[Cảnh báo] Trẻ có thể bị rối loạn tic vì chơi game, xem ti vi nhiều!

[Cảnh báo] Trẻ có thể bị rối loạn tic vì chơi game, xem ti vi nhiều!

Ngày nay, những thiết bị điện tử (tivi, điện thoại, máy tính, ipad,…) dần trở thành vật hữu dụng để bố mẹ dỗ con ăn, tránh nghịch ngợm, mè nheo,…. Nhưng ngược lại, đây có thể là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn tic ở trẻ.

Tại sao trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử lại dễ mắc chứng rối loạn tic?

Não bộ bị kích thích quá mức

Các thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại, máy tính,… với những hình ảnh chuyển động nhanh, màu sắc tươi sáng gây kích thích não bộ, khiến chúng “bắt buộc” phải hoạt động nhanh hơn. Bởi vậy, khi ngừng tiếp xúc với các thiết bị điện tử, não bộ sẽ “thiếu hụt” cảm giác này dẫn tới biểu hiện giật cơ trong rối loạn tic vận động, kèm triệu chứng đau nửa đầu, khó kiểm soát cảm xúc.

Tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử khiến não bộ trẻ bị kích thích quá mức

Tăng nồng độ Dopamin trong não

Trong khi chơi các trò chơi điện tử, não bộ sẽ tăng cường giải phóng Dopamin – một chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến hành vi, cảm xúc. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện nháy mắt, chun mũi, nhún vai, ho hắng giọng,… ở trẻ.

Không chỉ vậy, một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học bang Iowa cho thấy, tăng quá mức nồng độ Dopamin có thể gây nghiện game, khiến trẻ muốn tiếp tục chơi và càng chơi thì biểu hiện tic càng thêm trầm trọng.

Mắt phải hoạt động liên tục

Sự chuyển động nhanh trong các trò chơi điện tử hay các video trên điện thoại có thể khiến mắt trẻ phải di chuyển qua lại liên tục, dẫn tới mỏi mắt. Cơ mắt hoạt động nhiều dễ bị rối loạn, dẫn tới biểu hiện giật một cách vô thức.

Rối loạn giấc ngủ

Ánh sáng từ màn hình điện tử có thể gây ức chế hormon melatonin trong não, dẫn đến rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ, khó kiếm soát cảm xúc, hành vi. Một giấc ngủ không trọn vẹn có thể khiến trẻ mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau, thậm chí là khiến biểu hiện tic thêm trầm trọng.

Trẻ khó ngủ và biểu hiện tic thêm trầm trọng khi xem nhiều thiết bị điện tử

Con bạn không may mắc chứng rối loạn tic và bạn đang tìm kiếm giải pháp trị an toàn, hiệu quả nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi bằng cách gọi điện/zalo số 0988.024.366 để được các chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tic do dùng thiết bị điện tử?

Hạn chế trẻ chơi game, xem ti vi, điện thoại

Một điều tất yếu để hạn chế nguy cơ mắc chứng rối loạn tic ở trẻ đó là tránh cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử và các chương trình ti vi. Thời gian hạn định tối đa cho mỗi trẻ là khoảng 30 phút – 1 tiếng/ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những trẻ ngừng tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong 3 tuần – 1 tháng có nhiều chuyển biến tích cực, thậm chí một số biểu hiện tic mới xuất hiện có thể biến mất.

Bạn có thể khuyến khích trẻ chơi các trò chơi bổ ích hơn như ghép tranh, chơi lego, xoay khối rubik,… Bởi không chỉ giúp tăng sự tập trung, chú ý, những trò chơi này còn giúp cải thiện tư duy logic ở trẻ.

Kết hợp sản phẩm thảo dược

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể tham khảo kết hợp cùng cốm Egaruta. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương, sản phẩm không chỉ có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não, mà còn hỗ trợ gián tiếp làm giảm nồng độ Dopamine, nhờ đó cải thiện biểu hiện tic như nháy mắt, chun mũi, nhún vai, giật cơ cổ, tặc lưỡi,… ở trẻ rất tốt.

Hiệu quả của sản phẩm không chỉ được các chuyên gia đánh giá cao mà còn được hàng ngàn phụ huynh tin tưởng lựa chọn cho con sử dụng và phản hồi tích cực. Cùng lắng nghe chia sẻ phụ huynh các bé tại đây:

Bí kíp trị rối loạn tic ở trẻ hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:
Cốm Egaruta – Giải pháp giúp cải thiện chứng rối loạn tic ở trẻ hiệu quả

Rối loạn tic có nguy hiểm không? Mách bạn cách trị hiệu quả nhất!

Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học                  

– Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Magie, vitamin B6 như các loại hạt (hạnh nhân, điều, hạt lanh,…), các loại đậu (đậu lăng, đậu nành, đậu xanh,…), rau có màu xanh đậm (rau diếp, rau chân vịt,…), các loại cá (cá hồi, cá ngừ, cá thu,…)

– Chú trọng thực phẩm giàu Omega 3 từ cá hồi, cá thu, cá mòi, hạt óc chó, hạt lanh, hạt điều, dầu hạt cải, dầu oliu,…

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, chất phụ gia bảo quản như bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích, lạp xưởng, nước ngọt có ga,…

– Tránh các loại đồ uống chứa nhiều chất kích thích như trà, cà phê, nước tăng lực,…

– Tạo lập thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức quá khuya.

– Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao như đá bóng, cầu lông, đạp xe, bơi lội,… để tăng cường sức khỏe, cải thiện tinh thần.

Bên cạnh việc hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử, phụ huynh hãy thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên dành thời gian cùng con chơi các trò chơi bổ ích để giúp con phát triển tư duy một cách toàn diện và phòng tránh nguy cơ mắc chứng rối loạn tic hiệu quả

DS:Cao Thủy

 

Ngày đăng: 20/01/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020


Nguồn tham khảo

https://www.superpharmacy.com.au/blog/febrile-convulsions

https://www.pharmacytimes.com/resource-centers/vitamins-supplements/could-zinc-supplements-help-prevent-febrile-seizureshttps://parenting.firstcry.com/articles/food-during-fever-for-babies-and-toddlers/

http://www.nutritionvista.com/NutritionBuzz/diet-during-fever-in-children,115.aspx

 

Bài viết liên quan

Nháy mắt liên tục ở trẻ có phải là rối loạn tic?

Rối loạn TIC

Nháy mắt liên tục ở trẻ có phải là rối loạn tic?

Nháy mắt, chớp mắt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm giảm căng thẳng ở mắt, tránh khô mắt và loại bỏ…

Rối loạn tic ở người lớn: Mọi thông tin từ A – Z!

Rối loạn TIC

Rối loạn tic ở người lớn: Mọi thông tin từ A – Z!

Chắc hẳn khi gặp một người lớn mà hay nháy mắt, hắng giọng, tặc lưỡi, thậm chí là nói tục, chửi bậy,… bạn sẽ nghĩ…

Rối loạn tic âm thanh: Nhận biết sớm để trị hiệu quả!

Rối loạn TIC

Rối loạn tic âm thanh: Nhận biết sớm để trị hiệu quả!

Khi con bạn thường hay ho hắng giọng, khụt khịt mũi, tặc lưỡi, thậm chí nói những câu từ vô nghĩa, nhại lời người khác,…

Viết bình luận

loading
Rối loạn TIC

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày