Cập nhật 3 cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả bạn cần biết

Cập nhật 3 cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả bạn cần biết

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý rất dễ tái phát, đặc biệt là trong môi trường khí hậu nóng ẩm như ở nước ta. Thế nhưng, đừng quá lo lắng, chỉ cần áp dụng đúng các cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu trong bài viết này, bạn sẽ thoát khỏi tình trạng viêm kéo dài dai dẳng.

Sử dụng thuốc tây – Cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến nhất

Tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ nhiễm khuẩn của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị chính sau:

– Thuốc kháng sinh: Dựa vào kết quả kháng sinh đồ, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc kháng sinh đặc trị với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu của bạn. Một số nhóm thuốc kháng sinh được dùng phổ biến là nhóm sulfonamit (sulfamethoxazol/ trimethoprim), nhóm cephalosporin (ceftriaxone, cephalexin, cefotaxime), nhóm tetracyclin (doxycycline)…

Với người bệnh không đáp ứng với cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu bằng các thuốc kháng sinh trên, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh nhóm quinolon (nitrofurantoin) có phổ rộng và hiệu lực mạnh hơn.

– Thống chống nấm: như fluconazole, amphotericin B, flucytosine… có thể được dùng dạng uống hoặc truyền tĩnh mạch trong những trường hợp nhiễm trùng nặng.

– Thuốc chữa viêm tiết niệu màu xanh: như midasol, domitazol, tanamisolblue… có thành phần chính là xanh methylen hoặc methylthioninium… thường được kết hợp cùng thuốc kháng sinh để tăng hiệu quả sát khuẩn, chống viêm đường tiết niệu.

– Thuốc kháng vi rút: Nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi rút, bạn sẽ phải dùng các thuốc kháng vi rút như acyclovir, tenofovir… để tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi rút gây bệnh.

– Thuốc giảm đau, chống viêm: Để giảm bớt các triệu chứng tiểu đau, tiểu buốt, đau bụng dưới, đau quặn thắt lưng… mà người bệnh nhiễm trùng tiết niệu thường gặp phải và ngăn chặn tình trạng viêm tiến triển; bạn sẽ phải dùng thêm các thuốc giảm đau chống viêm như paracetamol, ibuprofen, aspirin, alphachymostrypsin…

Bạn cần chú ý dùng thuốc đủ liều, đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ; đặc biệt là các thuốc kháng sinh để tránh nguy cơ nhờn thuốc, kháng thuốc khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.

Dùng thuốc tây là cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu đơn giản nhưng có nhiều tác dụng phụ

Dùng thuốc tây là cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu đơn giản nhưng có nhiều tác dụng phụ

Cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu an toàn bằng thảo dược

Mặc dù thuốc tây y có thể giải quyết nhanh chóng các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng đây là bệnh lý rất dễ tái phát. Việc sử dụng thuốc tây nhiều đợt trong thời gian dài còn có thể tiềm ẩn nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ như táo bón, nhiệt miệng, tổn thương gan, suy thận…

Để khắc phục nhược điểm này, các chuyên gia tiết niệu khuyên bạn nên sử dụng thêm các thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên như Kim tiền thảo, Xa tiền tử, Râu ngô, Râu mèo, Bán biên liên, Hoàng bá, Cỏ nhọ nồi.

Theo PGS.TS Chu Quốc Trường – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, 7 vị thảo dược này không chỉ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mà còn giúp lợi tiểu để đào thải vi khuẩn, nấm, vi rút ra khỏi đường tiết niệu. Bởi vậy, người bệnh nên kết hợp sử dụng thảo dược cùng thuốc để rút ngắn thời gian điều trị và giảm thiểu rủi ro khi dùng thuốc tây dài ngày.

Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết hợp 7 vị thảo dược trên trong công thức thực phẩm bảo vệ sức khỏe Stonebye. Nhờ áp dụng cách chữa viêm đường tiết niệu kết hợp thuốc cùng viên uống thảo dược này, rất nhiều người bệnh đã thoát khỏi tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt và không còn nỗi lo bệnh tái phát chỉ sau 2 tuần điều trị.

Stonebye hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiết niệu hiệu quảv

Stonebye hỗ trợ điều trị nhiễm trùng tiết niệu hiệu quả

Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của chị Lê Mỹ Hạnh (Lâm Đồng) – một trường hợp điển hình đã điều trị nhiễm trùng tiết niệu thành công và không bị tái phát lại sau nhiều năm nhờ Stonebye để hiểu rõ hơn về tác dụng của sản phẩm này qua video dưới đây:

Chị Hạnh chia sẻ cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu an toàn, tránh tái phát

Nếu bạn quan tâm đến giải pháp thảo dược trị viêm tiết niệu và cần được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ tổng đài (zalo) 0988.024.366 – zalo: 0972.053.003 để được hỗ trợ trực tiếp.

Điều chỉnh lối sống – Cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu đơn giản tại nhà

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, vệ sinh đúng cách và sinh hoạt khoa học cũng sẽ góp phần làm tăng hiệu quả điều trị viêm đường tiết niệu và ngăn ngừa bệnh tái phát. Bởi vậy, bạn cần chú ý:

– Ăn uống khoa học: cắt giảm thực phẩm chứa nhiều đường; hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia; tăng cường ăn các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, lựu, việt quất, dâu tây, chanh dây… và các thực phẩm bổ sung lợi khuẩn như sữa chua, pho mát.

– Vệ sinh đúng cách: luôn đảm bảo vùng kín sạch sẽ và khô ráo; sau khi đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau; sử dụng dung dịch chuyên dụng để vệ sinh vùng kín thay vì các loại xà phòng thông thường để tránh tiêu diệt vi khuẩn có lợi.

– Hạn chế tắm bồn, không ngâm mình trong nước ao hồ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu.

– Lựa chọn đồ lót được làm từ chất liệu cotton có khả năng thấm hút tốt, không nên mặc đồ lót quá chật, làm từ chất liệu nylon.

– Lưu ý khi quan hệ tình dục: đi tiểu càng sớm càng tốt sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu; vệ sinh cơ quan sinh dục trước và sau quan hệ; không sử dụng bao cao su hoặc màng ngăn có chất diệt tinh trùng.

– Không nhịn tiểu quá lâu để tránh vi khuẩn lưu trú và sinh sôi trong đường tiết niệu.

Đôi khi người bệnh phải áp dụng đồng thời nhiều cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu mới đạt được kết quả tốt nhất. Nếu bạn hoặc người thân đang bị viêm đường tiết niệu nhưng chưa tìm ra cách trị hiệu quả, hãy chia sẻ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc liên hệ tổng đài (zalo) 0988.024.366 – zalo: 0972.053.003 để được tư vấn hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả – Chia sẻ từ chính người bệnh

Bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Dược sĩ Lê Lương

Nguồn tham khảo: nhs.uk

Ngày đăng: 09/08/2022

Bài viết liên quan

Bệnh tiết niệu

Sỏi thận rơi xuống niệu quản có nguy hiểm không?

Sỏi thận rơi xuống niệu quản nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra nhiều đau đớn và khó chịu, chưa…

Bệnh tiết niệu

Viêm bàng quang điều trị bao lâu? – Cách chữa trị dứt điểm nhanh chóng

Viêm bàng quang điều trị bao lâu thì khỏi? Nếu bạn đang có thắc mắc này và cũng chưa tìm ra cách trị viêm bàng…

Cập nhật 3 cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả bạn cần biết

Bệnh tiết niệu

Cập nhật 3 cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả bạn cần biết

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý rất dễ tái phát, đặc biệt là trong môi trường khí hậu nóng ẩm như ở nước…

Viết bình luận

loading
XCBS STB

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày