Sốt cao co giật ở trẻ: Cha mẹ chớ vội chủ quan!

Sốt cao co giật ở trẻ: Cha mẹ chớ vội chủ quan!

Trong những năm tháng đầu đời, trẻ bị sốt là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại chủ quan để trẻ sốt cao quá dẫn đến cơn co giật, thậm chí co giật nhiều lần ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể tiến triển thành di chứng động kinh rất khó kiểm soát. Vậy biểu hiện sốt cao co giật ở trẻ là như thế nào, có cách nào để phòng ngừa hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Tại sao sốt cao co giật thường xảy ra ở trẻ?

Sốt cao co giật thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi khi nhiệt độ cơ thể tăng cao >39 độ C, tuy nhiên cũng có những trường hợp trẻ co giật ngay khi mới chớm sốt. Nguyên nhân được cho là do não bộ của trẻ chưa thực sự phát triển toàn diện, rất dễ bị kích thích bởi nhiệt độ tăng cao hoặc tốc độ thay đổi thân nhiệt quá nhanh.

Hầu hết cơn sốt cao co giật xảy ra khi trẻ bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm màng não do nhiễm vi rút, vi khuẩn,… đôi khi nguy cơ tăng cao sau khi trẻ tiêm vaccine. Ngoài ra, nếu tiền sử gia đình có người từng bị co giật, động kinh, trẻ sẽ dễ gặp cơn sốt cao co giật hơn.

Sốt cao co giật thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi

Dấu hiệu nhận biết cơn sốt cao co giật ở trẻ

Trong cơn sốt cao co giật, trẻ thường có biểu hiện đột ngột co cứng cơ bắp chân tay và khó kiểm soát. Đôi khi mức độ biểu hiện có thể nặng hơn, trẻ co giật toàn thân, kết hợp các triệu chứng mắt trợn tròn, chảy nước dãi, nôn mửa hoặc da xanh tái và mất ý thức. Sau cơn co giật, trẻ thường mệt mỏi, buồn ngủ. Hầu hết các cơn co giật do sốt chỉ kéo dài trong vài giây đến dưới 5 phút, nhưng cũng có những trường hợp trẻ co giật trên 5 phút và tái diễn nhiều lần. Lúc này, cha mẹ cần sớm đưa con tới các cơ sở y tế để được sơ cứu kịp thời.

Sốt cao co giật có nguy hiểm không?

Nếu trẻ chỉ mới sốt co giật một vài lần (<3 lần) có thể đánh giá là lành tính nhưng để tình trạng này tái diễn nhiều, trẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như:

– Thương tổn não bộ: Sốt co giật xảy ra do sự phóng điện quá mức, đột ngột của các nơron thần kinh, do đó nếu tái diễn nhiều lần nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của não bộ, làm giảm khả năng kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc và trí nhớ của trẻ.

– Di chứng động kinh: Có tới 2 – 2.5 % trẻ sốt cao co giật có thể tiến triển thành di chứng động kinh và tỉ lệ này tăng lên 2.5 lần nếu cơn co giật xuất hiện lần đầu trước 12 tháng tuổi, tái diễn trên 3 lần và tiền sử gia đình có người bị động kinh.

– Rối loạn hệ thần kinh: Những trẻ có tiền sử sốt co giật có nguy cơ cao mắc các rối loạn thần kinh như: tăng động giảm chú ý, rối loạn tic,…

– Tai nạn gây chấn thương: Cơn co giật thường xảy ra đột ngột, không lường trước được, do đó có thể khiến trẻ bị ngã ngất, nếu đó là những nơi nguy hiểm như cạnh giường, chân bàn, cầu thang,… trẻ sẽ dễ bị chấn thương tay chân, thậm chí là tử vong.

Sốt cao co giật xảy ra bất ngờ có thể gây thương tổn não bộ ở trẻ

Cách sơ cứu khi trẻ bị sốt cao co giật

Khi trẻ ốm sốt, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ thật tốt, thường xuyên đo nhiệt độ cho trẻ, cứ 2 – 4 tiếng đo 1 lần, nếu thấy trẻ mới chớm sốt 37.7 – 38.2 độ C, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt ngay, để tránh sốt cao quá gây cơn co giật. Trong trường hợp trẻ bị co giật, cha mẹ cần thật bình tĩnh và xử trí theo cách sau:

– Đặt con nằm ở những nơi thoáng đãng, rộng rãi, kê gối mềm dưới đầu và loại bỏ mọi vật cứng, sắc nhọn xung quanh để tránh gây thương tích cho trẻ.

– Để con nằm nghiêng sang một bên, tránh đờm dãi chảy ngược vào thực quản gây khó thở.

– Không giữ chặt tay chân cũng như đặt bất cứ vật gì vào miệng trẻ, bởi điều này có thể gây chấn thương hoặc tắc nghẽn đường thở.

– Cởi bỏ bớt khuya áo để giúp trẻ dễ thở hơn.

– Ghi nhớ thời gian bắt đầu và kết thúc cơn co giật của trẻ. Nếu co giật trên 5 phút hoặc tái phát 2 cơn trong 1 ngày thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được sơ cứu kịp thời.

Khi con bạn có biểu hiện sốt cao co giật, hãy liên lạc ngay với chúng tôi bằng cách gọi/zalo số 0988.024.366 để được tư vấn về giải pháp điều trị tốt nhất giúp phòng ngừa cơn sốt cao co giật và hạn chế di chứng động kinh sau này cho con.

Giải pháp giúp ngăn ngừa di chứng động kinh sau sốt cao co giật ở trẻ

Chăm sóc trẻ sau cơn sốt cao co giật

Xử trí cơn co giật chỉ là bước đầu tiên, quan trọng hơn cả là ngăn ngừa co giật tái phát, hạn chế di chứng động kinh cho trẻ. Và để làm được điều này, cha mẹ cần lưu ý:

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ thông qua các thực phẩm dạng lỏng, dễ tiêu như súp, cháo cá, gà, bò,…

– Dành thời gian để trẻ được ngủ đủ giấc, thư giãn, đồng thời thường xuyên mát xa chân tay nhằm giúp con nhanh chóng hồi phục, giảm mệt mỏi sau cơn.

– Cho trẻ uống nhiều nước, bú nhiều hơn (nếu chưa cai sữa), có thể thay thế bằng các loại nước ép, sinh tố hoa quả,… giúp tăng cường sức đề kháng và đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động của trẻ.

Sử dụng thảo dược để ngăn chặn cơn sốt cao co giật hiệu quả

Theo các chuyên gia, việc sử dụng các thảo dược tự nhiên như An tức hương, Câu đằng,… có tác dụng làm dịu hệ thần kinh sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh chóng hơn. Không chỉ vậy, những thảo dược này còn có khả năng trấn an tâm thần, chống co giật, chính vì vậy đây là một giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa di chứng động kinh cho trẻ.

Hiện nay, cốm Egaruta là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường được bào chế từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương kết hợp cùng các hoạt chất sinh học tự nhiên GABA, Taurine, Magie, không chỉ giúp ngăn chặn cơn co giật, hạn chế di chứng động kinh mà còn góp phần giảm tình trạng mệt mỏi, đau đầu sau cơn và cải thiện tư duy, trí nhớ ở trẻ tốt hơn.

Cốm Egaruta giúp phòng ngừa cơn sốt cao co giật ở trẻ, hạn chế di chứng động kinh hiệu quả

Hiệu quả của sản phẩm đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại một bệnh viện lớn, uy tín tại Hà Nội, kết quả cho thấy cốm Egaruta giúp giảm 98.55% tần số cơn co giật do sốt và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn mà không gây bất cứ tác dụng phụ gì cho trẻ kể cả khi sử dụng lâu dài. Cùng lắng nghe chia sẻ của GS.TS Nguyễn Văn Chương – Nguyên chủ nhiệm bộ môn Nội thần kinh, bệnh viện quân Y 103, Hà Nội về lợi ích của cốm Egaruta tại video sau:

Đánh giá của chuyên gia về vai trò của cốm Egaruta trong điều trị động kinh

Sản phẩm ngay từ khi ra đời đã được đông đảo phụ huynh đón nhận. Dưới đây là chia sẻ của các bậc phụ huynh về những trải nghiệm của chính họ khi kiên trì dùng cốm Egaruta cho con:

Kinh nghiệm trị sốt cao co giật, di chứng động kinh hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Cốm Egaruta – Giải pháp thảo dược giúp kiểm soát cơn sốt cao co giật ở trẻ và hạn chế di chứng động kinh

Trẻ sốt cao co giật nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng hồi phục sức khỏe

Trẻ đã có tiền sử sốt cao co giật thì rất dễ bị tái phát trở lại và tiến triển thành di chứng động kinh. Do vậy, ngay từ cơn co giật đầu tiên, cha mẹ cần nắm rõ cách hạ sốt, sơ cứu cũng như chăm sóc hiệu quả để giúp con nhanh chóng hồi phục và phòng ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra.

Tác giả: DS. Cao Thủy

Ngày đăng: 23/09/2019 | Cập nhật cuối: 13/07/2020


Nguồn tham khảo

ttp://www.medicinenet.com/febrile_seizures/article.htm

http://www.webmd.com/children/tc/fever-seizures-topic-overview

 

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Động kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Động kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

Động kinh

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

 “Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?” chắc hẳn là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh…

Viết bình luận

loading
XCBS EGR ĐK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày