Thuốc điều trị động kinh: Điểm danh 10 loại thuốc phổ biến nhất hiện nay!

Thuốc điều trị động kinh: Điểm danh 10 loại thuốc phổ biến nhất hiện nay!

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị động kinh khác nhau nhưng thuốc vẫn là lựa chọn ưu tiên bởi hiệu quả cao, mức độ rủi ro và chi phí thấp. Cùng tìm hiểu về lợi ích, tác dụng không mong muốn cũng như cách dùng thuốc điều trị động kinh để đạt hiệu quả tối ưu nhất trong bài viết sau.

10 loại thuốc điều trị động kinh được sử dụng phổ biến nhất

5 thuốc điều trị động kinh phổ hẹp

Nhóm thuốc này thường được sử dụng với người bệnh động kinh cục bộ, khi cơn co giật chỉ ảnh hưởng đến một phần của não bộ. Dưới đây là 5 loại thuốc phổ biến được bác sĩ lựa chọn nhiều nhất:

  • Carbamazepine (Tegretol, Carbatrol,…): là thuốc điều trị động kinh thùy thái dương, hoạt động bằng cách giảm sự lan rộng cơn động kinh trong não, khôi phục cân bằng chất dẫn truyền và ổn định hoạt động điện não bộ. Ngoài ra, thuốc này còn được sử dụng điều trị co giật thứ phát, giảm đau dây thần kinh số 3 và rối loạn lưỡng cực,… Carbamazeline tương tác với nhiều loại thuốc khác như: thuốc tránh thai, kháng sinh, trị lao, thuốc chống đông máu, lợi tiểu, trị ung thư,… do đó cần chắc chắn bạn đã nói với bác sĩ về tất cả loại thuốc đang dùng.

Carbamazepine là thuốc điều trị động kinh thùy thái dương

  • Clobazam (Onfi,…): Clobazam thuộc nhóm benzodiazepin được sử dụng trong động kinh vắng ý thức, động kinh thứ phát và động kinh cục bộ. Nhờ tác dụng an thần, gây ngủ, thuốc Clobazam giúp người bệnh động cải thiện cơn co giật hiệu quả, đồng thời giảm căng thẳng, lo âu. Thuốc này có thể sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi. Trong số ít trường hợp, người bệnh có thể gặp dị ứng nghiêm trọng.
  • Gabapentin (Neurotin, Gralise…): Gabapentin có tác dụng làm giảm đáp ứng đối với các chất chủ vận của Glutamate nhờ đó làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ, giúp giảm tần suất, mức độ cơn co giật, và được sử dụng trong điều trị động kinh cục bộ. Ngoài ra Gabapentin còn được dùng để giảm đau dây thần kinh sau bệnh Zona ở người lớn. Thuốc này được đánh giá ít tác dụng phụ nhất trong nhóm thuốc chống động kinh phổ hẹp.
  • Phenobarbital: là một loại thuốc điều trị động kinh lâu đời nhất mà hiện nay vẫn được sử dụng cho động kinh Clonic và động kinh cục bộ. Thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ kéo dài, giúp chống cơn co giật. Phenobarbital có thể được sử dụng trong thời gian ngắn (< 2 tuần) để giúp người bệnh bình tĩnh, ngủ ngon hơn trong giai đoạn tâm lý căng thẳng, lo âu quá mức.
  • Phenytoin (Dilantin, Phenytek,…): có tác dụng ổn định màng tế bào thần kinh, làm dịu những kích thích quá mức trong não bộ, nhờ đó giúp điều trị các cơn động kinh từ đơn giản đến phức tạp.

Phenytoin là thuốc điều trị động kinh có tác dụng ổn định màng tế bào

5 thuốc điều trị động kinh phổ rộng

Những loại thuốc này giúp ngăn ngừa các cơn co giật liên quan đến sự tổn thương và ảnh hưởng của nhiều vùng não bộ. Dưới đây là 5 thuốc được sử dụng phổ biến:

  • Clonazepam (Klonopin,…): Clonazepam thuộc nhóm benzodiazepine có tác dụng làm dịu não bộ và hoạt động của các dây thần kinh, được sử dụng trong điều trị nhiều loại động kinh khác nhau như: động kinh Myoclonic (động kinh co giật cơ), động kinh nhược cơ hay động kinh vắng ý thức.
  • Lammotrigine (Lamictal,…): có thể điều trị nhiều loại co giật, động kinh khác nhau. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc này, người bệnh cần theo dõi phản ứng dị ứng trên da, đặc biệt là hội chứng Stevens-Johnson khiến da có thể bị bong tróc nghiêm trọng.
  • Levetiracetam (Keppra, Spitam,..): Đây là lựa chọn đầu tay trong điều trị động kinh toàn thể, cục bộ, động kinh vắng ý thức, động kinh không rõ nguyên nhân và một số loại động kinh khác bởi nó có thể phù hợp với mọi lứa tuổi.
  • Topiramate (Topamax,..): thường sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị cho nhiều dạng động kinh ở cả người lớn và trẻ em. Ngoài ra thuốc còn được dùng trong bệnh đau nửa đầu.
  • Axit Valproic (Depakine, Depakene,…): là thuốc điều trị động kinh phổ rộng được các y bác sĩ lựa chọn nhiều nhất hiện nay và đa phần người bệnh đều dung nạp tốt.

Depakine là thuốc điều trị động kinh phổ rộng

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị động kinh

Tùy vào liều lượng, thời gian sử dụng, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như:

– Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu,…

– Mệt mỏi, chóng mặt, mờ mắt,… có thể xảy ra trong vài tuần đầu sử dụng thuốc và tự biến mất khi cơ thể đã quen với thuốc.

– Phản ứng dị ứng: phát ban, nổi mề đay, ngứa,… có thể xuất hiện trong 6 tháng đầu tiên kể từ khi bắt đầu dùng thuốc.

– Suy giảm chức năng gan, tụy, thận.

– Giảm số lượng tiểu cầu nghiêm trọng.

– Thiếu máu bất sản do thuốc có thể gây tổn thương tủy xương và ảnh hưởng đến quá trình sản sinh tế bào máu.

– Rối loạn cảm xúc, vui buồn thất thường, dễ tức giận vô cớ hoặc có thể xuất hiện ảo giác.

– Suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.

Thuốc điều trị động kinh có thể gây tác dụng phụ rối loạn cảm xúc

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc điều trị động kinh

Để sử dụng thuốc điều trị động kinh an toàn, hiệu quả, người bệnh cần lưu ý:

– Kiên trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng bỏ thuốc.

– Không dừng thuốc đột ngột ngay cả khi đã kiểm soát được cơn co giật bởi nó có thể gây tăng cơn, tái phát cơn nhiều hơn.

– Phụ nữ bị động kinh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mang thai bởi nhiều loại thuốc có thể gây dị tật thai nhi.

– Thuốc chống động kinh cũng có thể bài tiết qua sữa mẹ gây hại cho trẻ, do vậy trong thời kỳ cho con bú, bạn có thể phải lựa chọn giải pháp nuôi còn bằng sữa ngoài.

– Ngưng uống rượu bia vì chúng có thể tương tác với thuốc điều trị động kinh gây tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.

Có thể bạn quan tâm:

Cốm Egaruta – Giải pháp giúp hỗ trợ điều trị co giật, động kinh hiệu quả

Thuốc điều trị động kinh là con dao hai lưỡi, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại, thuốc cũng tiềm ần nhiều tác dụng không mong muốn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Hi vọng qua bài viết trên các bạn độc giả đã có thể hiểu rõ hơn về các loại thuốc chống động kinh cũng như cách sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất cũng như hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể gặp phải.

Nếu bạn hoặc người thân không may mắc phải cơn co giật, động kinh do chấn thương não, hãy gọi điện cho chúng tôi qua số 0988.024.366, các chuyên gia sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.  

Tác giả: DS. Cao Thủy

Ngày đăng: 14/06/2019 | Cập nhật cuối: 16/07/2019


Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/epilepsy/medications-list#narrowspectrum-aeds

https://www.epilepsy.com/learn/treating-seizures-and-epilepsy/seizure-and-epilepsy-medicines/side-effects

 

Bài viết liên quan

Guanfacine – Thuốc điều trị tăng động chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi

Thuốc Tây Y

Guanfacine – Thuốc điều trị tăng động chỉ dùng cho trẻ trên 6 tuổi

Vốn là một loại thuốc phổ biến trong điều trị tăng huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Guanfacine hiện nay còn…

Tầm quan trọng của GABA trong điều trị động kinh, tăng động giảm chú ý

Thuốc Tây Y

Tầm quan trọng của GABA trong điều trị động kinh, tăng động giảm chú ý

Những năm gần đây, bổ sung GABA được xem như một giải pháp thay thế trong điều trị nhiều bệnh lý như rối loạn giấc…

Thuốc Sabril (Vigabatrin): Lợi ích và rủi ro trong điều trị động kinh

Thuốc Tây Y

Thuốc Sabril (Vigabatrin): Lợi ích và rủi ro trong điều trị động kinh

Mặc dù được sử dụng phổ biến trong điều trị động kinh cục bộ, hội chứng west nhưng thuốc Sabril (Vigabatrin) lại có thể gây…

Viết bình luận

loading
Thuốc Tây Y

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày