Thiếu máu: Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng và trị hiệu quả

Thiếu máu: Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng và trị hiệu quả

Bạn có biết rằng, ước tính trên toàn thế giới có 1.62 tỷ người bị thiếu máu, khoảng 47% trẻ em trước độ tuổi đến trường mắc bệnh và có hơn 400 loại thiếu máu khác nhau đã được xác định. Tình trạng này sẽ không quá nguy hiểm nếu chúng ta phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nhưng nếu chủ quan, bỏ qua bệnh sẽ để lại những hậu quả khó lường. Vậy nguyên nhân gây thiếu máu là gì? Làm cách nào để phòng ngừa và điều trị hiệu quả?. Hãy dành 3 phút để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh trong bài viết sau.

Thế nào được gọi là thiếu máu?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu là tình trạng giảm huyết sắc tố (hemoglobin) và số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi xuống thấp hơn so với mức bình thường khiến các mô, cơ quan trong cơ thể không nhận đủ oxy để duy trì hoạt động. Dựa trên kết quả xét nghiệm máu, bệnh được chẩn đoán khi nồng độ hemoglobin dưới 13,5g/100ml ở nam giới và dưới 12,0g/100ml ở phụ nữ. Với trẻ em giá trị này có thể thay đổi theo từng độ tuổi.

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán chính xác bệnh thiếu máu

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây thiếu máu

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây thiếu máu, trong đó có thể phân thành 3 nhóm chính sau:

Thiếu máu do giảm tạo máu

Tủy xương là cơ quan đảm nhận chức năng tạo máu, tuy nhiên quá trình này có thể bị rối loạn bởi tác động của các yếu tố sau:

  • Thiếu sắt: Tủy xương cần sắt để tạo ra huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu, khi cơ thể không được cung cấp đủ sắt (do chế độ ăn uống, bệnh lý làm giảm hấp thu sắt, mang thai, mất máu,…) sẽ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt, đây cũng chính là loại thiếu máu phổ biến nhất hiện nay. Ngoài sắt, thiếu vitamin B12, acid folic cũng làm giảm sản xuất hồng cầu tại tủy xương.
  • Bệnh lý tủy xương như viêm tủy xương, u tủy xương, bệnh bạch cầu,…
  • Bệnh mạn tính như ung thư, HIV/AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận, bệnh Crohn, tình trạng viêm mạn tính,…

Thiếu máu do mất máu

  • Mất máu cấp tính trong phẫu thuật, tai nạn, chấn thương, sinh con, vỡ mạch…
  • Mất máu mạn tính trong viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng, bệnh trĩ, nhiễm giun sán, ung thư hoặc khối u gây xuất huyết, tác dụng phụ của thuốc chống viêm nhóm NSAIDs, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài…

Thiếu máu do tan máu

Trung bình các tế bào hồng cầu khỏe mạnh có vòng đời khoảng 120 ngày, tuy nhiên quá trình này có thể bị rút ngắn, hồng cầu bị phá hủy sớm với số lượng lớn, dẫn đến thiếu máu. Tình trạng này thường gặp trong bệnh thiếu máu huyết tán tự miễn, bệnh thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng, sốt rét, nhiễm nọc độc rắn, rối loạn đông máu, bệnh gan thận tiến triển sinh độc tố, tăng huyết áp nặng,…

Cách nhận biết thiếu máu qua từng dấu hiệu cụ thể

Triệu chứng thiếu máu thay đổi theo từng mức độ và nguyên nhân gây bệnh, trong đó phổ biến nhất là trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng, da xanh tái, nhợt nhạt kèm theo một số dấu hiệu sau:

  • Đau đầu
  • Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đôi khi có thể ngất xỉu
  • Khó thở, đau tức ngực
  • Tim đập nhanh không đều
  • Chân tay lạnh

Mệt mỏi, đuối sức là triệu chứng thiếu máu phổ biến nhất

Thiếu máu càng nặng thì các biểu hiện bệnh càng hiện diện nhiều và rõ ràng hơn. Ngoài ra, một số dạng thiếu máu cũng có những triệu chứng đặc trưng riêng cụ thể như:

  • Thiếu máu do thiếu sắt: Móng lõm, lưỡi nhợt màu, nhẵn do mất gai lưỡi.
  • Thiếu máu do thiếu acid folic hoặc vitamin B12: Niêm mạc miệng – lưỡi viêm đỏ.
  • Thiếu máu do tan máu: Vàng da, nước tiểu sẫm màu, sốt, đau bụng.
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm: Sưng đau bàn chân, bàn tay mệt mỏi, vàng da.
  • Thiếu máu bất sản: Sốt, phát ban da, thường xuyên bị nhiễm trùng.
Bạn hay người thân đang mắc phải chứng thiếu máu mà chưa tìm được cách khắc phục hiệu quả, hãy liên hệ ngay qua điện thoại số 0988.024.366 để được tư vấn về giải pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả 

Thiếu máu nguy hiểm như thế nào?

Tùy vào nguyên nhân mà mức độ nguy hiểm của thiếu máu cũng khác nhau từ nhẹ đến nặng. Thông thường, ngoại trừ các tình trạng mạn tính hoặc bệnh lý di truyền hiếm gặp, đa số các trường hợp không khó để điều trị, tuy nhiên nếu không khắc phục kịp thời, thiếu máu kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như:

  • Bệnh lý tim mạch: Thiếu máu khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, dẫn đến nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, phì đại cơ tim, giãn tim, suy tim.
  • Biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mang thai bị thiếu máu có nguy cơ sinh non, sảy thai, thai phát triển không bình thường, nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng.
  • Tử vong trong một số tình trạng di truyền nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm, thalassemia hoặc chảy máu cấp tính.

Các phương pháp điều trị thiếu máu

Điều chỉnh chế độ, ăn uống sinh hoạt

Xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh là việc quan trọng cần được thực hiện ngay từ khi được chẩn đoán mắc bệnh, cụ thể:

  • Ăn đủ chất dinh dưỡng, chú trọng nhóm thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12 tốt cho quá trình tạo máu như thịt bò, thịt gia cầm, gan động vật, rau lá màu xanh đậm (rau ngót, bông cải xanh, rau bina, cải xoăn,…), hải sản (cá ngừ, cá thu, cá bơn, tôm, cua, hàu, sò,…), các loại đậu, trứng, trái cây sấy khô, củ dền, bí đỏ, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Bổ sung sắt cùng thực phẩm giàu vitamin C trong cam, quýt, cà chua, kiwi, dâu tây, bông cải xanh,.. nhằm tăng hấp thu sắt.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, thực phẩm giàu canxi, tanin (cà phê, trà xanh, trà đen), gluten (lúa mì, yến mạch, mì ống,..), oxalat (cần tây, khoai tây, socola, củ cải đường,..), đặc biệt là trước và sau bữa ăn vì làm giảm hấp thu sắt.
  • Uống đủ nước tối thiểu 2 lít/ngày để duy trì lưu lượng máu tuần hoàn.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh thức khuya hoặc làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, áp lực thường xuyên.
  • Duy trì tập thể dục đều đặn, vừa sức mỗi ngày nhằm cải thiện tuần hoàn và nâng cao sức khỏe.

Cải thiện thiếu máu bằng một chế độ dinh dưỡng khoa học

Điều trị thiếu máu bằng thuốc

Tùy thuộc vào loại thiếu máu và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số liệu pháp sau:

  • Bổ sung sắt, acid folic, vitamin B12 cùng các loại vitamin, khoáng chất khác nếu thiếu máu do thiếu dưỡng chất.
  • Truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng.
  • Tiêm Erythropoietin tổng hợp, một loại hormon được sản xuất tại thận nhằm kích thích tủy xương sinh hồng cầu.
  • Thuốc ức chế miễn dịch nếu thiếu máu do tan máu tự miễn.
  • Thuốc điều trị bệnh mắc kèm như thuốc tẩy giun, thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng, kháng sinh…
  • Cấy ghép tủy xương khi tủy xương không thể sản sinh hồng cầu.

Sử dụng viên uống thảo dược

Từ xưa, y học cổ truyền đã có nhiều vị thuốc bổ máu nổi tiếng, được ứng dụng rộng rãi trong điều trị thiếu máu và cho kết quả rất tốt, tiêu biểu như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân. Đến nay các bằng chứng khoa học hiện đại đã giúp sáng tỏ cơ chế tác dụng của những thảo dược này.

Theo nghiên cứu tại trường Đại học Y Hàng Châu, Trung Quốc, Đương quy có tác dụng kích quá tủy xương sinh hồng cầu, tăng nồng độ huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu, đồng thời cung cấp nguồn tiền chất tạo máu đa dạng như sắt, vitamin B12, acid folic… Trong khi đó, Ích trí nhân, Xuyên tiêu giúp thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu, tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng tại ruột, nhờ đó cải thiện thể tích, chất lượng máu, từ đó giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi thể trạng, giảm mệt mỏi, da xanh xao.

Bên cạnh khắc phục các bệnh lý nền thì việc thúc đẩy quá trình tạo máu của cơ thể cũng là một mục tiêu quan trọng không thể thiếu trong điều trị thiếu máu. Chính vì vậy, song song với tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên sớm kết hợp bổ sung những sản phẩm hỗ trợ chứa 3 thảo dược trên để nâng cao hiệu quả.

Bạn có thể quan tâm:

Viên uống bổ máu Hồng Mạch Khang chứa Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân

Thiếu máu không phải là tình trạng nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh có thể bị ảnh hưởng với nhiều yếu tố khác nhau thuộc về lối sống, do vậy hãy chủ động phòng ngừa và đẩy lùi bệnh bằng một chế độ ăn khoa học ngay từ giờ.

Tác giả: DS. Hồ Hà

Ngày đăng: 17/07/2019


Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anemia/symptoms-causes/syc-20351360https://www.medicalnewstoday.com/articles/158800.php

Bài viết liên quan

Tuần hoàn máu kém – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu

Tuần hoàn máu kém – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hệ tuần hoàn đóng vai trò như kênh vận chuyển mang máu giàu oxy, chất dinh dưỡng đi nuôi các tế bào và điều chỉnh…

Thiếu máu: Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng và trị hiệu quả

Thiếu máu

Thiếu máu: Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng và trị hiệu quả

Bạn có biết rằng, ước tính trên toàn thế giới có 1.62 tỷ người bị thiếu máu, khoảng 47% trẻ em trước độ tuổi đến…

Viết bình luận

loading
XCBS HMK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày