Viêm bàng quang là bệnh nhiễm trùng đường tiểu có thể gặp ở nhiều lứa tuổi. Và nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến bạn phải đối mặt với những biến chứng xấu tới sức khỏe. Để giải đáp băn khoăn “Viêm bàng quang có nguy hiểm không?”, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Tóm tắt bài viết
Bệnh viêm bàng quang có phổ biến không? Những ai dễ bị viêm?
Trong cơ thể, bàng quang là túi chứa nước tiểu từ trên thận xuống trước khi được đào thải ra bên ngoài. Dung tích bình thường khoảng 200 – 350ml nước tiểu. Ở người trưởng thành bàng quang có thể co giãn đàn hồi chứa được 900 – 1500ml.
Viêm bàng quang có thể gặp ở cả nam và nữ, trong đó nữ giới có nguy cơ cao hơn. Theo nhiều số liệu thống kê, có đến 50% nữ giới bị viêm bàng quang ít nhất một lần trong đời. Căn nguyên chính thường do nhiễm khuẩn như E.coli, tụ cầu, liên cầu,… ngoài ra còn có những yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang như sau:
– Độ tuổi: viêm bàng quang ở người trung niên thường phổ biến hơn ở người trẻ
– Quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ thô bạo hoặc lạm dụng các biện pháp tránh thai
– Phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ tiền mãn kinh
– Bệnh sỏi bàng quang
– Mắc kèm các bệnh suy giảm miễn dịch như bệnh tiểu đường, HIV/AIDS, bệnh ung thư
– Bệnh phì đại tuyến tiền liệt
– Người bệnh đang nằm bất động hoặc đang sử dụng ống thông tiểu
Bệnh viêm bàng quang có nguy hiểm không?
Bệnh viêm bàng quang nếu được thăm khám và điều trị đúng cách sẽ không quá nguy hại. Tuy nhiên nếu để bệnh tái phát nhiều lần, chuyển sang mạn tính sẽ phải đối mặt với một số biến chứng:
– Viêm ngược dòng lên thận: vi khuẩn ở bàng quang khi di chuyển đến thận có thể gây nhiễm trùng, xơ hóa các tế bào thận. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm tổn thương thận vĩnh viễn dẫn đến suy thận không thể hồi phục. Suy thận độ 4, độ 5 là một gánh nặng sức khỏe nghiêm trọng
– Rối loạn chức năng bàng quang: vi khuẩn làm tổn thương, chảy máu bàng quang kéo dài gây rối loạn tiểu tiện, tiểu són, tiểu rắt không tự chủ
– Gia tăng nguy cơ thiếu máu: biến chứng này xảy ra khi bị đi tiểu ra máu kéo dài, không thể cầm máu dẫn đến tình trạng thiếu máu, hoa mắt, mệt mỏi, ngất xỉu,…
– Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản nhưng chính những khó chịu như đau bụng, tiểu buốt, tiểu rắt triền miên, tình trạng nhiễm trùng thận sẽ làm giảm ham muốn tình dục, cản trở khả năng thụ thai,… Đây đều là những khó khăn rất lớn với những cặp vợ chồng đang có dự định sinh con.
Viêm bàng quang có thể dẫn đến biến chứng suy thận
Cách chữa viêm bàng quang hiệu quả cao, ngừa biến chứng
Chữa viêm bàng quang không khó nhưng cần lựa chọn đúng phương pháp để điều trị triệt để, tránh biến chứng, dựa trên căn nguyên gây bệnh.
Chữa viêm bàng quang do vi khuẩn
Trong giai đoạn viêm cấp tính cần dùng thuốc kháng sinh để kiểm soát bệnh tốt và ngăn ngừa sự lây lan sang các bộ phận khác. Việc dùng thuốc nào, thời gian bao lâu sẽ cần căn cứ vào mức độ viêm và thể trạng sức khỏe của mỗi người.
– Nhiễm khuẩn lần đầu: cần dùng thuốc tối thiểu khoảng 3 – 5 ngày dù cho các triệu chứng có thể sẽ thuyên giảm tốt sau chỉ một vài ngày
– Nhiễm trùng mạn tính thường xuyên tái phát: có thể cần dùng thuốc kháng sinh dài ngày hơn đến vài tháng
– Viêm bàng quang bệnh viện: dùng thuốc theo kết quả kháng sinh đồ vì đa phần vi khuẩn ở bệnh viện đã kháng lại kháng sinh thông thường
Ngoài ra, với những chị em phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh bị viêm bàng quang thì ngoài thuốc kháng sinh cần kết hợp với liệu pháp estrongen âm đạo
Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?
Chữa viêm bàng quang không do nhiễm trùng
Việc điều trị cần dựa trên các tác nhân gây viêm như sau:
– Nếu viêm bàng quang do hóa chất: cần loại bỏ những tác nhân gây kích thích như dung dịch thụt rửa, sữa tắm, xà bông,…
– Viêm bàng quang sau xạ trị: uống nhiều nước kết hợp với thuốc lợi tiểu để tăng đào thải các chất chuyển hóa ra khỏi cơ thể
– Viêm bàng quang kẽ: bệnh lý này rất khó để xác định nguyên nhân nên thường can thiệp để giảm bớt những khó chịu do viêm như: thuốc giảm đau, thuốc giãn bàng quang, kích thích dây thần kinh bằng các xung điện,…
Thuốc tây chữa viêm bàng quang cần dùng đúng chỉ định
Kết hợp chữa viêm bàng quang bằng thảo dược
Với bệnh viêm bàng quang, lo ngại lớn nhất là thực trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng gia tăng khiến việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn. Do vậy, song song với các giải pháp tây y, việc kết hợp dùng thảo dược trị viêm là hướng đi tiềm năng, đặc biệt với trường hợp viêm mạn tính lâu ngày. Trong khi thuốc tây giúp chặn đứng tình trạng viêm còn hoạt chất sinh học tự nhiên từ thảo dược sẽ thấm sâu vào các mô và cơ quan để duy trì hiệu quả bền vững hơn.
Với những lợi thế này, hiện nay các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu bào chế nên những sản phẩm thảo dược với liều lượng an toàn và thành phần ưu việt nhất. Điển hình là sản phẩm Stonebye chứa 7 thành phần gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi là lựa chọn tối ưu với bệnh viêm đường tiết niệu trong đó có viêm bàng quang. “Bài thuốc” này giúp hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, cải thiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, ngoài ra, còn lợi tiểu, tăng rửa trôi vi khuẩn ra khỏi đường tiểu, ngăn ngừa viêm tái phát. Nhận định về hiệu quả của Stonebye, PGS.TS Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương) cho rằng các thành phần này đã đáp ứng những yêu cầu cơ bản trong bệnh viêm và đảm bảo an toàn khi dùng dài ngày. Cùng lắng nghe những đánh giá từ phía chuyên gia qua video sau:
Lợi ích của viên uống Stonebye qua đánh giá của chuyên gia
Thực tế, nhờ kiên trì áp dụng chữa viêm bàng quang bằng thảo dược, hàng ngàn người đã kiểm soát tốt tình trạng viêm, tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Chia sẻ vể kinh nghiệm chữa viêm bàng quang mạn tính, chị Nguyễn Thanh Hà (ở Tân Phú, Đồng Nai) cho biết:
Bí quyết chữa viêm bàng quang bằng thảo dược không lo tái phát
Bệnh viêm bàng quang nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh. Dưới đây là những lưu ý hàng đầu:
– Ưu tiên các thực phẩm chứa lợi khuẩn như phô mai, nấm sữa, sữa chua,…
– Nạp đủ chất lỏng với lượng 1,5 – 2 lít nước/ngày và bổ sung thêm các loại nước ép trái cây như cam, bưởi, quýt,…
– Tăng cường chất xơ và vitamin từ các loại rau xanh, trái cây tươi
– Hạn chế các đồ ăn cay nóng, rượu, bia, thuốc lá,… gây kích thích bàng quang
– Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, chú ý lau chùi theo chiều từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh
– Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng các biện pháp bảo vệ
– Ở nữ giới nên thay băng vệ sinh thường xuyên trong những ngày đèn đỏ, tránh sử dụng những dung dịch thụt rửa có độ pH quá cao
– Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí, tránh đồ quá bó sát
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ đánh giá đúng tình trạng viêm
Trên đây là những giải đáp chi tiết về băn khoăn “viêm bàng quang có nguy hiểm không?” Mong rằng, bạn và người thân đã trang bị những kiến thức hữu ích để giúp phòng ngừa tốt chứng bệnh này.
Chữa viêm bàng quang bằng thuốc nam an toàn hiệu quả tại nhà
Ngày đăng: 21/12/2020
https://www.healthline.com/health/cystitis
https://www.webmd.com/women/features/cystitis-risk-factors-treatment