Theo ước tính có đến 35% người Mỹ từ 40 tuổi trở lên bị rối loạn tiền đình, đây cũng chính là nguyên nhân làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho những ai không may mắc phải. Tuy nhiên, bạn có biết rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi được nếu chúng ta phát hiện bệnh sớm và điều trị hợp lý ngay từ giai đoạn đầu. Bài viết dưới đây sẽ trang bị đầy đủ mọi thông tin quan trọng giúp bạn chủ động đẩy lùi căn bệnh này.
Tóm tắt bài viết
Bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng mất khả năng kiểm soát thăng bằng khiến người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.
Hệ thống tiền đình bao gồm các bộ phận của tai trong và não bộ, có nhiệm vụ xử lý thông tin cảm giác để duy trì tư thế, sự cân bằng và phối hợp cử động giữa mắt, đầu, toàn thân. Bất kỳ một yếu tố nào làm tổn thương khu vực này đều có thể dẫn đến chứng rối loạn tiền đình.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của rối loạn tiền đình
Bệnh rối loạn tiền đình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó thường gặp là:
- Viêm tai giữa, viêm dây thần kinh tiền đình do nhiễm virus, vi khuẩn ở tai.
- Huyết áp thấp, thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn não, bệnh lý đốt sống cổ, bất thường mạch máu não,… làm giảm lưu lượng máu tới não và hệ thống tiền đình.
- Nhiễm độc tiền đình do tác dụng phụ của một số nhóm thuốc như thuốc lợi tiểu, giảm đau, kháng sinh nhóm aminoglycoside,…
- Phẫu thuật, chấn thương vùng đầu hoặc tai.
Huyết áp thấp là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình thường gặp
Những người thường xuyên thiếu ngủ; làm việc căng thẳng, áp lực kéo dài; sống trong môi trường quá ồn; ngồi lâu một chỗ, ít vận động; phụ nữ sau sinh, phụ nữ thời kỳ mãn kinh, người lớn tuổi,… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bởi những yếu tố này có thể tác động làm tổn hại tới các tế bào tại hệ thống tiền đình – ốc tai.
Cách nhận biết các triệu chứng rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình được đặc trưng bởi 6 triệu chứng điển hình sau:
- Hoa mắt, chóng mặt: Cảm giác lâng lâng, quay cuồng như thể mọi thứ đều đang di chuyển là triệu chứng rối loạn tiền đình dễ nhận thấy nhất, càng về sau những cơn chóng mặt xuất hiện nặng dần cả về mức độ và tần suất.
- Mất thăng bằng, mất định hướng không gian: Người bệnh khó khăn khi duy trì tư thế đứng thẳng, dễ bị té ngã, có xu hướng chạm giữ một vật gì đó hoặc nhìn xuống đất mới đứng vững được. Họ cũng nhạy cảm với độ cao và khó đi bộ trong bóng tối.
- Thay đổi thính giác: Ù tai kéo dài, nhạy cảm với tiếng ồn hoặc cảm thấy chóng mặt, choáng váng tăng lên khi tiếp xúc âm thanh lớn, thậm chí mất thính lực tạm thời.
- Rối loạn thị giác: Người bệnh có thể bị nhìn mờ hoặc nhìn đôi, khó tập trung khi theo dõi sự vật di chuyển bằng mắt, cảm thấy khó chịu khi đứng giữa đám đông hoặc quá nhạy cảm với ánh sáng nhấp nháy, đèn huỳnh quang, thiết bị điện tử,…
- Thay đổi nhận thức: Hay quên, trí nhớ kém, khó tập trung, dễ bị phân tâm, thường xuyên lẫn lộn, khó khăn khi tham gia hội thoại hoặc hiểu các chỉ dẫn.
- Thay đổi tâm lý: Người bệnh thường xuyên cảm thấy lo âu, phiền muộn, có thể hoảng loạn hoặc mất tự chủ.
- Triệu chứng khác: Đau đầu, nặng nề trong tai, buồn nôn, nói lắp, dễ bị say tàu xe,…
Rối loạn tiền đình ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và cuộc sống?
Dù không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm nhưng các triệu chứng của rối loạn tiền đình thường tái diễn thường xuyên và kéo dài, chính điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, cụ thể như:
- Cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, ghi nhớ, mất hứng thú khiến hiệu suất công việc, kết quả học tập sút kém.
- Khó khăn khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào, nhất là tham gia giao thông, leo cầu thang, trèo cao,… bởi nguy cơ té ngã, chấn thương nguy hiểm.
- Rối loạn cảm xúc, lo âu, trầm cảm, mất tự chủ hoặc cảm giác bị cô lập.
- Tổn thương thính lực, nhẹ thì ù tai hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây điếc.
Rối loạn tiền đình khiến người bệnh dễ bị té ngã, chấn thương
Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiện nay
Rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu xuất phát từ các nguyên nhân như huyết áp thấp, thiếu máu, mất ngủ, viêm nhiễm trùng tai trong,… Tuy nhiên, bệnh có tỷ lệ tái phát cao nếu sau đó người bệnh không đảm bảo được chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc khoa học. Bởi vậy, trong điều trị cần kết hợp đồng bộ các biện pháp sau:
Dùng thuốc tây
Thuốc tây vẫn là chỉ định đầu tay trong điều trị rối loạn tiền đình nhằm giúp người bệnh cải thiện nhanh triệu chứng. Trong đó thường sử dụng các nhóm thuốc sau:
- Thuốc kháng cholinergic (scopolamin), thuốc kháng histamin (meclizine, dimenhydrinate, diphenhydramine,..) giúp giảm hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn.
- Thuốc tăng tuần hoàn máu não như piracetam, ginkobiloba, vinpocetine,…
- Thuốc an thần như diazepam, clonazepam, lorazepamm alprazolam,… nếu người bệnh bị mất ngủ, lo âu hoặc căng thẳng quá mức.
- Thuốc kháng sinh, chống viêm trong trường hợp có viêm tai giữa, viêm dây thần kinh tiền đình, nhiễm khuẩn tai trong,…
Bên cạnh những lợi ích mang lại, thuốc tây cũng tiềm ẩn một số nguy cơ tác dụng phụ nhất định làm ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi vậy người bệnh cần thăm khám để xác định chính xác bệnh, tuân thủ dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất.
Thảo dược tự nhiên chữa rối loạn tiền đình
Hiện nay, sử dụng thảo dược tự nhiên trong điều trị rối loạn tiền đình là giải pháp được các chuyên gia khuyến cáo áp dụng nhằm rút ngắn thời gian dùng thuốc tây và ngăn bệnh tái phát lâu bền. Trong đó, Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu là 3 thảo dược đang mang lại những lợi ích thiết thực, được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn.
Điều trị rối loạn tiền đình an toàn, bền vững bằng thảo dược tự nhiên
Nhiều kết quả nghiên cứu trên toàn thế giới đã làm sáng tỏ được rằng, hoạt chất sinh học trong 3 loại thảo dược này có tác dụng bổ máu, kích thích tủy xương tạo máu, tăng cường tuần hoàn máu não và nâng huyết áp ổn định, từ đó giảm nhanh triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… đồng thời giải quyết tận gốc căn nguyên gây bệnh đó là huyết áp thấp, thiếu máu, thiểu năng tuần hoàn não để ngăn chặn bệnh tái phát. Nhờ khả năng khắc phục cả phần gốc và phần ngọn của bệnh, đây sẽ là giải pháp tối ưu với người bệnh rối loạn tiền đình.
Viên uống thảo dược giúp làm giảm hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… hiệu quả
Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Bên cạnh điều trị bằng Đông Tây y kết hợp, người bệnh rối loạn tiền đình cần duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học nhằm phòng ngừa bệnh lâu bền, cụ thể bạn nên:
- Uống nhiều nước trung bình 1,5 – 2 lít/ngày để tăng lưu lượng máu tuần hoàn.
- Hạn chế rượu, bia, thuốc lá hoặc các loại đồ uống chứa caffein như cà phê, trà đặc, nước tăng lực,… bởi chúng có thể gây kích thích thần kinh quá mức, khiến triệu chứng bệnh thêm nặng hơn.
- Tăng cường thực phẩm giàu acid folic trong súp lơ xanh, cải bó xôi, đậu lăng, rau chân vịt, ngũ cốc nguyên hạt, cam, dưa vàng, trứng, măng tây,… sẽ giúp khắc phục những khuyết điểm tại hệ thống tiền đình.
- Bổ sung vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, magie từ các thực phẩm như thịt gia cầm, hải sản, sữa, trái cây họ cam chanh, các loại hạt, nấm,…
- Hạn chế ngồi yên tại một vị trí hoặc làm việc trước máy tính quá lâu, nên đứng dậy vận động hoặc giải lao 10 – 15 phút sau vài tiếng làm việc liên tục.
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày nhằm tăng cường sức khỏe và cải thiện tuần hoàn máu.
Rối loạn tiền đình không quá nguy hiểm nhưng những hệ lụy mà nó gây ra với sức khỏe, cuộc sống của người bệnh là không hề nhỏ. Bởi vậy, hãy chủ động phòng ngừa, phát hiện và đẩy lùi bệnh ngay từ sớm để tránh những rủi ro không đáng có.
Ngày đăng: 19/07/2019
https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorder
https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorder/symptoms
https://vestibular.org/understanding-vestibular-disorder/treatment