Nguyên nhân bệnh huyết áp thấp và cách khắc phục hiệu quả!

Nguyên nhân bệnh huyết áp thấp và cách khắc phục hiệu quả!

Tưởng chừng đơn giản nhưng theo số liệu thống kê có tới 5 – 7% dân số thế giới mắc chứng huyết áp thấp và đang phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra, chẳng hạn như: Suy tim, nhồi máu não, teo não, nhũn não,… Để điều trị hiệu quả, việc đầu tiên cần làm đó chính là xác định nguyên nhân bệnh huyết áp thấp.

8 nguyên nhân bệnh huyết áp thấp phổ biến hiện nhất

Các vấn đề về tim mạch

Một số bệnh lý tim mạch như nhịp tim chậm, hở van tim, hẹp van tim, đau tim, suy tim,… đều có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu trong cơ thể và là nguyên nhân bệnh huyết áp thấp.

Vấn đề nội tiết tố

Các bệnh lý như suy thượng thận, suy tuyến giáp, hạ đường huyết quá mức,… có thể gây rối loạn hoạt động của các hormon trong cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng điều hòa huyết áp.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số thuốc tây trong điều trị đái tháo đường (thuốc lợi tiểu), tăng huyết áp (chẹn beta, chẹn alpha,..), parkinson (pramipexole, thuốc chứa levodopa,..), hay trầm cảm (doxepin, imipramine,..), rối loạn cương dương (thuốc viagara,…) có thể gây hạ huyết áp nếu dùng lâu dài hoặc quá liều. Do đó, nếu đang sử dụng một trong các loại thuốc trên bạn nên thường xuyên đo huyết áp và thông báo ngay với bác sĩ điều trị nếu có các triệu chứng bất thường.

Phụ nữ trong thai kỳ

Khi mang thai, lưu lượng máu trong cơ thể người phụ nữ sẽ phải tăng gấp 1.2 – 1.5 lần so với bình thường để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Đồng thời trong 6 tháng đầu thai kỳ, hormon progesterone tăng sinh dễ gây giãn mạch và dẫn đến tụt huyết áp. Ngoài ra, tình trạng suy tuyến giáp, căng thẳng mệt mỏi, hay mang thai đôi, ba,… là yếu tố gây tăng nguy cơ huyết áp thấp thai kỳ. Tuy nhiên, sau khi sinh con, tình trạng này sẽ được cải thiện.

Mang thai là một trong những nguyên nhân bệnh huyết áp thấp

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Một chế độ ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng, nhất là khi thiếu hụt vitmin B12, acid folic, sắt sẽ khiến cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu gây thiếu máu, giảm lưu lượng tuần hoàn. Đây là nguyên nhân bệnh huyết áp thấp khá phổ biến.

Mất máu

Mất máu trong phẫu thuật, chấn thương, tai nạn, chảy máu nội tạng do viêm loét dạ dày – tá tràng, rong kinh ở phụ nữ,… đều có thể làm giảm lưu lượng máu trong cơ thể, dẫn đến hạ huyết áp nghiêm trọng.

Mất nước

Khi cơ thể mất nhiều nước hơn mức tiêu thụ, nó có thể gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, kiệt sức,… nặng hơn có thể dẫn đến tụt huyết áp, ngất xỉu. Một số trường hợp có thể dẫn đến mất nước đó là nôn mửa, tiêu chảy, tập thể dục quá sức,…

Sốc phản vệ

Một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng xảy ra do ngộ độc thực phẩm, kích ứng với thuốc, bị rắn độc cắn,… có thể gây khó thở, nổi mề đay, ngứa, sưng học và dẫn đến tụt huyết áp. Nếu không xử lý kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong.

Huyết áp thấp khiến bạn thường xuyên gặp các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại / zalo 0988.024.366 để được tư vấn về giải pháp trị hiệu quả, sớm ổn định huyết áp và cải thiện sức khỏe.

Hướng dẫn cách khắc phục huyết áp thấp hiệu quả

Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Theo các chuyên gia, một chế độ ăn uống không chỉ giúp người bệnh huyết áp thấp cải thiện triệu chứng hiệu quả mà còn góp phần ngăn chặn bệnh tái phát. Do đó bạn nên:

– Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B12, acid folic, sắt như thịt bò, thịt lườn gà, cá, hải sản, trứng, bí đỏ, củ dền, rau có màu xanh đậm,… nhằm giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn, cải thiện các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi,… rất tốt.

– Uống nhiều nước, ít nhất nên uống 8 – 10 cốc/ngày (tương đương 1.5 – 2 lít), có thể thay thể bằng nước ép, sinh tố hoa quả.

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia bảo quản như: Pizza, xúc xích, lạp xưởng, đồ ăn nhanh,…

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức quá khuya

– Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi quá mức.

– Tập thể dục thường xuyên với các bài tập như yoga, ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, hít sâu thở chậm,… nhằm cải thiện lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể.

– Hạn chế thay đổi tư thể đột ngột, nhất là khi mới ngủ dậy, nên nằm nghỉ ngơi vài phút để cơ thể thích nghi sau đó mới từ từ ngồi dậy.

Người bệnh huyết áp thấp nên tăng cường thực phẩm bổ máu

Thảo dược tự nhiên giúp cải thiện huyết áp thấp hiệu quả

Khoa học hiện đại ngày càng phát triển, nhiều loại thuốc mới ra đời, nhưng không ai có thể phủ nhận vai trò của thảo dược tự nhiên trong điều trị huyết áp thấp. Trong đó được đánh giá cao hơn cả là bộ ba thảo dược Đương quy, Ích trí nhân, Xuyên tiêu trong viên uống Hồng Mạch Khang

Vốn được mệnh danh là “Nữ nhân sâm của Việt Nam”, Đương quy có tác dụng bổ máu, tăng cường tuần hoàn, giúp cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,… hiệu quả. Không chỉ vậy, nghiên cứu trên tạp chí Natural Medicines còn cho thấy, thảo dược này có khả năng kích thích tủy xương tăng sinh tạo máu, điều hòa hệ thần kinh thể dịch, giúp các thụ thể cảm áp hoạt động nhanh nhạy, chính xác hơn, nhờ đó nâng cao huyết áp một cách tự nhiên, bền vững.

Khi kết hợp cùng Ích trí nhân, Xuyên tiêu, chúng tạo thành một công thức ưu việt cho người bệnh huyết áp thấp, một mặt giảm nhanh triệu chứng, giúp kéo huyết áp lên ổn định, một mặt nâng cao sức khỏe, cải thiện cả chất lượng, số lượng máu.

Và đó cũng chính là kết quả của nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội, sau 60 ngày sử dụng viên uống Hồng Mạch Khang có tới 96.7% người bị huyết áp thấp đã cải thiện tốt sức khỏe, nâng huyết áp trở về bình thường. Để hiểu rõ hơn về lợi ích của sản phẩm thảo dược này, hãy cùng lắng nghe chia sẻ trải nghiệm của cô Lê Thu Thảo (0912.205.861 – Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội) và ý kiến đánh giá của chuyên gia trong các video dưới đây:

Nhờ Hồng Mạch Khang, huyết áp cô Thảo đã ổn định, không còn hoa mắt, chóng mặt

Chuyên gia đánh giá tác dụng của viên uống Hồng Mạch Khang

Có thể bạn quan tâm:

Đương quy – Giải pháp vàng giúp đẩy lùi huyết áp thấp hiệu quả

Hồng Mạch Khang – Lựa chọn tốt nhất cho người huyết áp thấp, thiếu máu, suy nhược cơ thể

Hi vọng qua bài viết trên các bạn độc giả đã có thể hiểu rõ về nguyên nhân bệnh huyết áp thấp, từ đó lựa chọn cho chính mình và người thân phương pháp phòng và trị bệnh hiệu quả.

Tác giả: DS. Cao Thủy

Ngày đăng: 18/06/2019 | Cập nhật cuối: 23/06/2020


Nguồn tham khảo

https://www.verywellhealth.com/what-causes-low-blood-pressure-1764029

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465

Bài viết liên quan

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Huyết áp thấp

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Huyết áp thấp khiến cơ thể luôn trong trạng thái choáng váng, mệt mỏi và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho…

Tụt huyết áp nên làm gì? Bí quyết điều trị tụt huyết áp tại nhà

Huyết áp thấp

Tụt huyết áp nên làm gì? Bí quyết điều trị tụt huyết áp tại nhà

Tụt huyết áp khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi thường xuyên, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc…

Người bị suy nhược cơ thể uống thuốc gì để phục hồi sức khỏe tối ưu?

Huyết áp thấp

Người bị suy nhược cơ thể uống thuốc gì để phục hồi sức khỏe tối ưu?

Cuộc sống bận rộn, nhiều áp lực đã khiến rất nhiều người trong chúng ta thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán nản, kiệt sức,…

Viết bình luận

loading
XCBS HMK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày