Sốt cao gây co giật là tình trạng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con. Vậy thực chất trẻ sốt bao nhiêu độ thì co giật? Và liệu có cách nào để ngăn chặn tình trạng này không? Cha mẹ hãy bớt chút ít thời gian đọc ngay bài viết dưới đây.
Tóm tắt bài viết
Trẻ sốt bao nhiêu độ thì co giật?
Sốt cao co giật là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng – 5 tuổi, nguyên nhân là do não bộ của trẻ chưa thực sự phát triển nên rất nhạy cảm với sự thay đổi thân nhiệt. Vậy trẻ sốt bao nhiêu độ thì co giật?
Câu trả lời chính xác là khi trẻ sốt quá cao trên mức 39 độ C hoặc tốc độ thay đổi thân nhiệt quá nhanh sẽ có nguy cơ bị co giật. Tuy nhiên với những trẻ đã có tiền sử sốt cao co giật thì những lần sau, cơn co giật có thể xuất hiện khi trẻ mới chớm sốt (≥ 38.5 độ C), thậm chí trẻ không sốt cũng có thể bị co giật.
Trẻ quá cao trên 39 độ C hoặc tốc độ thay đổi thân nhiệt quá nhanh có thể gây co giật
4 yếu tố có thể gây tăng nguy cơ sốt cao co giật ở trẻ
Trẻ có nguy cơ cao bị co giật do sốt nếu thuộc các trường hợp sau:
– Nguyên nhân gây sốt là do nhiễm virus hoặc sau tiêm phòng vaccin bởi những trường hợp này trẻ thường sốt cao liên tục và kéo dài.
– Trẻ nhỏ trong giai đoạn 6 tháng – 5 tuổi có nguy cơ cao bị sốt co giật do não bộ chưa thực sự phát triển hoàn toàn, nhất là trẻ từ 12 tháng – 16 tháng.
– Tiền sử gia đình có người bị sốt cao co giật hoặc động kinh.
– Trẻ mắc các bệnh lý như viêm màng não, viêm não, chậm phát triển,…
Trẻ sốt cao co giật có nguy hiểm không?
Ngoài việc băn khoăn trẻ sốt bao nhiêu độ thì co giật, chắc hẳn nhiều phụ huynh sẽ lo lắng không biết tình trạng này có nguy hiểm hay không? Thực tế, sốt cao co giật có thể được đánh giá là lành tính khi mới xảy ra một vài lần (< 3 lần), nhưng nếu để cơn co giật tái diễn nhiều lần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, cụ thể bao gồm:
– Di chứng động kinh: 2 – 2.5% trẻ sốt cao co giật có thể tiến triển thành động kinh, nguy cơ này có thể tăng lên 2.5 lần nếu cơn co giật đầu tiên xuất hiện trước 12 tuổi, kéo dài trên 5 phút, tái diễn nhiều lần. Nguyên nhân là do não bộ hoạt động theo cơ chế tự sửa chữa và thích nghi, nên khi cơ co giật tái diễn thường xuyên sẽ trở thành phản xạ có điều kiện, trẻ cứ sốt là co giật, thậm chí không sốt cũng co giật, lâu dần tiến triển thành động kinh rất khó kiểm soát.
– Tổn thương não bộ: Cơn co giật xảy ra là do sự phóng điện đột ngột, liên tục của các nơron thần kinh, vì vậy khi tái diễn nhiều lần chúng có thể gây hại tới các tế bào não, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ, ngôn ngữ, các giác quan và có thể gây suy giảm trí nhớ.
– Tai nạn bất ngờ gây nhiều chấn thương: Cơn co giật thường xảy ra đột ngột, do đó nếu không được sơ cứu kịp thời trẻ có thể bị ngã, ngất ở những những nơi nguy hiểm dẫn đến chấn thương.
– Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ: Việc xuất hiện một cơn sốt cao co giật có thể ám ảnh và gây tâm lý lo lắng, sợ hãi cho trẻ. Thậm chí co giật nhiều cũng khiến trẻ cảm thấy tự ti trước mọi người.
– Mắc các bệnh lý rối loạn hệ thần kinh: Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ có tiền sử sốt co giật có nguy cơ cao mắc kèm các rối loạn hệ thần kinh như tăng động giảm chú ý, rối loạn tic hơn những trẻ khác.
Giải pháp ngăn chặn co giật do sốt tái phát, hạn chế di chứng động kinh
Khi đã biết được chính xác trẻ sốt bao nhiêu độ thì co giật, cha mẹ cần thật sự lưu ý trong việc chăm sóc con, nhất là những lúc ốm sốt. Bởi biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn cơn co giật đó chính là là hạn chế tình trạng trẻ sốt quá cao. Do đó, cha mẹ nên:
Chăm sóc khi trẻ ốm sốt co giật
– Cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở những nơi thông thoáng, không đắp quá nhiều chăn, không bị gió lùa.
– Thường xuyên đo nhiệt độ của trẻ (2 – 4 tiếng đo 1 lần), nếu thấy trẻ sốt ≥ 38.5 độ C thì cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt ngay, tránh để nhiệt độ cao quá gây co giật. Trong trường hợp trẻ đã có tiền sử sốt co giật thì nên uống thuốc hạ sốt khi thân từ 37.7 độ C.
– Cho trẻ mặc những bộ độ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Dùng khăn ấm chườm khắp các vùng như nách, bẹn, lưng, trán,… để nhanh chóng hạ thân nhiệt.
– Cho trẻ uống nhiều nước, nhất là những loại nước hoa quả (cam, chanh, bưởi,…) chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Đồng thời bù điện giải bằng Oresol theo đúng hướng dẫn.
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, sinh tố hoa quả để tăng sức đề kháng
Sốt cao co giật nếu tái diễn nhiều lần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Bởi vậy, nếu con bạn không may gặp phải tình trạng này, hãy gọi điện thoại hoặc zalo số 0988.024.366 để được tư vấn giải pháp ngăn chặn hiệu quả.
Sử dụng cốm Egaruta giúp ngăn chặn cơn sốt cao co giật
Với những trường hợp trẻ bị sốt co giật nhiều lần, có nguy cơ cao tiến triển thành di chứng động kinh, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số thuốc chống co giật, thuốc an thần trong thời gian ngắn nhằm giúp trẻ kiểm soát cơn co giật tốt hơn.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học khuyến cáo trẻ sốt co giật nên tham khảo sử dụng sản phẩm từ thảo dược Câu đằng, An tức hương như cốm Egaruta. Bởi lẽ, một số hoạt chất có trong những thảo dược này có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não bộ, làm dịu những kích thích quá mức của hệ thần kinh, nhờ đó giúp phòng ngừa cơn co giật do sốt, thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi sau cơn, đồng thời góp phần hạn chế di chứng động kinh rất tốt.
Đánh giá của chuyên gia về lợi ích của cốm Egaruta với trẻ sốt cao co giật
Hiệu quả của sản phẩm đã được nhiều chuyên gia đánh giá cao, trong đó GS.TS Nguyễn Văn Chương – Nguyên chủ nhiệm bộ môn Nội Thần kinh, bệnh viện Quân Y 103, cũng có những nhận định tích cực như sau:
Lợi ích của cốm Egaruta với người bệnh sốt co giật, động kinh
Phản hồi của phụ huynh về những cải thiện tích cực của con sau khi dùng cốm Egaruta
Cũng bởi vậy, ngay từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta cũng được nhiều phụ huynh đón nhận và tin tưởng cho con sử dụng. Điển hình như câu chuyện của con trai anh Bảo Gia (Thủ Đức, TP HCM) trong video sau:
Hành trình tìm cách trị sốt co giật, động kinh cho con hiệu quả
Có thể bạn quan tâm:
Cốm Egaruta có an toàn với trẻ sốt cao co giật không?
Chia sẻ kinh nghiệm trị sốt cao co giật hiệu quả, an toàn nhờ cốm Egaruta
Không khó để trả lời câu hỏi: “Trẻ sốt bao nhiêu độ thì co giật?”. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là khi đã có đáp án, các bậc phụ huynh cần có những biện pháp để ngăn chặn trẻ sốt cao quá dẫn đến cơn co giật và hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Tác giả
Ngày đăng: 19/08/2021
https://www.nhs.uk/conditions/febrile-seizures/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/febrile-seizure/symptoms-causes/syc-20372522