Viêm niệu đạo là bệnh viêm đường tiết niệu (UTIs) có thể gặp ở cả nam và nữ giới. Dù cho mỗi người một mức độ viêm khác nhau nhưng quan trọng là cần thăm khám và điều trị sớm. Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này.
Tóm tắt bài viết
Viêm niệu đạo là gì?
Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo – ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài bị sưng viêm, gây kích thích và làm xuất hiện nhiều dấu hiệu khó chịu. Viêm niệu đạo có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, trong đó tỷ lệ ở nữ giới cao hơn so với nam giới.
Dấu hiệu viêm niệu đạo phổ biến nhất
Viêm niệu đạo ở nam
– Nóng rát, khó chịu mỗi lần đi tiểu
– Ngứa, đau ngứa lỗ dương vật
– Xuất hiện máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu
– Tiết dịch bất thường ở dương vật
Viêm niệu đạo ở nữ
– Tiểu rắt nhiều lần
– Đau, nóng rát và kích ứng ở lỗ niệu đạo khi đi tiểu
– Khó khăn khi bắt đầu tiểu tiện
– Nước tiểu có màu vàng đục, nâu đậm hoặc xuất hiện máu
– Tiết dịch âm đạo bất thường
Viêm niệu đạo là do đâu?
Nguyên nhân chính gây viêm niệu đạo là do vi khuẩn xâm nhập, phổ biến nhất là Escherichia coli (chiếm đến 90%), tụ cầu vàng, Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis, Mycoplasma,… Ngoài ra, có sự liên quan giữa bệnh viêm niệu đạo với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục do một số chủng virus như virus HPV, herpes simplex (HSV-1 và HSV-2), nấm men, adenovirus, cytomegalovirus (CMV),… Bên cạnh đó, chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm niệu đạo ở cả nam và nữ.
Viêm niệu đạo phần lớn là do vi khẩn xâm nhập
Làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh viêm niệu đạo?
Ngoài những triệu chứng gặp phải, khi đi khám, bác sĩ sẽ kết hợp kiểm tra vùng sinh dục (bìu, dương vật ở nam giới và xương chậu, âm đạo ở nữ giới) và phân tích dịch tiết để phân biệt với các bệnh lây truyền của đường tình dục (STIs). Ngoài ra, cần thực hiện thêm một số xét nghiệm như sau:
– Xét nghiệm máu
– Tổng phân tích nước tiểu
– Nội sỏi niệu đạo, bàng quang,…
Viêm niệu đạo có nguy hiểm không?
Viêm niệu đạo và viêm đường tiết niệu nói chung sẽ không gây nguy hiểm nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hoặc tái phát sẽ nhiều lần sẽ tiềm ẩn những biến chứng xấu đến sức khỏe.
Vi khuẩn gây viêm niệu đạo có thể di chuyển ngược dòng lên thận gây viêm bàng quang, viêm thận làm xơ hóa các tế bào thận. Nghiêm trọng hơn là biến chứng nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, viêm thận kéo dài là yếu tố nguy cơ gây suy thận cấp hoặc mạn tính. Suy thận nặng độ 4, độ 5 cần phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận rất tốn kém.
Ngoài ra, viêm niệu đạo cũng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục gây đau khi giao hợp, giảm ham muốn,… Đây sẽ là khó khăn lớn đối với những cặp vợ chồng đang muốn sinh con. Do đó, viêm niệu đạo dù là mức độ nào đều cần điều trị sớm để ngăn chặn biến chứng.
Kinh nghiệm chữa viêm niệu đạo, viêm tiết niệu tại nhà
Các phương pháp điều trị viêm niệu đạo
Chữa viêm niệu đạo bằng thuốc tây
Trong giai đoạn viêm cấp tính, cần dùng thuốc kháng sinh tây y, thuốc kháng virus để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, virus và tránh lây lan sang các vị trí khác. Tùy thuộc vào mức độ viêm, tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe mà liều lượng, thời gian dùng thuốc ở mỗi người có thể khác nhau, tối thiểu từ 3 – 5 ngày nhưng cũng có thể kéo dài vài tháng nếu là viêm mạn tính. Hiện nay, có một số nhóm thuốc được sử dụng bao gồm:
– Thuốc kháng sinh: Ceftriaxone (Rocephin), Erythromyin, Moxifloxacin, Metronidazol, Ofloxacin, Levofloxacin, Doxycycline (Vibramycin), Azihromycin (Zmax),…
– Thuốc kháng virus: Aciclovir, Valaciclovir, Ganciclovir,…
– Thuốc chống nấm: Ketoconazol,…
Ngoài ra, một số thuốc giảm đau, thuốc chống phù nề cũng được chỉ định giúp xoa dịu những khó chịu và giảm tình trạng phù nề, thoát dịch do viêm. Có thể thấy, thuốc tây có lợi điểm là tác dụng nhanh, hiệu lực mạnh nhưng nếu phải dùng dài ngày vẫn có thể gặp phải một số tác dụng không muốn như kích ứng tiêu hóa, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt,… Đáng lo ngại hơn cả là nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh khiến việc điều trị tốn kém và gặp nhiều khó khăn. Lúc này, cần làm xét nghiệm kháng sinh đồ để lựa chọn thuốc kháng sinh phù hợp.
Thuốc tây chữa viêm niệu đạo cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ
Kết hợp chữa viêm niệu đạo bằng thảo dược
Trước thực trạng vi khuẩn kháng thuốc và viêm niệu đạo thường xuyên tái phát như hiện nay, kết hợp dùng thảo dược đông y chữa viêm là giải pháp tối ưu hơn so với khi chỉ dùng riêng thuốc tây. Bởi lẽ, thảo dược dù không tác dụng nhanh và tức thời nhưng có khả năng thấm sâu vào các cơ quan trong đường tiết niệu để duy trì tác dụng bền vững, chống tái phát. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, lành tính ngay cả khi dùng dài ngày.
Hiện nay, luôn ưu tiên kết hợp nhiều thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên với nhau thay vì chỉ dùng riêng lẻ một vài vị thuốc như trước đây. Trong đó, viên uống Stonebye với công thức 7 thảo dược quý gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi là một trong những sản phẩm uy tín được nhiều chuyên gia tiết niệu khuyên dùng. Sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện tình trạng viêm tiết niệu, giảm tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu,… Ngoài ra, thảo dược như Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử trong Stonebye có tác dụng lợi tiểu, tăng rửa trôi và đào thải vi khuẩn ra khỏi đường tiểu. Dưới đây là đánh giá chi tiết từ PGS.TS Chu Quốc Trường (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương) về giải pháp thảo dược này:
Lợi ích của Stonebye với bệnh viêm tiết niệu, viêm niệu đạo
Lưu ý rằng, kết hợp chữa viêm tiết niệu bằng thảo dược, cần kiên trì đúng liệu trình , không thể nóng vội mong hết bệnh trong một vài ngày. Ngoài ra, cần thăm khám định kỳ để đánh giá đúng tình trạng viêm và có những điều chỉnh phù hợp.
Bệnh viêm niệu đạo cần lưu ý gì để hiệu quả và tránh tái phát?
Với bệnh viêm niệu đạo và viêm đường tiết niệu nói chung, để tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tái phát, cần chú ý:
– Tăng cường các thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua, phô mai, nấm sữa,…
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi như rau có màu xanh đậm, cam, bưởi, chanh, quýt,…
– Uống 1 ly nước ép nam việt quất mỗi ngày
– Uống nhiều nước, tối thiểu 8 – 12 cốc nước/ngày (tương đương 1,5 – 2 lít nước/ngày), bổ sung thêm nước ép trái cây
– Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
– Không ăn quá mặn, cắt giảm lượng đạm động vật từ các loại thịt đỏ, nội tạng động vật,…
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lưu ý lau chùi từ trước ra sau mỗi lần đi vệ sinh
– Không ngâm mình quá lâu trong bong bóng xà phòng, tránh sử dụng các hóa chất vệ sinh vùng kín có độ pH quá cao
– Sinh hoạt tình dục lành mạnh, không quan hệ với nhiều bạn tình
– Chọn quần áo từ chất liệu cotton thoáng khí, tránh mặc đồ quá bó sát
– Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe
Viên uống thảo dược – Khắc tinh với bệnh viêm tiết niệu
Ngày đăng: 08/12/2020
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/urethritis-symptoms-causes-treatmentss
https://www.healthline.com/health/urethritissãc