Chẩn đoán sỏi niệu quản: Sẽ thật đơn giản nếu thăm khám sớm!

Chẩn đoán sỏi niệu quản: Sẽ thật đơn giản nếu thăm khám sớm!

Khi bị sỏi niệu quản, triệu chứng đau quặn thận kèm theo bí tiểu, tiểu rắt thường là triệu chứng điển hình nhất. Qua các dấu hiệu này, người bệnh hoàn toàn có thể nghi ngờ rằng mình đang bị sỏi làm phiền. Nhưng để có thể chẩn đoán sỏi niệu quản chính xác, bạn sẽ cần làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để loại trừ những nguyên nhân bệnh lý khác.

Những dấu hiệu điển hình giúp chẩn đoán sỏi niệu quản

Đường kính ống niệu quản rất nhỏ nên bất kỳ dị vật nào xuất hiện tại đây đều có thể làm cản trở dòng chảy nước tiểu và gây bất tiện cho người bệnh. Những dấu hiệu phổ biến trong bệnh sỏi niệu quản bao gồm:

– Đau buốt, khó chịu vùng hông và thắt lưng: điển hình là cơn đau quặn thận do sỏi. Cơn đau xuất hiện đột ngột sau một vận động gắng sức, bắt đầu ở vùng hố thắt lưng lan xuống vùng bụng dưới, khu vực sinh dục ngoài. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc rầm rộ nhất là khi viên sỏi niệu quản từ 6mm trở lên

– Tiểu buốt: viên sỏi niệu quản cọ xát vào niêm mạc niệu quản gây tiểu đau buốt, cảm giác khó chịu như có kim châm trong mỗi lần đi tiểu

– Tiểu rắt, tiểu nhiều lần: sỏi niệu quản khiến người bệnh đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít

– Đi tiểu ra máu: viên sỏi niệu quản có cạnh sắc nhọn làm trầy xước niêm mạc đường tiết niệu gây chảy máu, nước tiểu có màu sắc bất thường như màu đỏ, hồng hoặc nâu nhạt

– Sốt, ớn lạnh, buồn nôn: biểu hiện này cảnh báo viên sỏi gây viêm đường tiết niệu và có thể lây lan đến thận

  

Triệu chứng chẩn đoán sỏi niệu quản

Bệnh sỏi niệu quản là thủ phạm gây nên những cơn đau quặn thận cùng chứng tiểu buốt, tiểu rắt phiền toái vô cùng. Và để sớm tìm ra giải pháp loại bỏ sỏi, bạn hãy chủ động liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988024366 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Các xét nghiệm chẩn đoán sỏi niệu quản nên thực hiện sớm

Ngoài các triệu chứng nghi ngờ sỏi niệu quản kể trên, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số xét nghiệm để chẩn đoán sỏi niệu quản như sau:

– Siêu âm ổ bụng: đây là một trong những kỹ thuật thường quy trong chẩn đoán các bệnh sỏi đường tiết niệu. Phương pháp này xác định vị trí của viên sỏi. Tuy nhiên nếu viên sỏi kích thước quá nhỏ có thể bị bỏ sót. Ưu điểm của phương pháp này là có thể thực hiện với phụ nữ mang thai

– Chụp cắt lớp vi tính: đây là phương pháp hiện đại có độ chính xác cao, có thể quan sát hình ảnh 3 chiều của viên sỏi trong niệu quản, chỉ cần sử dụng liều phóng xạ thấp

– Xét nghiệm nước tiểu, nghiệm pháp nước tiểu 24h: phân tích nước tiểu giúp chẩn đoán sỏi niệu quản, sỏi tiết niệu thông qua đánh giá nồng độ các khoáng chất và phát hiện các cặn sỏi. Đây là căn cứ giúp phân tích thành phần sỏi. Bác sĩ thường chỉ định thu thập nước tiểu trong vòng 24h và xét nghiệm có thể cần phải thực hiện trong hai ngày liên tiếp

– Xét nghiệm kiểm tra các loại cặn trong nước tiểu: người bệnh được yêu cầu đi tiểu qua một lớp lưới lọc nhằm giữ lại các cặn sỏi và phân tích thành phần sỏi để điều trị đúng

– Xét nghiệm máu: xét nghiệm này nhằm đánh giá nồng độ các khoáng chất trong máu bao gồm canxi, acid uric,… từ đó giúp đánh giá chức năng lọc của cầu thận

Các xét nghiệm chẩn đoán sỏi niệu quản

Những lời khuyên “bỏ túi” khi bị sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản thường nguy hiểm hơn so với các vị trí khác và có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng xấu như tắc nghẽn đường tiểu, viêm đường tiết niệu,… Do đó, lời khuyên hàng đầu chính là nâng cao ý thức điều trị và phòng ngừa sỏi niệu quản ngay từ sớm.

Tùy từng kích thước sỏi niệu quản và mức độ cản trở đường tiết niệu, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau. Với những viên sỏi kích thước nhỏ (dưới 10mm), sỏi chưa gây biến chứng giãn đài thận, bể thận, luôn ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn, thuốc kháng sinh,…) kết hợp với các sản phẩm bổ trợ từ thảo dược để tăng khả năng bào mòn, đào thải sỏi theo cơ chế tự nhiên.

Khi sỏi kích thước quá lớn, nguy cơ giãn đài thận, bể thận cao, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật mổ, tán sỏi. Tuy nhiên, các phẫu thuật này chỉ nên là giải pháp cấp bách cuối cùng bởi ngoài lợi thế giúp loại sỏi nhanh chóng, vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro phẫu thuật như tổn thương, chảy máu niệu quản, nhiễm trùng tiết niệu,….

Bên cạnh việc chữa sỏi đúng cách, bạn nên sinh hoạt điều độ theo những hướng dẫn sau để sớm “trục xuất” những viên sỏi ra khỏi đường tiết niệu:

– Uống nhiều nước, tối thiểu 8 – 12 cốc nước/ngày, bổ sung thêm các loại nước ép hoa quả (nước cam, chanh, bưởi, quýt, nam việt quất), nước canh,…

– Tăng cường rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ và các khoáng chất thiết yếu

– Cân đối hai nhóm thực phẩm chứa canxi và oxalat: bạn không cần kiêng kị hoàn toàn hai dưỡng chất này mà nên duy trì bổ sung canxi với lượng 800 – 1200mg/ngày từ các thực phẩm như hải sản, trứng, sữa,… Ngoài ra, tránh sử dụng quá nhiều oxalat từ các loại khoai lang, khoai tây, rau bina, cà phê,… Tốt nhất nên kết hợp cùng nhau trong cùng một bữa ăn

– Đừng ăn quá mặn: lượng muối mỗi ngày không quá 2,3g, cần tránh các đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều hơn 20% natri. Nên duy trì thói quen đọc nhãn thực phẩm để kiểm soát tốt lượng muối ăn hàng ngày

– Cắt giảm lượng đạm động vật để giảm nguy cơ phát triển sỏi, mỗi ngày không ăn quá 150g thịt các loại

– Hạn chế các chất kích từ rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…

– Không nên nhịn tiểu hoặc ngồi quá lâu một tư thế

– Tập thể thao hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ kết tinh sỏi

Chẩn đoán sỏi niệu quản không phải là quá khó mà quan trọng cần điều trị đúng cách để sớm loại bỏ sỏi, tránh những biến chứng xấu trên thận – tiết niệu. Hãy luôn chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị đúng những bệnh lý này.

Bạn có thể quan tâm:

Bệnh sỏi niệu quản nên uống thuốc gì là tốt nhất?

Kinh nghiệm điều trị sỏi niệu quản bằng thuốc nam tại nhà

Tác giả: Ds An Chu

Ngày đăng: 20/01/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020


Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/kidney-stones/symptoms-causes/syc-20355755

https://www.everydayhealth.com/kidney-stones/how-doctors-diagnose-kidney-stones-what-know-before-your-appointment/

 

Bài viết liên quan

Bệnh tiết niệu

Sỏi thận rơi xuống niệu quản có nguy hiểm không?

Sỏi thận rơi xuống niệu quản nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều đau đớn và khó chịu, chưa…

Bệnh tiết niệu

Viêm bàng quang điều trị bao lâu? – Cách chữa trị dứt điểm nhanh chóng

Viêm bàng quang điều trị bao lâu thì khỏi? Nếu bạn đang có thắc mắc này và cũng chưa tìm ra cách trị viêm bàng…

Cập nhật 3 cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả bạn cần biết

Bệnh tiết niệu

Cập nhật 3 cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả bạn cần biết

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý rất dễ tái phát, đặc biệt là trong môi trường khí hậu nóng ẩm như ở nước…

Viết bình luận

loading
XCBS STB

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày