Triệu chứng sỏi niệu quản điển hình: Chớ vội bỏ qua!

Triệu chứng sỏi niệu quản điển hình: Chớ vội bỏ qua!

So với các vị trí khác trong đường tiết niệu, sỏi niệu quản rất dễ gây tắc nghẽn đường dẫn tiểu khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn. Vậy cùng tìm hiểu về những triệu chứng của sỏi niệu quản cũng như các biến chứng thường gặp để tìm ra giải pháp tối ưu trong điều trị chứng bệnh này.

Triệu chứng sỏi niệu quản dễ nhận biết

Sỏi niệu quản là những tinh thể cứng hình thành do sự kết tinh của các chất khoáng tại niệu quả hoặc do sỏi từ thận di chuyển xuống. Tại đây chúng có thể gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu và gây nhiều biểu hiện, bao gồm:

Đau vùng hông, thắt lưng

Đây là triệu chứng sỏi niệu quản phổ biến nhất, thường xuất hiện sau hoạt động gắc sức. Cơn đau có thể bắt đầu ở vị trí thắt lưng sau đó lan dần xuống vùng bụng dưới và bộ phận sinh dục. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của viên sỏi mà mức độ cơn đau sẽ khác nhau. Người bệnh có thể gặp cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, dồn dập theo từng cơn và kéo dài đến hàng giờ.

Đau vùng hông, thắt lưng là triệu chứng sỏi niệu quản phổ biến nhất

4 vấn đề về tiểu tiện

  • Tiểu buối, tiểu rát: Khi sỏi di chuyển theo dòng chảy nước tiểu, chúng cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu khiến người bệnh bị đau rát khi đi tiểu.
  • Bí tiểu, tiểu rắt, tiểu són: Sỏi nằm trong niệu quản có thể gây tắc nghẽn đường tiểu, khiến người bệnh thường xuyên mót tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại rất ít, thậm chí là bí tiểu hoặc vô niệu.
  • Tiểu ra máu: Sỏi niệu quản có cạnh sắc nhọn khi di chuyển sẽ cọ xát và làm tổn thương niêm mạc niệu quản gây chảy máu. Do vậy nước tiểu sẽ có màu hồng, đỏ hoặc nâu sậm.
  • Tiểu có màu đục, mùi hôi: Niêm mạc niệu quản bị tổn thương do sỏi tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây viêm đường tiết niệu, chúng tiết ra nhiều chất cặn bã khiến nước tiểu có vàng, màu đục và mùi hôi thôi khó chịu.

Buồn nôn, nôn, sốt cao và ớn lạnh

Những triệu chứng này xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo sỏi niệu quản đã gây nhiễm trùng đường tiết niệu và cần sớm được điều trị.

Sỏi niệu quản nguy hiểm như thế nào?

Nếu không được kiểm soát tốt, sỏi niệu quản có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, chẳng hạn:

  • Thận ứ nước, giãn đài bể thận: Sỏi niệu quản gây tắc nghẽn đường tiểu khiến nước tiểu bị ứ đọng tại thận, đồng thời vách thận và đài bể thận bị giãn to gây suy giảm chức năng thận.
  • Viêm bể thận: Khi thận bị ứ nước, vi khuẩn và các độ tố có trong nước tiểu có thể gây viêm mô thận dẫn đến viêm bể thận cấp và mạn tính.
  • Thận ứ mủ, viêm thận: Viêm bể thận kéo dài gây tích tụ nhiều độc tố của vi khuẩn cùng các chất cặn bã gây nhiễm trùng toàn thận, thận ứ mủ, thậm chí là tử vong.
  • Viêm đường tiết niệu: Sỏi di chuyển, cọ xát làm tổn thương niệu quản tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây viêm đường tiết niệu.
  • Suy thận cấp, mạn tính: Đây là biến chứng đặc biệt nghiêm trọng. Nguyên nhân là do thận ứ nước, ứ mủ hay viêm bể thận,… lâu dài gây suy giảm chức năng thận, dẫn đến tình trạng suy thận cấp, thậm chí tiến triển thành suy thận mạn tính, người bệnh có thể phải ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo.

Sỏi niệu quản có thể dẫn đến suy thận mạn, người bệnh phải chạy thận nhân tạo

Sỏi niệu quản nếu không sớm điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy nếu không may mắc phải chứng bệnh này, hãy gọi điện qua số 0988024366, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn giải pháp phòng và trị hiệu quả.

3 phương pháp chữa sỏi niệu quản hiệu quả

Thuốc tây

Tùy vào mức độ, triệu chứng của người bệnh, một số nhóm thuốc sẽ được chỉ định trong điều trị bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm (paracetamol, aspirin, diclofenac, tramadol…) thường được chỉ định để giảm những cơn đau, khó chịu do sỏi gây ra.
  • Thuốc giãn cơ trơn niệu quản (tamisulosin, nifedipin, papaverin…) có tác dụng làm giảm co thắt, giãn cơ trơn tại niệu quản, giúp sỏi dễ dàng bị đào thải ra ngoài.
  • Thuốc bào mòn và làm tan sỏi (thuốc lợi tiểu, kali citrat, allopurinol…) có tác dụng giúp bào mòn sỏi và hạn chế hình thành sỏi mới.
  • Nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn, giảm các triệu chứng viêm đường tiết niệu.

Các thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như: rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng, táo bón, buồn nôn, dị ứng, chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ, viêm gan,… Do vậy, khi sử dụng các bạn cần lưu ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thảo dược đông y

Theo các chuyên gia, điều trị sỏi niệu quản ngay từ khi mới phát hiện bằng các thảo dược đông y chính là giải pháp tối ưu, an toàn nhất hiện nay.  Đặc biệt với bộ 7 thảo dược truyền thống đã được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng về khả năng đào thải sỏi, bao gồm: Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo, Bán biên liên, Nhọ nồi, Xa tiền tử, Hoàng bá. Những thảo dược này có tác dụng lợi tiểu, tăng bào mòn sỏi, đồng thời kiềm hóa nước tiểu, nhờ đó tăng khả năng hòa tan và ngăn ngừa sự kết tinh, lắng đọng gây hình thành sỏi mới. Ngoài ra, chúng còn chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, chống viêm đường tiết niệu do sỏi hiệu quả.

Hiện nay, thay vì phải tốn nhiều công sức, thời gian để đun sắc thảo dược, các bạn có thể lựa chọn viên uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye tiện lợi hơn. Không chỉ chứa đầy đủ các hoạt chất từ bộ 7 thảo dược trên, sản phẩm Stonebye còn được kiểm định chất lượng rõ ràng bởi các cơ quan y tế trước khi đến tay người tiêu dùng. Nhiều chuyên gia nhận định, sự ra đời của Stonebye chính là giải pháp tối ưu giúp bài trừ sỏi, cải thiện hiệu quả triệu chứng sỏi niệu quản.

Cùng lắng nghe chia sẻ của PGS.TS.BS Trần Đình Ngạn – Nguyên Phó Giám đốc, Nguyên chủ nhiệm khoa Tim, Thận, Khớp và Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103, về lợi ích của Stonebye trong video sau:

Đánh giá của PGS.TS. BS Trần Đình Ngạn về sản phẩm Stonebye

Có thể bạn quan tâm:

Stonebye – Giải pháp vàng cho người bệnh sỏi tiết niệu, sỏi niệu quản

Phẫu thuật

Can thiệp phẫu thuật là phương án cuối cùng nếu sỏi niệu quản kích thước lớn gây biến chứng nguy hiểm và người bệnh không đáp ứng tốt với các phương pháp khác. Hiện nay một số kỹ thuật đang được áp dụng bao gồm: tán sỏi bằng sóng xung kích (ESWL), tán sỏi nội soi ngược dòng, lấy sỏi qua da, mổ mở lấy sỏi. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số biến chứng trong và sau phẫu thuật như: chảy máu, tổn thương niệu quản, rối loạn tiểu tiện, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng máu,…

Hiểu rõ được các triệu chứng sỏi niệu quản sẽ giúp các bạn có những nhìn nhận đúng đắn hơn, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhất cho chính mình và người thân.

Tác giả: DS. Cao Thủy

Ngày đăng: 16/08/2019 | Cập nhật cuối: 16/09/2019


Nguồn tham khảo

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16514-ureteral-stones

https://www.cedars-sinai.edu/Patients/Health-Conditions/Ureter-Stones.aspx

 

Bài viết liên quan

Bán biên liên – Vị thuốc quý trị sỏi và viêm đường tiết niệu

Sỏi tiết niệu

Bán biên liên – Vị thuốc quý trị sỏi và viêm đường tiết niệu

Bán biên liên là vị thuốc quen thuộc có trong nhiều bài thuốc cổ phương trị bệnh thận – tiết niệu, điển hình như sỏi…

Chữa viêm bàng quang bằng thuốc nam: An toàn – Hiệu quả bền vững

Sỏi tiết niệu

Chữa viêm bàng quang bằng thuốc nam: An toàn – Hiệu quả bền vững

Chữa viêm bàng quang bằng thuốc kháng sinh giúp cải thiện triệu chứng nhanh nhưng nguy cơ nhờn thuốc cũng sẽ rất cao nếu dùng…

Cách chữa sỏi niệu đạo đơn giản, nhanh chóng, tránh gây bí tiểu

Sỏi tiết niệu

Cách chữa sỏi niệu đạo đơn giản, nhanh chóng, tránh gây bí tiểu

Sỏi niệu đạo dù hiếm gặp nhưng nếu để lâu có thể tiềm ẩn một số biến chứng nghiêm trọng như tắc nghẽn đường tiểu,…

Viết bình luận

loading
XCBS STB

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày