Bệnh võng mạc tiểu đường – Tìm hiểu ngay để tránh mù lòa

Bệnh võng mạc tiểu đường – Tìm hiểu ngay để tránh mù lòa

Theo ước tính đến năm 2030, khoảng 3.3 triệu người trên thế giới có nguy cơ mù lòa vì bệnh võng mạc tiểu đường. Căn bệnh này thường phát triển từ 10 – 20 năm sau khi bệnh tiểu đường khởi phát và tiến triển nhanh chóng nếu không được điều trị.

Thật may là bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn nguy cơ mất thị lực do bệnh võng mạc tiểu đường nếu tìm đúng giải pháp trị bệnh.

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường (Diabetic retinopathy) là một biến chứng tiểu đường trên mắt.  Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đường khiến đường huyết tăng cao quá mức kết hợp với sự giải phóng các gốc tự do gây tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc, gây suy giảm thị lực, thậm chí có thể dẫn tới mù lòa.

Bệnh võng mạc tiểu đường có thể phát triển ở người bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Người bị tiểu đường lâu năm và đường huyết không được kiểm soát tốt thì càng có nguy cơ cao mắc bệnh nàyBệnh võng mạc tiểu đường gây tổn thương các mạch máu nằm sâu trong mắt

Bệnh võng mạc tiểu đường gây tổn thương các mạch máu nằm sâu trong mắt

Các giai đoạn phát triển của bệnh võng mạc tiểu đường

Giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu, các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc trở nên suy yếu. Những mạch máu nhỏ xuất hiện phình mạch, gây rò rỉ dịch và máu vào võng mạc. Các mạch máu lớn hơn bắt đầu giãn ra và có đường kính không đều.

Nếu tổn thương võng mạc gây tích tụ dịch ở vùng hoàng điểm tại trung tâm võng mạc – nơi tiếp nhận ánh sáng và đảm bảo độ sắc nét của hình ảnh thì thị lực của người bệnh sẽ suy giảm dần.

Giai đoạn tiến triển

Bệnh võng mạc tiểu đường có thể tiến triển sang giai đoạn nặng hơn là giai đoạn tăng sinh. Trong đó có sự phát triển của các mạch máu bất thường trong võng mạc. Các mạch máu mới này rất dễ bị nứt vỡ, gây rò rỉ dịch vào dịch kính và để lại các mô sẹo gây bong võng mạc.

Triệu chứng bệnh võng mạc tiểu đường

Trong giai đoạn đầu, bệnh võng mạc tiểu đường thường không gây ra triệu chứng nên dễ bị bỏ qua. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như:

– Xuất hiện các đốm hoặc dây đen lơ lửng trong tầm nhìn

– Nhìn mờ, lóa, thấy chớp sáng

– Xuất hiện vùng tối hoặc vùng trống trong tầm nhìn

– Khó nhìn hơn vào ban đêm

– Màu sắc của vật thể trở nên nhạt hơn

– Mất thị lực đột ngột

Các biến chứng của bệnh võng mạc tiểu đường

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh võng mạc tiểu đường có thể gây ra các biến chứng làm giảm thị lực nghiêm trọng như:

– Xuất huyết dịch kính: Các mạch máu tân sinh có thể gây rò rỉ máu vào dịch kính, làm xuất hiện các chấm đen trôi nổi trong tầm nhìn. Trong trường hợp nghiêm trọng, máu có thể lấp đầy dịch kính và cản trở hoàn toàn tầm nhìn của bạn.

– Bong võng mạc: Sự xuất hiện của mạch máu mới trong bệnh võng mạc tiểu đường sẽ kích thích phát triển các mô sẹo, gây co kéo võng mạc, làm xuất hiện các chấm đen, nháy sáng và làm mất thị lực

– Tăng nhãn áp: Các mạch máu mới có thể gây cản trở dòng chảy của thủy dịch, làm tăng áp lực trong nhãn cầu và gây tổn thương dây thần kinh thị giác.

– Mù lòa: Mất thị lực hoàn toàn là hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh võng mạc tiểu đường.

Bạn lo lắng vì nguy cơ mù lòa vĩnh viễn do bệnh võng mạc tiểu đường? Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua tổng đài 0988.024.366 (Zalo: 0972.053.003) để được tư vấn giải pháp điều trị tối ưu nhất.

Cách điều trị bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn nhẹ có thể chưa cần điều trị ngay, điều quan trọng là bạn cần kiểm soát tốt lượng đường huyết và theo dõi sức khỏe mắt chặt chẽ để xác định thời điểm cần điều trị.

Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn tăng sinh, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị sau:

Tiêm thuốc ức chế tăng sinh tân mạch

Hai loại thuốc được Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để điều trị bệnh võng mạc tiểu đường là ranibizumab (Lucentis) và aflibercept (Eylea). Thuốc được tiêm vào dịch kính để ngăn chặn sự phát triển của mạch máu mới và giảm tích tụ dịch trong mắt.

Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như đau, bỏng rát, chảy nước mắt… trong khoảng 24 giờ sau tiêm. Người bệnh cần được tiến hành tiêm nhiều lần và trong một số trường hợp sẽ phải kết hợp cùng phương pháp quang đông.

Quang đông

Quang đông là phương pháp điều trị bệnh võng mạc tiểu đường sử dụng năng lượng tia laser để ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình rò rỉ dịch trong mắt.

Nếu bạn bị mờ mắt do phù hoàng điểm, việc điều trị bằng quang đông có thể không khôi phục thị lực trở lại bình thường nhưng sẽ ngăn chặn bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Phẫu thuật

Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ trên mắt để loại bỏ dịch và mô sẹo tại võng mạc. Phẫu thuật có thể gây ra một số biến chứng như tăng nhãn áp, xuất huyết mắt, nhiễm trùng…

Phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc tiểu đường còn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Phẫu thuật điều trị bệnh võng mạc tiểu đường còn tiềm ẩn nhiều rủi ro

Sử dụng viên uống thảo dược hỗ trợ trị bệnh võng mạc tiểu đường

Trong điều trị bệnh võng mạc tiểu đường, việc bổ sung chất chống thoái hóa, chống oxy hóa mạnh và dưỡng chất giúp tăng sức bền của thành mạch là yếu tố then chốt để trị bệnh hiệu quả ở mọi giai đoạn phát triển của bệnh. Đó cũng là cơ sở cho sự ra đời của viên uống thảo dược chuyên hỗ trợ điều trị bệnh võng mạc tiểu đường – Minh Nhãn Khang Platinum.

Điểm nổi bật trong công thức của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Minh Nhãn Khang Platinum chính là bộ đôi chất chống oxy hóa mạnh Vi tảo lục (giàu Astaxanthin) và Alpha lipoic acid giúp loại bỏ các gốc tự do, nhờ đó giúp bảo vệ mạch máu và dây thần kinh thị giác khi đường huyết tăng cao.

Bên cạnh đó, Vi tảo lục kết hợp cùng thảo dược Câu kỷ tử và Hoàng đằng trong Minh Nhãn Khang Platinum còn hỗ trợ điều hòa đường huyết, làm tăng sức bền thành mạch, chống tăng sinh các mạch máu mới; từ đó giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và hạn chế nguy cơ mù lòa cho người bệnh võng mạc tiểu đường.

Trên thực tế, rất nhiều người bệnh võng mạc tiểu đường nhờ sử dụng Minh Nhãn Khang Platinum đã chấm dứt tình trạng nhìn mờ nhòe, chấm đen, ruồi bay… và không còn lo lắng về nguy cơ mù lòa dù đã mắc bệnh lâu năm. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của những người bệnh điển hình qua các video dưới đây:

Chú Vỵ (TPHCM) chia sẻ bí quyết điều trị bệnh võng mạc tiểu đường hiệu quả

Bác Chính (Đồng Nai) chia sẻ cách chữa viêm hoàng điểm do biến chứng tiểu đường trên mắt

Phòng ngừa bệnh võng mạc tiểu đường

Bạn có thể phòng tránh và ngăn bệnh võng mạc tiểu đường phát triển bằng cách thực hiện theo những lời khuyên hữu ích sau:

– Ăn uống khoa học: Hạn chế ăn nhiều tinh bột, đường; tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi (ít đường).

– Tập thể dục thường xuyên: Bạn hãy dành ít nhất 150 phút hoạt động thể lực vừa sức mỗi tuần để kiểm soát đường huyết được hiệu quả hơn.

– Theo dõi lượng đường trong máu: Nếu đang mắc phải bệnh tiểu đường, bạn hãy kiểm tra và ghi lại chỉ số đường huyết trong máu nhiều lần trong ngày.

– Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp và cholesterol máu.

 – Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường khác, bao gồm cả bệnh võng mạc tiểu đường.

– Khám mắt định kì, liên hệ với bác sĩ Nhãn khoa ngay khi thấy thị lực thay đổi đột ngột hoặc xuất hiện nhiều đốm đen, ruồi bay bất thường.

– Không thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng/ngày.

– Hạn chế để mắt tiếp xúc với nguồn sáng mạnh từ điện thoại, máy tính, mặt trời…

Mặc dù hiện nay chưa có cách chữa khỏi bệnh võng mạc tiểu đường nhưng bạn không nên quá lo lắng, chỉ cần áp dụng đúng giải pháp trị bệnh kết hợp cùng lối sống khoa học, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn nguy cơ mất thị lực trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

Minh Nhãn Khang Platinum – Bảo vệ mắt toàn diện khỏi ánh sáng xanh & lão hóa

Viên bổ mắt Minh Nhãn Khang – Hành trình 12 năm bảo vệ tầm nhìn sáng rõ

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Dược sĩ Lê Lương

Ngày đăng: 01/09/2022

Bài viết liên quan

Bệnh về mắt

Tăng nhãn áp có nguy hiểm không? Hãy chữa sớm khi còn cơ hội

Tăng nhãn áp có nguy hiểm không, có gây mù lòa không là nỗi băn khoăn, lo lắng của rất nhiều người khi không may…

Từ A-Z về hội chứng thị giác màn hình – Mỏi mắt kỹ thuật số

Bệnh về mắt

Từ A-Z về hội chứng thị giác màn hình – Mỏi mắt kỹ thuật số

Mỏi mắt, khô mắt, nhìn mờ nhòe... khi sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài chính là những dấu hiệu điển…

Bệnh về mắt

Cảnh báo 5 tác hại của điện thoại với mắt và cách phòng ngừa

Bạn sẽ cảm thấy nhức mỏi mắt khi sử dụng điện thoại quá nhiều, thế nhưng, tác hại của điện thoại với mắt không chỉ…

Viết bình luận

loading
Bệnh về mắt

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày