Mắt mờ chảy nước mắt đôi khi chỉ là do khô mắt hay các tật khúc xạ đơn giản như cận thị, loạn thị, viễn thị…, tuy nhiên đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh mắt nguy hiểm hơn, cần điều trị sớm để tránh mù lòa. Vậy những bệnh lý đó là gì? Làm sao để gìn giữ được đôi mắt sáng khỏe? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Tóm tắt bài viết
Mắt mờ – Dấu hiệu cảnh báo các bệnh về mắt nghiêm trọng
Mắt nhìn gần rõ xa mờ thì có thể do cận thị, nhìn xa rõ gần mờ thì có thể do viễn thị, lão thị. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên thấy mắt mờ dần dù nhìn xa hay gần, kèm theo chảy nước mắt thì cần đặc biệt lưu ý vì bạn có khả năng đang mắc phải các bệnh lý sau:
– Đục thủy tinh thể (cườm hạt, cườm khô): Thủy tinh thể là thấu kính hội tụ của mắt, một khi bị đục sẽ khiến mắt nhìn mờ như có màn sương chắn phía trước. Biểu hiện này khá giống với cận thị, tuy nhiên có điểm khác biệt là khi bị đục thủy tinh thể, độ kính sẽ tăng lên rất nhanh kèm theo chảy nước mắt, nhìn đôi, chói sáng, thấy đốm đen, chấm đen trước mắt, thấy hào quang quanh bóng đèn, thấy màu sắc của sự vật ngả sang vàng tối…
– Tăng nhãn áp (cườm nước, glocom): Mắt mờ bắt đầu từ vùng rìa của hình ảnh, lan dần vào trung tâm là dấu hiệu thường gặp khi mắc tăng nhãn áp. Nguyên nhân chủ yếu là do áp suất trong mắt lớn, gây chèn ép và làm tổn thương dây thần kinh thị giác ở đáy mắt. Ngoài nhìn mờ, người bệnh tăng nhãn áp còn có nhiều biểu hiện khác như đau nhức hốc mắt, căng đỏ mắt, chói mắt, chảy nước mắt, mắt cứng như hòn bi, đồng tử mờ…
– Thoái hóa điểm vàng (hoàng điểm): Đây là nguyên nhân gây mờ mắt, giảm thị lực hàng đầu ở người từ 60 tuổi trở lên. Không chỉ nhìn mờ, khi mắc thoái hóa điểm vàng, người bệnh cũng sẽ nhận thấy mảng tối ở trung tâm hình ảnh, thấy đường thẳng thành đường cong xiên, thấy sự vật nhỏ hơn, khó phân biệt màu sắc và khoảng cách, khó nhìn khi trời tối… Có 2 dạng thoái hóa điểm vàng trong đó dạng ướt là nguy hiểm hơn cả vì có thể dẫn đến mù lòa chỉ trong thời gian ngắn.
– Võng mạc tiểu đường: Ở người bệnh tiểu đường, nồng độ đường trong máu cao sẽ làm tổn thương các mạch máu toàn thân nói chung và các mạch máu dưới võng mạc nói riêng. Điều này sẽ khiến võng mạc bị thiếu chất dinh dưỡng, bị thoái hóa. Mặt khác, các mạch máu sau thời gian dài bị tổn thương cũng có thể nứt vỡ, gây bong rách võng mạc, xuất huyết trong mắt, đục dịch kính, qua đó làm giảm thị lực, khiến mắt mờ, xuất hiện các chấm đen, mảng tối, chớp sáng, đau nhức hốc mắt, chảy nước mắt… Theo ước tính, có đến 90% người bị tiểu đường type 1 và 60% người bị tiểu đường type 2 mắc phải bệnh lý về võng mạc sau 10 – 15 năm, trong đó có tới 50% bị mù lòa.
– Viêm màng bồ đào: Phản ứng viêm xảy ra ở màng bồ đào, đặc biệt là màng bồ đào sau sẽ khiến mắt mờ đi nhanh chóng, kèm theo cảm giác đau nhức, sưng cộm, chảy nước mắt, sợ ánh sáng… Nếu không trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển thành mạn tính, khiến thị lực tổn hại nghiêm trọng và là tiền đề dẫn đến đục dịch kính, bong rách võng mạc, viêm dây thần kinh thị giác…
– Khô mắt: Quá trình bài tiết nước mắt của tuyến lệ bị giảm sút hoặc nước mắt bốc hơi quá nhanh sẽ khiến mắt không được bảo vệ khỏi gió bụi, ánh nắng, ánh sáng mạnh, vi khuẩn…, khiến giác mạc bị tổn thương, gây tình trạng mờ mắt chảy nước mắt, đỏ cộm, khô rát mắt, nhức mỏi mắt, nặng mắt… Khô mắt là bệnh rất dễ gặp ở người lớn tuổi và những người sử dụng thiết bị điện tử nhiều hoặc thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, môi trường khô nóng.
– Nhược thị (lác mắt): Khi các cơ vận nhãn bị suy giảm chức năng, sẽ khiến mắt mờ, nếu để lâu sẽ khiến hệ thống thần kinh thị giác không phát triển hoàn chỉnh, làm mất thị lực ở một bên mắt. Nhược thị thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu được phát hiện và điều trị trước 10 tuổi, thị lực có thể hồi phục bình thường, ngược lại sẽ rất khó cải thiện.
Mắt mờ chảy nước mắt có thể do nhiều bệnh nguy hiểm gây ra nên cần đi khám sớm
Các nguyên nhân khác gây mắt mờ chảy nước mắt
Không chỉ các bệnh nhãn khoa mới khiến mắt mờ chảy nước mắt mà ngay cả một số trường hợp khác cũng có thể gây ra biểu hiện khó chịu này, cụ thể là:
– Đau nửa đầu: khi cơn đau nửa đầu xuất hiện, bạn có thể thấy nhìn mờ, đau nhức mắt, chói và chảy nước mắt khi nhìn ánh sáng, mất thị lực thoáng qua.
– Tác dụng phụ khi dùng thuốc tây: Một số loại thuốc nhỏ mắt hay thuốc uống có chứa các chất bảo quản có thể gây kích ứng mắt, khiến mắt mờ chảy nước mắt, sưng đỏ rất khó chịu. Lúc này bạn cần ngưng thuốc ngay và đi khám lại để bác sĩ đưa ra chỉ định phù hợp hơn.
– Mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố của phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể làm thay đổi hình dạng và độ dày của giác mạc, qua đó khiến mắt nhìn mờ, kèm theo dễ nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài như gió bụi, ánh sáng mạnh, gây cộm xốn, chảy nước mắt. Thông thường sau khi sinh, tình trạng này sẽ tự hết mà không cần điều trị.
Lối sống giúp phòng tránh mắt mờ chảy nước mắt tự nhiên
Hiện nay, tỷ lệ mắc các bệnh về mắt đang ngày càng tăng cao ở mọi độ tuổi, không chỉ khiến mắt mờ chảy nước mắt mà còn là mối đe dọa mù lòa bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, thay vì lo lắng, bạn nên chú ý chăm sóc mắt tốt hơn qua việc thay đổi lối sống hàng ngày theo hướng tích cực, cụ thể như sau.
– Đeo kính có khả năng chống tia UV để bảo vệ mắt trước tác hại từ ánh nắng, ánh sáng mạnh, ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử, khói bụi…
– Tăng cường các thực phẩm bổ mắt như rau củ quả có màu sắc sặc sỡ, trứng, hạt khô, cá biển, sữa tươi, sữa chua…
– Dùng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh mắt hàng ngày, giúp loại sạch bụi bặm, vi khuẩn ra khỏi mắt.
– Ngủ trước 11 giờ đêm và tối thiểu 6 – 8 giờ mỗi ngày.
– Không hút thuốc, hạn chế sử dụng rượu, bia hay các chất kích thích thần kinh khác.
– Khám mắt thường xuyên từ 3 – 6 tháng/lần, hoặc khi thấy bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào về mắt.
Đeo kính chống tia UV thường xuyên là cách đơn giản để tránh mắt mờ chảy nước mắt
Viên bổ mắt thảo dược – bí quyết loại bỏ mắt mờ chảy nước mắt tối ưu
Có cấu tạo phức tạp, lại không có lớp da che chắn nên mắt rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi quá trình lão hóa, môi trường ô nhiễm và lối sống thiếu khoa học. Bởi vậy, xu hướng mới được nhiều người lựa chọn hiện nay, đó là chăm sóc mắt bằng các sản phẩm bổ sung dưỡng chất chuyên biệt.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, bên cạnh các dưỡng chất cơ bản như Vitamin B12, Kẽm, Lutetin, Zeaxanthin…, mắt cần được bổ sung đủ nguồn chất chống oxy hóa mạnh để làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ thủy tinh thể, dịch kính, điểm vàng, võng mạc và dây thần kinh thị giác khỏi các yếu tố có hại. Hoạt chất chống oxy hóa được đánh giá là ưu việt hàng đầu hiện nay chính là Alpha lipoic acid (ALA). Với lợi thế thấm tốt vào mô nước, mô dầu và mô thần kinh, đồng thời phục hồi các chất chống oxy hóa nội sinh như Coenzym Q10, Glutathion, Alpha lipoic acid giúp tạo nên một hàng rào bảo vệ cấu trúc và chức năng mắt toàn diện không dưỡng chất nào sánh kịp.
Không những vậy, khi ALA được kết hợp cùng Quercetin và thảo dược Hoàng đằng – hai dưỡng chất vừa có tác dụng chống oxy hóa vừa chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả sẽ tạo thành công thức hoàn hảo giúp loại bỏ tình trạng mắt mờ chảy nước mắt để đôi mắt luôn sáng khỏe. Trên thị trường hiện tại chỉ có Minh Nhãn Khang là viên bổ mắt chứa công thức phối hợp này, giúp người bệnh có giải pháp tối ưu để bảo vệ thị lực, ngăn chặn đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, võng mạc tiểu đường, viêm màng bồ đào…. Hàng triệu người nhờ dùng Minh Nhãn Khang mà đã giảm hẳn mắt mờ chảy nước mắt, chói sáng, ruồi bay chỉ sau thời gian ngắn. Bạn hãy lắng nghe chia sẻ trực tiếp từ một số trường hợp điển hình ngay sau đây.
Bí quyết giúp Bà LT. Đạo (Hà Nội – 0365129997) lấy lại tầm nhìn sáng khỏe
Cô NT. Hồng (Tuyên Quang – 0963446870) đã hết hẳn mờ mắt chảy nước mắt
Bạn không thể biết, tình trạng mắt mờ chảy nước mắt mà mình gặp phải là do nguyên nhân gì. Do vậy, việc nắm rõ thông tin về tất cả những bệnh lý phổ biến gây ra biểu hiện này, từ đó đi khám sớm và có hướng chăm sóc mắt sớm chính là kim chỉ nam giúp gìn giữ đôi mắt luôn sáng khỏe và tinh tường.
Minh Nhãn Khang – thông tin từ A – Z cần nắm rõ trước khi sử dụng
Top 10 món ăn bổ mắt tốt nhất nên bổ sung sớm để mắt luôn sáng khỏe
Ngày đăng: 30/06/2020 | Cập nhật cuối: 26/08/2022
http://www.allaboutvision.com/conditions/blurry-vision.htm