Suy nhược cơ thể sau sinh – Hướng dẫn nhận biết và điều trị

Suy nhược cơ thể sau sinh – Hướng dẫn nhận biết và điều trị

Suy nhược cơ thể sau sinh khiến chị em phụ nữ mệt mỏi, không còn sức lực để chăm con nhỏ, họ cũng trở nên nhạy cảm hơn về mặt tâm lý, dễ buồn bực, lo âu và rơi vào trầm cảm hơn. Vì vậy, việc phát hiện sớm các triệu chứng của suy nhược cơ thể sau sinh để điều trị ngay sẽ là điều cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Triệu chứng suy nhược cơ thể sau sinh

Suy nhược cơ thể ở phụ nữ sau sinh thường có những triệu chứng rất phổ biến sau:

  1. Mệt mỏi kéo dài
  2. Đau cơ bắp
  3. Đau các khớp nhưng không bị viêm, sưng đỏ
  4. Đau họng
  5. Đau đầu
  6. Nổi các hạch ở cổ và nách
  7. Khó ngủ, mất ngủ
  8. Mất tập trung, trí nhớ kém
  9. Khó chịu kéo dài > 24 tiếng sau khi gắng sức

Trong đó, mệt mỏi là tình trạng mà tất cả những ai bị suy nhược cơ thể sau sinh đều gặp phải và cũng là triệu chứng bệnh điển hình nhất. Mệt mỏi do suy nhược cơ thể rất khác với mệt mỏi thông thường ở chỗ:

– Mệt mỏi kéo dài trong nhiều tháng hoặc lâu hơn, không thuyên giảm khi nghỉ ngơi, không thể giải thích được bằng một bệnh gì rõ ràng.

– Mệt mỏi xảy ra thường xuyên, bất cứ thời gian nào trong ngày dù không làm gì mất sức.

– Mệt mỏi trở nên nghiêm trọng hơn sau một hoạt động gắng sức.

– Mệt mỏi gây ảnh hưởng nặng nề tới sinh hoạt hàng ngày, đến nỗi họ không muốn làm bất cứ việc gì.

Ngoài ra, suy nhược cơ thể sau sinh có thể khiến chị em phụ nữ hay hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, hạ huyết áp tư thế, dễ cáu gắt, mất hứng thú trong chuyện chăn gối, ăn uống không có cảm giác ngon…

Triệu chứng của suy nhược cơ thể sau sinh thường là mệt mỏi kéo dài

Triệu chứng của suy nhược cơ thể sau sinh thường là mệt mỏi kéo dài

Nếu bạn đang có những triệu chứng giống với suy nhược cơ thể sau sinh, hãy liên hệ đến tổng đài điện thoại/zalo: 0988.024.366 để nhận được sự tư vấn từ chuyên gia. 

Chẩn đoán suy nhược cơ thể sau sinh

Theo CDC Hoa Kỳ, nếu mệt mỏi ≥ 6 tháng sau sinh kèm theo có ≥ 4/8 triệu chứng khác nêu trên và các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, khám lâm sàng, đánh giá chức năng thần kinh, tâm lý không có gì bất thường sẽ được chẩn đoán là mắc chứng suy nhược cơ thể sau sinh.

Nguyên nhân của suy nhược cơ thể sau sinh

Theo GS.TS.BS Nancy Klimas – Giám đốc Viện Y học Miễn dịch Thần kinh của Đại học Nova Southeastern (Mỹ), nguyên nhân gây suy nhược cơ thể sau sinh có liên quan đến nhiều yếu tố như:

– Mất máu, mất sức trong lúc chuyển dạ và sinh nở.

– Những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể sau khi sinh.

– Vấn đề tâm lý như căng thẳng tinh thần kéo dài, áp lực từ việc chăm sóc con, mất tự tin vì ngoại hình thay đổi…

– Ngủ không đủ giấc, hay phải tỉnh dậy giữa đêm để chăm con, thói quen và giờ giấc sinh hoạt đảo lộn.

– Thiếu máu, thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn uống không điều độ và đủ chất.

Hướng dẫn cách điều trị suy nhược cơ thể sau sinh tại nhà

Suy nhược cơ thể sau sinh ảnh hưởng đến cả sức khỏe, tâm lý, tinh thần của chị em phụ nữ, khiến họ mệt mỏi, không hứng thú với việc gì, tâm trạng thất thường, giảm ham muốn vợ chồng, quan trọng nhất là không còn sức lực để chăm sóc con nhỏ và làm giảm số lượng, chất lượng sữa mẹ.

Để điều trị suy nhược cơ thể, ưu tiên hàng đầu là cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đặc biệt, điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học và nên kết hợp sử dụng các sản phẩm bổ trợ thì sức khỏe sẽ nhanh chóng hồi phục lại.

Chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa suy nhược cơ thể sau sinh

Nhiều người có thói quen ăn uống kiêng khem sau sinh, điều này có thể khiến cơ thể không có đủ dinh dưỡng và năng lượng, nhất là khi đang cho con bú. Do đó, nên ăn uống đa dạng để đảm bảo đủ dinh dưỡng, cụ thể là:

– Mỗi bữa ăn luôn có đủ 4 nhóm chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu đỗ…), đường (tinh bột, gạo, miến, khoai…), chất béo (ưu tiên chất béo thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành, hướng dương…), vitamin và khoáng chất (rau xanh, trái cây).

– Tăng cường thực phẩm bổ máu như gan, thịt bò, trứng gà, bí đỏ, đậu đỗ…

– Nên ăn nhiều rau củ quả màu xanh đậm, đỏ, cam hay vàng vì giàu các chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin giúp tăng sức đề kháng.

– Tránh các thực phẩm có thể gây suy nhược cơ thể như đường, đồ ăn chiên rán nhiều lần, thức ăn đóng gói sẵn, đồ đông lạnh, caffein (trà đặc, cà phê),…

– Uống đủ nước tối thiểu 1.5 – 2 lít/ngày.

Nếu không muốn ăn có thể chia ra thành các bữa nhỏ, mỗi bữa ăn một ít sẽ đỡ ngán hơn; nấu thành cháo, canh, súp lỏng để dễ nuốt hơn; tránh ăn thức ăn lạnh, khó tiêu.

Phục hồi suy nhược cơ thể sau sinh bằng một chế độ ăn đủ dinh dưỡng và lành mạnh

Cải thiện sức khỏe bằng sản phẩm thảo dược hỗ trợ

Sử dụng thuốc cho phụ nữ đang nuôi con bú không được ưu tiên, vì vậy, việc điều trị suy nhược cơ thể bằng thảo dược sẽ là lựa chọn an toàn, lành tính hơn. Trong Đông y, có những vị thuốc bổ rất tốt cho chị em phụ nữ mà bạn có thể tham khảo dùng như Đương Quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân…

Đương quy được mệnh danh là “Nữ nhân sâm” nhờ tác dụng bổ máu, kích thích tạo máu, tăng lưu thông máu, nhờ đó làm giảm mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, da xanh xao, bồi bổ cơ thể, cải thiện sức khỏe hiệu quả. Đặc biệt là giúp cân bằng lại nội tiết tố nữ estrogen đang bị sụt giảm sau khi sinh.

Xuyên tiêu, Ích trí nhân ngoài tác dụng thúc đẩy lưu thông máu còn hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp kích thích ăn uống, cải thiện khả năng hấp thu dinh dưỡng của bộ máy tiêu hóa để tăng dưỡng chất cung cấp cho cơ thể và giảm cảm giác chán ăn.

Hiện nay, sự kết hợp của 3 thảo dược này trong viên uống Hồng Mạch Khang được đánh giá là giải pháp hiệu quả để khắc phục chứng suy nhược cơ thể và suy nhược cơ thể sau sinh nói riêng. Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và được các chuyên gia khuyên dùng dành cho phụ nữ sau sinh.

Vì vậy, song song với chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn không nên bỏ quan những sản phẩm lành tính như Hồng Mạch Khang để cải thiện sức khỏe nhanh hơn. Cùng lắng nghe cảm nhận của chị Hằng (Nam Định) về sản phẩm trong video sau:

Suy nhược cơ thể sau sinh dùng Hồng Mạch Khang tốt không

Điều chỉnh lối sống lành mạnh

– Dành thêm thời gian nghỉ ngơi để hồi phục thể trạng, tránh làm việc quá sức, giấc ngủ rất quan trọng, cần ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng/ngày.

– Chia sẻ việc trong nhà và nhờ sự hỗ trợ của chồng, người thân để bản thân được nghỉ nhiều hơn.

– Duy trì tập thể dục mỗi ngày giúp giảm căng thẳng và giúp máu lưu thông tốt hơn. Những bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền sẽ phù hợp cho phụ nữ sau sinh.

– Không nên lo nghĩ nhiều, việc giữ tinh thần thoải mái là liệu pháp hữu hiệu để bạn cải thiện sức khỏe nhanh hơn.

Để khắc phục hoàn toàn chứng suy cơ thể sau sinh sẽ cần thời gian khá lâu và cũng không đơn giản, do đó, bất cứ chị em phụ nữ nào cũng vậy, ngay từ giai đoạn mang thai, hãy cố gắng xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và lối sống khoa học để phòng ngừa bệnh.

Tác giả: Dược sỹ Hồ Hà

Nguồn tham khảo:

pubmed.ncbi.nlm.nih.gov

Ngày đăng: 21/01/2022

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Bệnh thần kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Bệnh thần kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Bệnh thần kinh

Bị giật kinh phong phải làm sao? – 4 điều nên làm và cần tránh

Rất có thể một ngày nào đó bạn sẽ phải giúp đỡ một người vượt qua cơn co giật động kinh, hay còn gọi là…

Viết bình luận

loading
Bệnh thần kinh

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày