Ban đầu rối loạn tic chỉ đơn giản là những biểu hiện như nháy mắt, chun mũi, nhún vai,… tưởng chừng sẽ chẳng ảnh hưởng gì tới trẻ. Nhưng nếu không sớm điều trị, bệnh có thể tiến triển trầm trọng hơn, tạo thành tật xấu, gây cản trở tới việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Bài viết sau sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về những khó khăn mà trẻ rối loạn tic đang gặp phải và cách để khắc phục hiệu quả.
Tóm tắt bài viết
Những thách thức mà trẻ rối loạn tic đang phải đối mặt
Trẻ bị tic thường gặp khó khăn trong học tập
Mặc dù rối loạn tic không làm giảm chỉ số IQ của trẻ, nhưng có thể ảnh hưởng đến sự tập trung, khả năng ngôn ngữ và phân tích dữ liệu khi nghe nhìn. Nhiều trẻ rối loạn tic gặp các vấn đề về đọc, nói, viết, dễ bị phân tâm nên khó tiếp thu bài giảng, hệ quả là thành tích học tập thường kém hơn bạn bè đồng trang lứa.
Những khó khăn sau này sẽ trở thành thách thức lớn khi trẻ bước sang giai đoạn trung học hay đại học, bởi lượng kiến thức sẽ nhiều hơn và yêu cầu trẻ phải vận dụng tổng hợp nhiều kỹ năng hơn.
Trẻ rối loạn tic thường gặp khó khăn trong việc đọc, viết, nói
Biểu hiện tic khiến mọi người xung quanh hiểu lầm trẻ
Vì thường xuyên có những hành động, âm thanh kỳ lạ, khó kiểm soát như nháy mắt, chun mũi, ho hắng giọng, tặc lưỡi,… nên trẻ rối loạn tic dễ bị hiểu nhầm là “khác biệt”. Càng nghiêm trọng hơn, nếu đó là những lời nói tục, chửi bậy hoặc hành vi nhại lời, bắt chước cử chỉ người khác, dẫn đến những ánh nhìn thiếu thiện cảm, sự xa lánh, trêu trọc từ những người xung quanh. Đây chính là rào cản khiến trẻ ngại giao tiếp và dần tự cô lập bản thân, thậm chí rơi vào tình trạng trầm cảm.
Câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về những khó khăn mà trẻ thường xuyên phải đối mặt kể từ khi bị rối loạn tic:
Tic làm ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ xã hội
Các biểu hiện tic nếu không được kiểm soát tốt có thể tiến triển nặng hơn và theo trẻ đến tuổi trưởng thành, trở thành những “tật xấu”, rất khó có thể điều trị. Lúc này người bệnh sẽ thường bị mọi người xung quanh đánh giá sai về thái độ, năng lực, khiến họ khó tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp và thành công trong sự nghiệp.
Trẻ bị tic thường mắc kèm các rối loạn thần kinh khác
Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, trẻ rối loạn tic còn có nguy cơ gặp phải các rối loạn thần kinh khác, chẳng hạn như tăng động giảm chú ý, rối loạn lo âu, trầm cảm, tự kỷ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,… Những rối loạn này có thể ảnh hưởng đến hành vi, tâm lý của trẻ và khiến chúng càng khó hòa nhập với cộng đồng.
Cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ khắc phục những khó khăn trong cuộc sống?
Ngay khi trẻ được chẩn đoán rối loạn tic, cha mẹ cần tích cực điều trị bằng cách kết hợp giáo dục hành vi, chế độ ăn uống cùng sản phẩm thảo dược để giúp trẻ mau chóng kiểm soát triệu chứng, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sau này.
Liệu pháp hành vi
Cha mẹ có thể yêu cầu trẻ đứng trước gương để thực hiện một hành động thay thế thích hợp cho một tic trong khoảng 30 phút, 1 – 2 lần/ngày và kiên trì ít nhất 1 năm. Việc làm này có thể giúp 70 – 90% trẻ kiểm soát tốt triệu chứng tic. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu trẻ cười khi biểu hiện tic là nhếch mép hoặc hát một câu hát nếu trẻ hay ho hắng giọng, tặc lưỡi.
Ngoài ra để tăng cường hiệu quả điều trị, bạn có thể kết hợp cùng các bài tập thư giãn, hít sâu thở chậm, yoga, ngồi thiền,… nhằm giúp trẻ cải thiện tinh thần, giảm stress, căng thẳng quá mức.
Kết hợp liệu pháp hành vi cùng bài tập thư giãn giúp cải thiện biểu hiện tic hiệu quả
Chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học
Một lối sống khoa học không chỉ giúp tăng cường sức khỏe của trẻ mà còn góp phần ngăn chặn biểu hiện tic tiến triển nặng hơn, bởi vậy các bậc phụ huynh nên:
– Tăng cường thực phẩm giàu Magie, vitamin B6 như cá hồi, thịt bò, gan động vật, hạt điều, hạt lanh, hạt mè, gạo lứt, yến mạch, vừng đen, rau diếp, rau bina, cải xoăn, đậu đen, đậu nành, bơ, chuối,…
– Chú trọng bổ sung Omega 3 từ các loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi,…), các loại hạt (hạt lanh, hạt điều, hạt óc chó,…), dầu oliu, dầu hạt cải,…
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, mì chính, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo, bim bim, xúc xích, lạp xưởng, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…
– Tạo thói quen cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, hạn chế thức quá khuya.
– Tránh cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại,… nhất là thời điểm trước khi đi ngủ.
Sản phẩm thảo dược tự nhiên
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến khích phụ huynh cho trẻ kết hợp cùng các thảo dược tự nhiên như Câu đằng, An tức hương. Bởi lẽ những thảo dược này ngoài tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não, còn được chứng minh có khả năng gián tiếp làm giảm nồng độ Dopamin – một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến hành vi, cảm xúc, nhờ đó giúp trẻ giảm bớt biểu hiện nháy mắt, chun mũi, nhún vai, ho hắng giọng, tặc lưỡi,…
Hiện nay, thay vì phải tốn quá nhiều công sức, thời gian để đun sắc thảo dược, cha mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn Tpbvsk cốm Egaruta cho trẻ sử dụng. Không chỉ chứa bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương, cốm Egaruta còn kết hợp thêm những dưỡng chất bổ não như GABA, Taurine, Magie tạo nên một công thức toàn diện, ưu việt, vừa giúp trẻ kiểm soát tốt triệu chứng tic, vừa giúp cải thiện tư duy, trí nhớ trong học tập hàng ngày.
Ngay từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao và trở thành người bạn đồng hành giúp hàng ngàn trẻ cải thiện hiệu quả chứng rối loạn tic. Cùng lắng nghe chia sẻ của phụ huynh các bé tại đây để hiểu rõ hơn về lợi ích của cốm Egaruta:
Chia sẻ kinh nghiệm trị rối loạn tic cho con hiệu quả
Cốm Egaruta – Giải pháp giúp cải thiện chứng rối loạn tic ở trẻ hiệu quả
Hi vọng rằng, khi đã hiểu rõ những thách thức mà trẻ rối loạn tic phải đối mặt, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn được giải pháp thích hợp nhằm giúp con cải thiện hiệu quả biểu hiện tic và khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống.
Ngày đăng: 26/02/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020
https://www.cdc.gov/ncbddd/tourette/otherconcerns.html
https://www.nhs.uk/conditions/Tics/https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4462312/