Rối loạn tic âm thanh: Nhận biết sớm để trị hiệu quả!

Rối loạn tic âm thanh: Nhận biết sớm để trị hiệu quả!

Khi con bạn thường hay ho hắng giọng, khụt khịt mũi, tặc lưỡi, thậm chí nói những câu từ vô nghĩa, nhại lời người khác, có thể bạn cho rằng, đó là những tật xấu của trẻ. Nhưng sự thực đôi khi không phải vậy, bởi đó là do một chứng bệnh được gọi là rối loạn tic âm thanh gây ra.

Rối loạn tic âm thanh là gì?

Tic âm thanh là những phát âm không chủ đích, xuất hiện đột ngột, nhanh chóng, lặp lại nhiều lần, không có nhịp điệu rõ ràng và thường liên quan đến một nhóm cơ nhất định. Bệnh thường khởi phát ở trẻ từ 5 – 7 tuổi, có xu hướng nghiêm trọng nhất khi 10 – 12 tuổi và giảm dần khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

Triệu chứng nhận biết rối loạn tic âm thanh

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của rối loạn tic âm thanh mà các triệu chứng của trẻ cũng sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

Biểu hiện tic âm thanh có thể trở nên trầm trọng hơn nếu trẻ thiếu ngủ, mệt mỏi, lo lắng hoặc phấn khích quá mức. Và ngược lại, các biểu hiện này cũng sẽ được cải thiện khi trẻ bình tĩnh, tập trung vào một hoạt động cụ thể nào đó.

Cách chẩn đoán chính xác rối loạn tic âm thanh

Hiện nay, chưa có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán rối loạn tic âm thanh, nhưng bác sĩ vẫn có thể dựa trên một số tiêu chí sau để đưa ra những nhận định chính xác cho tình trạng bệnh của trẻ:

– Trẻ có một hoặc nhiều triệu chứng tic âm thanh (tặc lưỡi, ho hắng giọng, nói những câu từ vô nghĩa,…) nhưng không có biểu hiện tic vận động (nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu,…)

– Các triệu chứng tic âm thanh xảy ra thường xuyên và liên tục trên 1 năm.

– Biểu hiện tic đầu tiên khởi phát trước 18 tuổi.

– Các triệu chứng không liên quan đến bất cứ vấn đề nào về hô hấp hay tác dụng phụ của thuốc.

– Trẻ chưa được chẩn đoán mắc hội chứng tourette.

Rối loạn tic âm thanh ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ như thế nào?

Rối loạn tic âm thanh không nguy hiểm đến mức đe doạ tính mạng của trẻ, nhưng nếu không sớm được điều trị, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, cụ thể:

– Khó kết giao bạn bè, duy trì các mối quan hệ xã hội vì thường bị hiểu nhầm, bạn bè xa lánh, trêu chọc.

– Thường bị mọi người xung quanh đánh giá sai lệch về nhân cách do không kiểm soát được lời nói, có thể nói những câu từ tục tĩu, thô lỗ.

– Mắc kèm nhiều rối loạn thần kinh khác như tăng động giảm chú ý, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu, tự kỷ,…

– Biểu hiện tic âm thanh có thể theo trẻ đến suốt đời gây ảnh hưởng đến sự thành bại trong công việc, sự nghiệp về sau.

Trẻ bị rối loạn tic âm thanh thường khó kết bạn và duy trì mối quan hệ lâu dài

Để rối loạn tic âm thanh không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của trẻ, bạn hãy tìm hiểu kỹ và lựa chọn đúng giải pháp trị bệnh cho con. Nếu cần tư vấn, vui lòng gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0988.024.366 các chuyên gia sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn!

Các phương pháp điều trị tic âm thanh hiệu quả

Liệu pháp “đảo ngược” thói quen

“Đảo ngược” thói quen là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong mọi phác đồ điều trị rối loạn tic nói chung và tic âm thanh nói riêng, bởi mức độ an toàn cao và hiệu quả đạt được có thể lên tới 64 – 100%.

Các chuyên gia sẽ hướng dẫn để trẻ nhận biết những thôi thúc trong cơ thể hoặc xác định tình huống kích hoạt một tic âm thanh, sau đó thay thế bằng một hành động khác. Chẳng hạn: Trẻ có biểu hiện ho hắng giọng khi cảm thấy khó chịu trong cổ họng, lúc này cha mẹ có thể yêu cầu trẻ hát một câu hát để giảm bớt sự khó chịu đó.

Ngoài ra, các bài tập hít sâu – thở chậm, yoga, ngồi thiền,… cũng sẽ giúp trẻ cải thiện tinh thần, bớt căng thẳng, lo lắng và kiểm soát biểu hiện tic âm thanh tốt hơn.

Thuốc tây

Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn rối loạn tic âm thanh, nhưng thuốc tây được xem là giải pháp cần thiết với những trường hợp nặng, khó kiểm soát hành vi. Một số loại thuốc thường được sử dụng phổ biến bao gồm: thuốc chống loạn thần, thuốc chủ vận chọn lọc alpha2 – adrenergic, thuốc chống động kinh, chống trầm cảm,… Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, thuốc tây cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, dị ứng, ngứa, phát ban, buồn ngủ,…

Thuốc tây là giải pháp hữu hiệu với trường hợp rối loạn tic âm thanh mức độ nặng

Giải pháp hỗ trợ từ thảo dược

Hướng tới những giải pháp an toàn và mang lại hiệu quả bền vững, các chuyên gia khuyến khích phụ huynh cho trẻ dùng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên. Trong đó, cốm Egaruta là sản phẩm được đánh giá cao hơn cả. Bởi lẽ, với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não Taurine, Magie, GABA, cốm Egaruta có tác dụng trấn kinh, an thần, giúp giảm căng thẳng, lo lắng, hưng phấn quá mức, đồng thời hỗ trợ cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó cải thiện hiệu quả các biểu hiện tic của trẻ.

Ngay từ khi ra đời, cốm Egaruta đã được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho con sử dụng và cải thiện tích cực. Cùng lắng nghe chia sẻ của phụ huynh các bé tại video sau:

Bí kíp trị rối loạn tic âm thanh an toàn, hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Cốm Egaruta – Giải pháp thảo dược giúp cải thiện chứng rối loạn tic âm thanh hiệu quả

Bật mí nguyên nhân gây rối loạn tic ở trẻ, cha mẹ nên biết!

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ giúp trẻ cải thiện hành vi, giảm bớt biểu hiện tic hiệu quả, bởi vậy cha mẹ nên:

– Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B6 và khoáng chất Magie có trong các loại thực phẩm như thịt gà, thịt bò, cá hồi, gan động vật, rau diếp, rau chân vịt, cải xoăn, đậu đen, đậu lăng, hạnh nhân, hạt lanh, hạt mè, gạo lứt, vừng đen,…

– Chú trọng bổ sung Omega – 3 có trong cá hồi, cá ngừ, cá thu, hạt óc chó, dầu hạt cải,…

– Hạn chế thức ăn, đồ uống chứa nhiều đường, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích, nước ngọt có ga, nước tăng lực,…

– Tránh cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại, ipad…

– Khuyến khích trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức quá khuya.

Mặc dù rối loạn tic âm thanh không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập của trẻ. Bởi vậy, các bậc phụ huynh hãy chú tâm tới từng biểu hiện của trẻ để sớm có những nhận định chính xác và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, giúp con kiểm soát tốt chứng bệnh này, tránh mọi rủi ro có thể xảy ra.

DS:Cao Thủy

 

Ngày đăng: 08/06/2020


Nguồn tham khảo

https://www.cedars-sinai.edu/Patients/Health-Conditions/Motor-and-Vocal-Tics.aspx

https://www.psychologytoday.com/us/conditions/persistent-chronic-motor-or-vocal-tic-disorder

 

Bài viết liên quan

Nháy mắt liên tục ở trẻ có phải là rối loạn tic?

Rối loạn TIC

Nháy mắt liên tục ở trẻ có phải là rối loạn tic?

Nháy mắt, chớp mắt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm giảm căng thẳng ở mắt, tránh khô mắt và loại bỏ…

Rối loạn tic ở người lớn: Mọi thông tin từ A – Z!

Rối loạn TIC

Rối loạn tic ở người lớn: Mọi thông tin từ A – Z!

Chắc hẳn khi gặp một người lớn mà hay nháy mắt, hắng giọng, tặc lưỡi, thậm chí là nói tục, chửi bậy,… bạn sẽ nghĩ…

Rối loạn tic âm thanh: Nhận biết sớm để trị hiệu quả!

Rối loạn TIC

Rối loạn tic âm thanh: Nhận biết sớm để trị hiệu quả!

Khi con bạn thường hay ho hắng giọng, khụt khịt mũi, tặc lưỡi, thậm chí nói những câu từ vô nghĩa, nhại lời người khác,…

Viết bình luận

loading
Rối loạn TIC

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày