sinh và sinh viên là nhóm đối tượng có nguy cơ bị cận thị cao nhất

Nhìn xa rõ, gần mờ là biểu hiện của tật khúc xạ cận thị

Viễn thị

  • Người bệnh nhìn gần mờ, nhìn xa rõ
  • Thường gặp ở người từ 40 tuổi trở lên

Loạn thị

  • Mắt nhìn xa gần đều mờ, hình ảnh có thể bị méo mó
  • Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường đi kèm với cận thị, viễn thị

Lão thị

  • Mắt khó nhìn vật ở khoảng cách gần, tầm nhìn xa cũng có thể bị ảnh hưởng
  • Thường gặp ở người lớn tuổi

Các biểu hiện của tật khúc xạ thường không xảy ra rầm rộ, cũng không gây mất thị lực đột ngột. Tuy nhiên chúng lại là tiền đề của các bệnh nguy hiểm như: đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, glocom, khô mắt,… gây giảm thị lực nghiêm trọng và hoàn toàn có thể dẫn đến mù lòa. Do vậy, phòng ngừa và điều trị tật khúc xạ kịp thời là điều mà bất cứ ai cũng cần chú trọng.

Bạn có thể quan tâm:

Viên uống bổ mắt giúp ngăn ngừa tật khúc xạ cho mọi lứa tuổi

Tác giả: DS Trần Huyền

Ngày đăng: 29/06/2019


Nguồn tham khảo

https://nei.nih.gov/health/errors/errors

Refractive Error – Symptoms, Diagnosis and Treatments

Bài viết liên quan

Cận thị có nên đeo kính thường xuyên không? 3 sai lầm khi đeo kính

Tật khúc xạ

Cận thị có nên đeo kính thường xuyên không? 3 sai lầm khi đeo kính

Sau thời gian học tập, làm việc online kéo dài, tỷ lệ mắc cận thị tăng lên rất nhanh. Có lẽ đây là lý do…

Cận thị nặng là bao nhiêu độ? Giải pháp bảo vệ đôi mắt sáng

Tật khúc xạ

Cận thị nặng là bao nhiêu độ? Giải pháp bảo vệ đôi mắt sáng

Với cận thị nhẹ, chúng ta chỉ cần đeo kính là có thể cải thiện. Thế nhưng với cận thị nặng, dù đeo kính, đôi…

Viễn thị và lão thị có giống nhau không? – Cách phân biệt và điều trị đúng

Tật khúc xạ

Viễn thị và lão thị có giống nhau không? – Cách phân biệt và điều trị đúng

Rất nhiều người thường lầm tưởng viễn thị và lão thị giống nhau. Tuy nhiên thực tế đây là hai bệnh lý khác nhau. Vậy…

Viết bình luận

loading
XCBS MNK

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày