6 loại thuốc nhỏ mắt trị khô mắt và lưu ý khi sử dụng

6 loại thuốc nhỏ mắt trị khô mắt và lưu ý khi sử dụng

Sử dụng thuốc nhỏ mắt trị khô mắt là phương pháp đơn giản giúp giải quyết nhanh chóng các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, dù là dạng dùng ngoài nhưng thuốc nhỏ mắt cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu sử dụng không đúng cách.

Hãy cùng tìm hiểu về các loại thuốc nhỏ mắt và hướng dẫn sử dụng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất, giảm thiểu nguy cơ gặp tác dụng phụ ngay tại đây.

Các nhóm thuốc nhỏ mắt trị khô mắt thông dụng

Nước mắt nhân tạo

Nước mắt nhân tạo có cấu trúc tương tự như nước mắt tự nhiên. Thành phần chính của nước mắt nhân tạo là các chất bôi trơn khó bay hơi như glycerin, polyethylene glycol và các vitamin, chất điện giải như kali, natri, vitamin B12, vitamin B6… để bảo vệ giác mạc.

Loại thuốc nhỏ mắt trị khô mắt này có tác dụng chính là bôi trơn nhãn cầu, giữ ẩm cho mắt; nhờ đó giúp làm giảm các triệu chứng khô mắt, ngứa rát, cộm xốn… do thiếu hụt nước mắt gây ra. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng nước mắt nhân tạo trong thời gian dài vì có thể ức chế quá trình sản xuất nước mắt tự nhiên của cơ thể.

Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý (natri clorua 0.9%) có tác dụng bù đắp lượng mắt bị thiếu hụt và giảm các triệu chứng khó chịu do khô mắt gây ra.

Ưu điểm của loại thuốc nhỏ mắt trị khô mắt này là không gây ra bất kì tác dụng phụ nào nên có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi (kể cả trẻ sơ sinh). Tuy nhiên, nước muối rất dễ bay hơi nên không thể duy trì được hiệu quả lâu dài.

Nước muối sinh lý – Thuốc nhỏ mắt trị khô mắt an toàn cho mọi lứa tuổi

Nước muối sinh lý – Thuốc nhỏ mắt trị khô mắt an toàn cho mọi lứa tuổi

Thuốc nhỏ mắt trị khô mắt chứa chất kháng sinh, chống viêm

Nếu người bệnh khô mắt có các dấu hiệu của nhiễm khuẩn như đau nhức, sưng đỏ, đổ ghèn… bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc nhỏ mắt trị khô mắt chứa chất kháng sinh, chống viêm.

Thành phần chính của các thuốc nhỏ mắt này là các chất kháng sinh như chloramphenicol, ciprofloxacin, tobramycin, moxifloxacin, tetracyclin… hoặc các chất chống viêm như prednisolon, dexamethasone, fluoromethason… Hiện nay trên thị trường đã có một số thuốc nhỏ mắt kết hợp cả 2 thành phần này.

Mặc dù thuốc nhỏ mắt kháng sinh, chống viêm có thể nhanh chóng loại bỏ các triệu chứng nhiễm trùng mắt nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… Vì vậy, người bệnh chỉ được dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt trị khô mắt chứa chất chống dị ứng

Với người bị khô mắt kèm theo các triệu chứng ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt… do dị ứng với phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật… thì sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa chất chống dị ứng nhóm kháng histamin là điều cần thiết để loại bỏ các triệu chứng này.

Một số thuốc nhỏ mắt trị khô mắt chứa chất chống dị ứng được dùng phổ biến hiện nay là antazolin, clorpheniramin, diphenhydramin, ketotifen, emadine…

Lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt trị khô mắt

Sử dụng thuốc nhỏ mắt trị khô mắt đúng cách sẽ giúp mắt hấp thu trọn vẹn dược chất và mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Vì vậy, bạn cần lưu ý:

– Rửa tay bằng xà phòng trước khi nhỏ mắt để tránh lây lan vi khuẩn.

– Khi nhỏ thuốc cần ngửa mặt lên trời, kéo nhẹ mi dưới, ấn giữ nhẹ vùng góc mắt trong khoảng 2 – 3 phút để lưu giữ thuốc nhỏ mắt được lâu hơn.

– Không được tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt trị khô mắt chứa chất kháng sinh, chống viêm, kháng histamin nếu chưa có đơn kê của bác sĩ.

Nếu bạn đã sử dụng thuốc nhỏ mắt trị khô mắt đúng cách nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0988.024.366 để được tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả nhất.

Viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị khô mắt hiệu quả sau 2 – 4 tuần

Sử dụng thuốc nhỏ mắt trị khô mắt chỉ là giải pháp giải quyết tạm thời triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Về lâu dài, để đảm bảo hiệu quả bền vững, người bệnh cần bổ sung viên uống hỗ trợ từ bên trong có khả năng tác động trực tiếp vào quá trình sản xuất và bài tiết nước mắt như Minh Nhãn Khang.

Với công thức thành phần chứa chất chống oxy hóa ưu việt Alpha lipoic acid có tác dụng bảo vệ cấu trúc và chức năng của tuyến lệ, giúp làm tăng lưu lượng nước mắt tự nhiên kết hợp cùng các dưỡng chất thiết yếu cho mắt như kẽm, vitamin B2 và kháng sinh từ thảo dược Hoàng đằng; Minh Nhãn Khang giúp loại bỏ nhanh chóng cảm giác khô rát, nhức mỏi và dự phòng nguy cơ nhiễm khuẩn do khô mắt gây ra.

Minh Nhãn Khang – Viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị khô mắt hiệu quả, an toàn

Minh Nhãn Khang – Viên uống thảo dược hỗ trợ điều trị khô mắt hiệu quả, an toàn

Nhờ kết hợp sử dụng Minh Nhãn Khang cùng thuốc nhỏ mắt trị khô mắt, rất nhiều người bệnh khô mắt lâu năm, thậm chí mắc kèm viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm bờ mi đã hết hẳn cộm ngứa, nhức mỏi, khô rát mắt chỉ sau 2 – 4 tuần. Điển hình là trường hợp của bác Mai được chia sẻ qua video dưới đây:

Kinh nghiệm trị khỏi khô mắt, viêm mắt chỉ sau vài tuần nhờ Minh Nhãn Khang

Để điều trị khô mắt hiệu quả, ngoài dùng thuốc nhỏ mắt trị khô mắt, bạn cần chú ý bảo vệ mắt tránh khỏi tác động của bụi, nắng, gió bằng cách đeo kính râm khi ra ngoài trời; hạn chế tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử và rèn luyện thói quen chớp mắt thường xuyên. Đồng thời nên bổ sung viên uống hỗ trợ phù hợp để bảo vệ mắt toàn diện.

Dược sĩ Lê Lương

Có thể bạn quan tâm:

Bí quyết trị khô mắt hiệu quả & tránh tái phát cho mọi độ tuổi

3 nguyên nhân chính gây khô mắt mờ mắt và giải pháp trị hiệu quả

Nguồn tham khảo: webmd.com, healthline.com

Ngày đăng: 23/09/2022

Bài viết liên quan

Bệnh về mắt

Tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Hãy chữa sớm khi còn cơ hội

Tăng nhãn áp có nguy hiểm không, có gây mù lòa không là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều người khi không may…

Từ A-Z về hội chứng thị giác màn hình – Mỏi mắt kỹ thuật số

Bệnh về mắt

Từ A-Z về hội chứng thị giác màn hình – Mỏi mắt kỹ thuật số

Mỏi mắt, khô mắt, nhìn mờ nhòe... khi sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài chính là những dấu hiệu điển…

Bệnh về mắt

Cảnh báo 5 tác hại của điện thoại với mắt và cách phòng ngừa

Bạn sẽ cảm thấy nhức mỏi mắt khi sử dụng điện thoại quá nhiều, thế nhưng, tác hại của điện thoại với mắt không chỉ…

Viết bình luận

loading
Bệnh về mắt

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày