8 dạng động kinh thường gặp: Dấu hiệu nhận biết và cách trị!

8 dạng động kinh thường gặp: Dấu hiệu nhận biết và cách trị!

Hầu hết mọi người đều biết rằng, triệu chứng của bệnh động kinh là các cơn co cứng, co giật toàn thân. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh động kinh còn rất nhiều biểu hiện khác nhau tùy từng dạng bệnh cụ thể và vùng não bộ bị tổn thương. Vậy hãy cùng tìm hiểu về các dạng động kinh thường gặp cũng như cách trị hiệu quả tại bài viết sau.

Các dạng bệnh động kinh thường gặp nhất

Động kinh toàn thể

Động kinh toàn thể (hay còn gọi là động kinh cơn lớn), xảy ra do sự phóng điện kịch phát, đột ngột của các nơron thần kinh ở cả hai bán cầu não tại cùng một thời điểm. Động kinh toàn thể được chia thành 6 dạng chính bao gồm:

Động kinh co cứng – co giật toàn thân (Tonic – Clonic)

Người bệnh thường bị mất ý thức kèm theo các biểu hiện co cứng, co giật toàn bộ cơ thể xảy ra trong 4 giai đoạn:

– Giai đoạn co cứng (15 – 20 giây): Toàn thân bị co cứng, rơi vào trạng thái mất ý thức và ngã xuống đất. Chân tay duỗi thẳng nhưng ngón tay gấp lại, mặt tím tái, răng cắn chặt, mắt trợn ngược.

– Giai đoạn co giật (2 – 3 phút): Sau giai đoạn co cứng, người bệnh gặp các cơn co giật mạnh, toàn thân gấp hoặc ưỡn ra sau.

– Giai đoạn hôn mê: Mất cảm giác và ý thức, sau 1 – 2 phút sắc mặt trở lại bình thường, nhịp thở đều dần.

– Giai đoạn thức tỉnh: Người bệnh tỉnh dậy mà không biết điều gì xảy ra trước đó. Họ thường cảm thấy mệt mỏi, tinh thần không ổn định và có thể ngủ thiếp đi.

Giai đoạn đầu của cơn co cứng co giật, người bệnh bị mất ý thức và có thể ngã ngất

Cơn động kinh vắng ý thức (Absence)

Cơn vắng ý thức xảy ra trong thời gian ngắn 15 – 30 giây nhưng lặp lại nhiều lần 50-100 lần/ngày. Lúc này người bệnh thường nhìn vào một hướng nào đó trong vô thức và đột ngột dừng mọi hoạt động, sau đó lại tiếp tục thực hiện mà không biết chuyện gì đã xảy ra. Trong một số trường hợp có thể kèm theo giật nhẹ ở mí mắt, khóe miệng…

Động kinh múa giật – Rung giật cơ (Myoclonic)

Giật cơ bắp một cách đột ngột, không tự chủ và nhanh chóng ở các bộ phận như vai cổ, cánh tay, chân,… hoặc nếu xảy ra trên toàn bộ cơ thể thì sẽ giống như phản ứng giật mình. Cơn rung giật thường diễn ra trong thời gian ngắn, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, nhưng không thể làm gì cho đến khi kết thúc cơn.

Cơn co giật cơ (Clonic)

Cơn co giật lặp đi lặp lại liên tục nhưng chỉ xảy ra trong vài giây đến vài phút, mặc dù không bị mất ý thức nhưng người bệnh không thể tự kìm giữ cánh tay hoặc chân của mình.

Cơn co cứng (Tonic)

Thường xuất hiện khi ngủ trong khoảng 20 giây. Một số bộ phận của người bệnh bị cứng lại đột ngột, chẳng hạn như tay, chân, cổ,… Cơn co cứng xảy ra ở cơ hô hấp và bụng có thể dẫn đến một tiếng kêu “the thé” và ngưng thở trong giây lát.

Động kinh mất trương lực cơ (Atonic)

Trong cơn động kinh người bệnh đột nhiên mất hết sức lực khoảng 15 – 30 giây. Mí mắt sụp xuống, đầu gật về phía trước, đánh rơi đồ vật đang cầm trên tay và ngã khụy xuống trong khi vẫn còn ý thức.

Động kinh cục bộ

Động kinh cục bộ xảy ra do sự rối loạn hoạt động điện tại một khu vực của não bộ và sau đó có thể lan sang khu vực khác. Có hai dạng động kinh cục bộ bao gồm:

Động kinh cục bộ đơn giản

Người bệnh thường không mất ý thức trong cơn động kinh cục bộ đơn giản. Cơn co giật thường bắt đầu ở ngón tay cái, ngón chân cái sau đó lan sang cả cánh tay, chân. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện những ảo giác về hình ảnh, mùi vị, âm thanh,… hoặc thay đổi cảm xúc thất thường, có thể đột nhiên cảm thấy lo lắng, sợ hãi, vui buồn,… mà chẳng rõ lý do.

Động kinh cục bộ phức tạp

Người bệnh thường bị mất ý thức và có thể thực hiện nhiều hành vi trong vô thức như nhai miệng “tóp tép” khi trong miệng không có đồ ăn, lẩm bẩm, nói nhiều câu từ khó hiểu,… nhưng sau đó họ không nhớ những gì đã xảy ra.

Động kinh cục bộ xảy ra do sự rối loạn hoạt động điện xảy ra ở một khu vực não bộ

 

Bệnh động kinh tuy đa dạng nhiều thể bệnh nhưng phương pháp điều trị chính vẫn là dùng thuốc phù hợp. Để có thể hiểu rõ hơn về tình hình sức khỏe của bản thân cùng cách chữa bệnh hiệu quả, bạn hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 0988.024.366 để được tư vấn giải đáp.

Bệnh động kinh nguy hiểm như thế nào?

Co giật, động kinh nếu không sớm được kiểm soát có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, tinh thần và cuộc sống của người bệnh, cụ thể như sau:

Giảm khả năng ghi nhớ, nhận thức: Cơn co giật tái diễn nhiều lần có thể “giết chết” các tế bào thần kinh gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng.

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Mặc dù hầu hết người vẫn có thể có con nhưng khả năng sinh sản của họ sẽ bị giảm so với người bình thường. Nữ giới có nguy cơ cao mắc bệnh buồng trứng đa nang, rối loạn kinh nguyệt, trong khi nam giới thường bị giảm ham muốn tình dục hoặc giảm số lượng, chất lượng tinh trùng.

– Tác động xấu tới tâm lý: Người bệnh thường dễ mặc cảm, buồn chán, trầm cảm và có xu hướng sống thu mình,… thậm chí nhiều người còn nảy sinh suy nghĩ tự tử.

Nguy cơ gặp chấn thương, tai nạn: Cơn co giật xảy ra bất ngờ có thể khiến người bệnh bị gãy chân, tay, chấn thương đầu, đuối nước,… nếu đang tham gia giao thông, làm việc trên cao, hay đang bơi,…

Tử vong: Các cơn co giật xảy ra liên tục và nối tiếp nhau có thể tiến triển thành trạng thái động kinh khiến người bệnh tử vong nếu không kịp thời cấp cứu. Ngoài ra, một số người bệnh động kinh còn gặp hiện tượng đột tử (SUDEP), do ngừng tim đột ngột.

Động kinh có thể chữa khỏi không?

Theo các chuyên gia, động kinh có thể chữa khỏi được hay không còn phụ thuộc nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị. Nếu động kinh khởi phát sau những thương tổn não bộ, tai biến mạch máu não, đột quỵ,… thì khó có thể chữa khỏi hoàn toàn và đa phần người bệnh phải dùng thuốc cả đời.

Còn trong trường hợp động kinh không rõ nguyên nhân và không liên quan đến những thương tổn não bộ, điều trị thường kéo dài 2 – 3 năm, sau đó giảm liều thuốc mà người bệnh không có cơn co giật nào xuất hiện thì được đánh giá là chữa khỏi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bị tái phát cơn trở lại sau nhiều năm khỏi bệnh, nguyên nhân được cho là do thay đổi thời tiết đột ngột, tâm lý căng thẳng, làm việc quá sức hoặc chế độ ăn thiếu khoa học…

Bệnh động kinh có chữa khỏi hay không còn phụ thuộc nguyên nhân gây bệnh

Các phương pháp điều trị co giật, động kinh hiệu quả nhất hiện nay

Thuốc tây

Thuốc tây được xem là lựa chọn hàng đầu trong điều trị mọi dạng động kinh. Tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng và cải thiện tốt, một số trường hợp do cơ địa hoặc sử dụng thuốc không đúng theo chỉ định dẫn đến tình trạng kháng thuốc gây khó khăn trong quá trình điều trị. Chưa kể đến những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, dị ứng, rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc,… Bởi vậy, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngưng bỏ thuốc.

Sản phẩm thảo dược

Mong muốn lớn nhất trong điều trị động kinh là rút ngắn thời gian dùng thuốc tây nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị và ngăn ngừa cơn co giật tái phát. Chính vì vậy, hiện nay bên cạnh những liệu pháp tây y các chuyên gia đánh gia cao vai trò của những sản phẩm từ thảo dược, tiêu biểu là sản phẩm cốm Egaruta.

Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương kết hợp cùng các dưỡng chất bổ não như GABA, Taurine, Magie, sản phẩm có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não, hỗ trợ gia tăng nồng độ chất ức chế GABA nội sinh, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật hiệu quả, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục vận động, giảm mệt mỏi, đau đầu sau cơn rất tốt.

Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại một bệnh viện uy tín của Hà Nội, kết quả cho thấy cốm Egaruta giúp giảm 98.38% cơn co giật và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn mà không gây bất cứ tác dụng phụ gì cho người bệnh. Cùng lắng nghe chia sẻ của GS. TS Nguyễn Văn Chương về lợi ích của cốm Egaruta tại video sau:

Nhận định của chuyên gia về lợi ích của cốm Egaruta

Không chỉ vậy, ngay từ khi có mặt trên thị trường cốm Egaruta cũng được nhiều người bệnh đón nhận, lựa chọn sử dụng và phản hồi tích cực. Câu chuyện của con trai cô Thủy (Long An) trong video sau sẽ là minh chứng điển hình để bạn đọc tham khảo:

Chia sẻ kinh nghiệm trị co giật, động kinh hiệu quả

Qua bài viết trên hi vọng các bạn độc giả đã có thể hiểu rõ hơn về các dạng động kinh cũng như cách trị hiệu quả, để sớm kiểm soát chứng bệnh này và có một cuộc sống ý nghĩa, trọn vẹn và hạnh phúc hơn. 

Bạn có thể quan tâm:

Nghiên cứu lâm sàng chứng mình hiệu quả của cốm Egaruta với người bệnh động kinh

Người bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì để kiểm soát tốt cơn co giật?

 

DS: Cao Thủy

 

Ngày đăng: 26/05/2020 | Cập nhật cuối: 01/06/2020


Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/epilepsy/symptoms-causes/syc-20350093

 

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Động kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Động kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

Động kinh

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

 “Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?” chắc hẳn là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh…

Viết bình luận

loading
XCBS EGR ĐK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày