Rối loạn tic là gì? Mức độ nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả!

Rối loạn tic là gì? Mức độ nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả!

Mặc dù không còn quá xa lạ, nhưng khái niệm “rối loạn tic là gì, nguy hiểm như thế nào?” vẫn là một chủ đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ là lời giải đáp chính xác cho những thắc mắc của bạn về chứng bệnh này cũng như chia sẻ một số phương pháp trị giúp trẻ nhanh chóng cải thiện bệnh.

Rối loạn tic là gì?

Tic là một rối loạn vận động hay một phát âm không chủ đích, xảy ra bất ngờ, nhanh chóng nhưng lặp lại nhiều lần với các biểu hiện như: nháy mắt, chun mũi, nhún vai, giật cơ cổ, ho hắng giọng, tặc lưỡi, nói những câu từ vô nghĩa,… Tic thường khởi phát ở trẻ từ 3 – 7 tuổi, được chia thành 2 dạng là tic vận động và tic âm thanh với hai mức độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp.

Trẻ rối loạn tic có thể xuất hiện triệu chứng giật cơ cổ, nhún vai,…

Theo thời gian, các triệu chứng tic có thể trở nên trầm trọng hơn hoặc kết hợp cả hai biểu hiện rối loạn vận động và ngôn ngữ, hay còn được gọi là hội chứng tourette. Một số biểu hiện tic có thể xảy ra chậm, kéo dài trong khi số khác lại ngắn gọn và nhanh chóng. Ngoài ra, tic cũng có thể ảnh hưởng đến vận động vùng thân dưới, chẳng hạn như: co giật cơ bụng, nhón chân, đá một chân liên tục,…

Trẻ thường cảm thấy căng thẳng và thôi thúc phải thực hiện một biểu hiện tic nào đó để giải tỏa nỗi bất an trong lòng. Mặc dù có tính chất tự phát, nhưng tic lại ngừng khi ngủ và có thể tự kiểm soát bằng suy nghĩ. Tuy nhiên, sau khi kìm nén một tic, trẻ có xu hướng “bùng nổ”, tức là xuất hiện nhiều biểu hiện tic hơn để có thể giải phóng hoàn toàn cảm giác khó chịu bên trong cơ thể.

Rối loạn tic có nguy hiểm không?

Đa số các trường hợp rối loạn tic nếu mới xảy ra dưới 1 năm được coi là rối loạn tic tạm thời và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Các triệu chứng tic thường thay đổi theo thời gian, đôi khi tăng lên ở khoảng đầu tuổi dậy thì, sau đó giảm dần và rất hiếm khi gặp ở người lớn. Rối loạn tic tạm thời sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng cũng như sự phát triển tư duy, trí nhớ của trẻ.

Trong trường hợp trẻ mắc cả hội chứng tic vận động và tic âm thanh kéo dài trên 1 năm thì được chẩn đoán là hội chứng Tourette, tình trạng này thường phức tạp, khó điều trị hơn nhiều. Ngoài ra, trẻ rối loạn tic cũng có thể mắc kèm một số rối loạn thần kinh khác chẳng hạn như:

– 63% trường hợp phát triển chứng tăng động giảm chú ý với các biểu hiện hiếu động, bốc đồng, thiếu tập trung chú ý.

– 26% trẻ rối loạn tic có rối loạn ám ảnh cưỡng chế, luôn có những suy nghĩ bất thường khó kiểm soát, chẳng hạn như thường xuyên rửa tay vì sợ bẩn,…

– 49% trẻ có biểu hiện rối loạn lo âu, sợ hãi, phiền muộn mà không rõ nguyên nhân.

– 25 – 35% trường hợp phát triển rối loạn trầm cảm, tự kỷ

Trẻ rối loạn tic có thể gặp tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm

Rối loạn tic ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của trẻ?

Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng rối loạn tic có thể khiến trẻ gặp vô vàn khó khăn trong cuộc sống, cụ thể như sau:

Gặp khó khăn trong việc học tập: Rối loạn tic không làm giảm chỉ số IQ của trẻ, nhưng có thể ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, mức độ tập trung khiến trẻ dễ bị phân tâm, khó tiếp thu bài giảng.

– Dễ bị mọi người xung quanh hiểu lầm: Hiểu lầm là điều khó tránh khỏi khi trẻ rối loạn tic thường có hành động hoặc phát ra những âm thanh kỳ lạ. Nghiêm trọng hơn nếu đó là những lời nói tục tĩu hoặc hành vi nhại lại, bắt trước cử chỉ của người khác dẫn đến những đánh giá sai về thái độ, nhân phẩm của trẻ.

– Rắc rối về công việc và các mối quan hệ xã hội: Rối loạn tic có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ bạn bè của trẻ, chúng dễ bị trêu trọc, bắt nạt và xa lánh. Khi trưởng thành, trẻ rất khó để duy trì và tìm kiếm một công việc phù hợp với năng lực của bản thân.

Điều trị rối loạn tic ở trẻ sao cho hiệu quả?

Liệu pháp đảo ngược thói quen

Giải pháp tối ưu nhất và thường được cân nhắc lựa chọn trong mọi phác đồ điều trị rối loạn tic ở trẻ là liệu pháp “đảo ngược” thói quen. Hiệu quả của phương pháp này có thể lên tới 70 – 100% nếu kiên trì và áp dụng đúng cách. Các chuyên gia sẽ yêu cầu trẻ đứng trước gương và thực hiện hành động thay thế cho một tic trong khoảng 30 giây, ngày 1 – 2 lần cho đến khi loại bỏ được biểu hiện tic này. Ví dụ như: Trẻ có thể được yêu cầu cười mỗi khi có biểu hiện tic là nháy mắt.

Cha mẹ có thể yêu cầu trẻ cười khi có biểu hiện tic là nháy mắt

Thảo dược tự nhiên

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh có thể tham khảo kết hợp cùng các thảo dược tự nhiên như Câu đằng, An tức hương,… để tăng hiệu quả điều trị, giúp trẻ kiểm soát biểu hiện tic tốt hơn.

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, một số hoạt chất chiết xuất từ những thảo dược này có thể gián tiếp làm giảm nồng độ chất dần truyền thần kinh Dopamine, nhờ đó cải thiện hiệu quả triệu chứng rối loạn vận động và ngôn ngữ mà trẻ gặp phải. Và thực tế cũng đã chứng minh, có rất nhiều trẻ rối loạn tic cải thiện tốt nhờ kết hợp giáo dục hành vi và các sản phẩm từ thảo dược An tức hương, Câu đằng.

Có thể bạn quan tâm:

Giải pháp từ thảo dược Câu đằng, An tức hương giúp điều trị rối loạn tic hiệu quả

Thuốc tây

Nếu biểu hiện tic ở trẻ đã trở nên trầm trọng và không đáp ứng tốt với các phương pháp trên, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc tây nhằm giúp trẻ kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như: táo bón, khô miệng, mờ mắt, buồn ngủ, run, co giật,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do vậy cha mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi cho trẻ sử dụng.

Đọc đến đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ “rối loạn tic là gì?” và cũng đánh giá được mức độ nguy hiểm của chứng bệnh này, từ đó có hướng can thiệp kịp thời. Và nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ tới số 0988.024.366 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Tác giả: DS. Cao Thủy

Ngày đăng: 24/09/2019


Nguồn tham khảo

http://www.minddisorders.com/Py-Z/Tic-disorders.html

https://www.nhs.uk/conditions/Tics/

https://www.nhs.uk/conditions/tics/treatment/#self-help-tips

 

 

 

Bài viết liên quan

Nháy mắt liên tục ở trẻ có phải là rối loạn tic?

Rối loạn TIC

Nháy mắt liên tục ở trẻ có phải là rối loạn tic?

Nháy mắt, chớp mắt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm giảm căng thẳng ở mắt, tránh khô mắt và loại bỏ…

Rối loạn tic ở người lớn: Mọi thông tin từ A – Z!

Rối loạn TIC

Rối loạn tic ở người lớn: Mọi thông tin từ A – Z!

Chắc hẳn khi gặp một người lớn mà hay nháy mắt, hắng giọng, tặc lưỡi, thậm chí là nói tục, chửi bậy,… bạn sẽ nghĩ…

Rối loạn tic âm thanh: Nhận biết sớm để trị hiệu quả!

Rối loạn TIC

Rối loạn tic âm thanh: Nhận biết sớm để trị hiệu quả!

Khi con bạn thường hay ho hắng giọng, khụt khịt mũi, tặc lưỡi, thậm chí nói những câu từ vô nghĩa, nhại lời người khác,…

Viết bình luận

loading
Rối loạn TIC

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày