Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì là an toàn, hiệu quả?

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì là an toàn, hiệu quả?

Cảm giác thôi thúc, mót tiểu thường xuyên hay chứng đau buốt, nóng rát khi đi tiểu là những bất tiện khó nói do viêm đường tiết niệu, chưa kể tình trạng viêm có thể tái phát chỉ sau thời gian ngắn nếu không trị dứt điểm. Vậy viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để không bị tái phát? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết này.

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc

Hiện nay, thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị đầu tiên với bệnh viêm đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu). Việc sử dụng loại thuốc nào, thời gian bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ nhiễm trùng và loại vi khuẩn được xác định qua nước tiểu.

Với bệnh nhiễm trùng đơn giản

Có một số loại thuốc kháng sinh thông dụng được chỉ định như: Trimethoprim / sulfamethoxazole (Bactrim, Septra), Fosfomycin (Monurol), Cephalexin (Keflex), Nitrofurantoin (Macrodantin, Macrobid), Ceftriaxone,… Nhóm thuốc kháng sinh fluoroquinolon không được khuyên dùng với nhiễm trùng mức độ nhẹ vì nguy cơ tác dụng phụ do thuốc đôi khi cao hơn lợi ích mang lại. Do đó, bác sĩ chỉ kê đơn các thuốc này khi bị nhiễm trùng phức tạp. Các triệu chứng viêm thường thuyên giảm nhanh chóng sau một vài ngày dùng thuốc nhưng bạn cần uống đủ liệu trình kháng sinh để tránh tình trạng kháng thuốc sau này.

Với nhiễm trùng tiểu tái phát thường xuyên

Nếu bạn bị viêm đường tiết niệu thường xuyên tái phát (3 – 4 đợt/năm) bác sĩ đưa ra một số khuyến cáo trong điều trị bao gồm:

– Duy trì thuốc kháng sinh liều thấp trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn

– Thực hiện tái khám định kỳ và theo dõi sát triệu chứng

– Dùng một liều kháng sinh sau khi quan hệ tình dục nếu nhiễm trùng có liên quan đến hoạt động tình dục

– Sử dụng liệu pháp estrogen âm đạo với những phụ nữ mãn kinh

Với nhiễm trùng tiểu nặng

Khi bị viêm đường tiết niệu nặng dùng thuốc đường uống không cải thiện, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh tiêm truyền theo đường tiêm tĩnh mạch và theo dõi tại bệnh viện.

Với bệnh viêm đường tiết niệu, ngoài thuốc kháng sinh, bạn có thể được chỉ định một số loại thuốc giảm đau, chống viêm để xoa dịu những cơn đau ở thận, bàng quang.

Những lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu

Ưu điểm của thuốc kháng sinh là giúp cải thiện nhanh các triệu chứng viêm và ngăn chặn vi khuẩn bùng phát. Tuy nhiên, nếu lạm dụng kháng sinh, dùng kháng sinh liều cao khi mới bị nhiễm trùng đơn giản hoặc dùng thuốc dài ngày không theo chỉ định có thể trở thành “con dao hai lưỡi” khiến bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ do thuốc như kích ứng đường tiêu hóa, đau dạ dày, chóng mặt, đau đầu,… một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây phản ứng dị ứng, phản ứng máu,…

Đặc biệt đáng lo ngại là tình trạng kháng thuốc kháng sinh làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc kháng sinh trong tương lai. Chính vì vậy, các chuyên gia luôn khuyên dùng kháng sinh đúng chỉ định, đúng liều, đúng liệu trình và kết hợp dùng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị viêm tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì? Thuốc kháng sinh theo kê đơn

Viên uống thảo dược giúp đẩy lùi bệnh viêm đường tiết niệu

Chữa viêm đường tiết niệu không phải bệnh nan y nhưng phải chữa sao để hiệu quả cao, tránh tái lại nhiều lần chính là mục tiêu hàng đầu. Chính vì vậy, ngoài các thuốc kháng sinh,việc kết hợp dùng thảo dược tự nhiên là một lựa chọn an toàn, hiệu quả. Ưu điểm của thảo dược là an toàn, lành tính hơn và có khả năng cộng hưởng tác dụng với nhau khi dùng trong các bài thuốc. Trong đó có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye kết hợp 7 thảo dược Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi giúp tác động toàn diện đến các yếu tố bệnh viêm đường tiết niệu bao gồm: viêm thận, viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm niệu đạo theo các cơ chế:

– Giúp kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên: nhờ các hoạt chất kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn gây viêm

– Giúp tăng đào thải vi khuẩn và ngăn chúng bám vào niêm mạc đường tiết niệu: nhờ khả năng lợi tiểu mạnh mẽ, tăng bài tiết nước tiểu

– Giúp giảm đau, cầm máu, giảm tiểu buốt, tiểu rắt do viêm

– Ngăn ngừa tái phát viêm và biến chứng do viêm đường tiết niệu

Nhờ kiên trì sử dụng Stonebye và tuân thủ điều trị, hàng ngàn người bệnh đã cải thiện tốt chứng bệnh viêm đường tiết niệu chỉ sau vài tháng và tránh khỏi nguy cơ tái phát viêm.

Giải pháp dành cho người bị viêm đường tiết niệu

Bệnh viêm đường tiết niệu và những lời khuyên hàng đầu trong điều trị

Với bệnh viêm đường tiết niệu, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để phòng ngừa tái phát bằng cách uống nhiều nước hàng ngày, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày giúp pha loãng nước tiểu và giúp đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Ngoài ra rau xanh, trái cây và các thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, phô mai,… là những thực phẩm tốt cho người bị viêm tiết niệu để giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ tái phát viêm. Bạn nên hạn chế các thực phẩm cay nóng, các đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia bảo quản và kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

Bên cạnh đó, bạn nên giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không nên nhịn tiểu, tránh mặc đồ bó sát và duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày để giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ các bệnh thận – tiết niệu.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “viêm đường tiết niệu uống thuốc gì” và có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu

 

Nếu bạn hay người thân bị viêm bàng quang đang tìm kiếm giải pháp an toàn và hiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988024366, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.  

Bạn có thể quan tâm:

Viên uống thảo dược – Giải pháp cho người bị viêm đường tiết niệu

Đừng bao giờ chủ quan với bệnh viêm đường tiết niệu

Tác giả: Ds An Chu

Ngày đăng: 25/02/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020


Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/symptoms-causes/syc-20353447

https://www.nhs.uk/conditions/urinary-tract-infections-utis/

 

Bài viết liên quan

Viêm tiết niệu

Viêm bàng quang điều trị bao lâu? – Cách chữa trị dứt điểm nhanh chóng

Viêm bàng quang điều trị bao lâu thì khỏi? Nếu bạn đang có thắc mắc này và cũng chưa tìm ra cách trị viêm bàng…

Thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu: Thông tin A – Z!

Viêm tiết niệu

Thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu: Thông tin A – Z!

Thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu có tác dụng nhanh, dễ gây nóng và chẳng thế nào chữa dứt điểm. Vậy nên hiểu…

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Viêm tiết niệu

Bị viêm đường tiết niệu có quan hệ được không?

Viêm đường tiết niệu gây tiểu buốt, tiểu rắt là nỗi ám ảnh với rất nhiều người khiến họ băn khoăn liệu bị viêm đường…

Viết bình luận

loading
XCBS STB

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày