Covid-19 và người bệnh động kinh: Giải đáp 5 câu hỏi thường gặp!

Covid-19 và người bệnh động kinh: Giải đáp 5 câu hỏi thường gặp!

Dịch covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế của nhiều gia đình mà nó còn khiến nhiều người hoang mang, lo lắng, đặc biệt là những người có sẵn bệnh lý nền mạn tính như co giật, động kinh. Vậy covid-19 ảnh hưởng như thế nào tới bệnh động kinh? Cùng tìm lời giải đáp chính xác nhất tại đây!

Mắc bệnh động kinh có làm tăng nguy cơ nhiễm virus covid-19 không?

Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy người bệnh co giật, động kinh có nguy cơ nhiễm covid-19 cao hơn người bình thường. Đồng thời mắc chứng bệnh này cũng không làm tăng mức độ nghiêm trọng và tỉ lệ tử vong khi nhiễm covid-19.

Tuy nhiên, một số người bệnh động kinh có thể mắc kèm các vấn đề sức khỏe khác khiến họ có nguy cơ nhiễm covid-19 cao hơn, cụ thể gồm:

– Mắc kèm các bệnh lý như tiểu đường, mỡ máu, béo phì, và các bệnh về tim, phổi…

– Có các vấn đề về thần kinh hoặc sử dụng một số loại thuốc gây suy giảm miễn dịch (hormone kích thích vỏ thượng thận ACTH, steroid, everolimus,…)

Mắc bệnh động kinh không làm tăng nguy cơ nhiễm covid-19

Mắc bệnh động kinh không làm tăng nguy cơ nhiễm covid-19

Nhiễm covid-19 có làm tăng cơn co giật, động kinh không?

Người bị nhiễm covid-19 có thể gặp tình trạng mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt, sốt cao,… đây chính là yếu tố có thể gây tăng cơn co giật ở người bệnh động kinh, đặc biệt là những người có tiền sử co giật do ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

Ngoài ra, một số trường hợp dù không bị động kinh nhưng nếu tình trạng nhiễm covid-19 mức độ nặng với các biểu hiện lú lẫn, hôn mê,… thì họ vẫn có thể bị co giật.

Bởi vậy, nếu phát hiện mình bị nhiễm covid-19 hay thông báo ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc đúng cách, đồng thời bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt (acetaminophen,…) để ngăn chặn thân nhiệt tăng cao gây tái phát cơn co giật, động kinh.

Có nên tiêm vaccine phòng covid-19 cho người bệnh động kinh?

Các dữ liệu nghiên cứu từ trước đến nay đều khẳng định rằng tất cả các loại vaccine hiện có trên thị trường đều an toàn với người bệnh động kinh. Mặt khác cũng chưa có bằng chứng nào cho thấy người bệnh động kinh có thể gặp nhiều tác dụng phụ sau tiêm hơn những người bình thường. Bởi vậy bị co giật, động kinh hoàn toàn có thể tiêm vaccine phòng chống covid-19.

Mắc bệnh động kinh không làm tăng nguy cơ nhiễm covid-19

Bị bệnh động kinh vẫn có thể tiêm vaccine covid-19

Nếu bạn bị co giật, động kinh và đang lo lắng dịch covid-19 sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, hãy gọi điện thoại 0988.024.366 để được các chuyên gia tư vấn các chăm sóc sức khỏe, phòng chống lây nhiễm covid và ngăn chặn cơn co giật tái phát.

Thuốc điều trị động kinh có tương tác với vaccine covid-19?

Tất cả các loại vaccine hiện nay đều không tương tác, tương kị với các thuốc kháng động kinh. Bởi vậy trước và sau khi tiêm vaccine covid-19 người bệnh động kinh vẫn phải sử dụng thuốc chống co giật theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng bỏ thuốc. Đồng thời, trước khi tiêm vaccine cần trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc mình đang sử dụng để được tư vấn kĩ lưỡng, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

Người bệnh động kinh nên làm gì để chăm sóc sức khỏe trong mùa dịch covid-19?

Để chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm covid-19 cũng như kiểm soát tốt cơn co giật, động kinh trong mùa dịch này, bạn nên lưu ý:

– Tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ y tế: Đeo khẩu trang ở nơi công cộng, rửa tay bằng xà phòng/dung dịch sát khuẩn, giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác, không tụ tập đông người và nên khai báo y tế để cập nhật tình hình sức khỏe.

– Luôn dự trữ đầy đủ thuốc chống động kinh: Với tình trạng giãn cách như hiện nay, tốt nhất bạn nên chủ động dự trữ thuốc trong nhà, tránh tình trạng hết thuốc mà phải ngưng đột ngột gây tăng cơn co giật nhiều hơn.

– Sử dụng cốm thảo dược Egaruta mỗi ngày: Bên cạnh việc dùng thuốc chống co giật theo đúng chỉ định, người bệnh động kinh nên sử dụng cốm Egaruta mỗi ngày để tăng hiệu quả điều trị. Nhờ sự kết hợp độc đáo từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não, cốm Egaruta có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh, làm dịu những kích thích quá mức, nhờ đó giúp kiểm soát cơn co giật hiệu quả. Không chỉ vậy, sản phẩm còn giúp giảm đau đầu, mệt mỏi, đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động sau cơn.

Mắc bệnh động kinh không làm tăng nguy cơ nhiễm covid-19

Sử dụng cốm Egaruta đều đặn mỗi ngày giúp kiểm soát cơn co giật, động kinh

Hiệu quả của cốm Egaruta được nhiều chuyên gia đánh giá cao, và cũng đã được minh chứng qua nghiên cứu lâm sàng thực hiện tại bệnh viện Quân Y 103. Kết quả cho thấy cốm Egaruta giúp giảm tới 98.38% tần số cơn co giật và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn mà không gây bất cứ tác dụng phụ gì cả. Bạn có thể tìm hiểu thêm về những lợi ích của cốm Egaruta qua chia sẻ của GS.TS Nguyễn Văn Chương tại video sau:

Cốm Egaruta – Giải pháp hỗ trợ hàng đầu cho người bệnh co giật, động kinh

Có thể bạn quan tâm:

Kinh nghiệm trị co giật, động kinh hiệu quả nhờ cốm Egaruta

Mách bạn 8 cách điều trị động kinh mới nhất hiện nay!

Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Ngừng uống rượu bia, hút thuốc lá; hạn chế những đồ ăn nhiều đường, chất phụ gia bảo quản; thay vào đó hãy tăng cường các loại thực phẩm giàu canxi, protein và luôn tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày, ngủ đúng giờ, đủ giấc.

– Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái: Dịch covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến nhiều người căng thẳng, lo lắng. Với người bệnh động kinh, điều này có thể khiến cơn co giật tái phát nhiều hơn, bởi vậy hãy cố gắng giữ tâm lý thoải mái, làm những điều mình thích và thường xuyên trò chuyện với người thân, bạn bè để giải tỏa căng thẳng, lo âu.

Mặc dù dịch bệnh covid-19 ngày càng phức tạp, căng thẳng nhưng bạn cũng không nên lo lắng quá mức. Hãy cứ bình tĩnh, tuân thủ theo các chỉ định về phòng chống covid, đồng thời tiếp tục sử dụng thuốc, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, kết hợp cùng cốm thảo dược Egaruta để kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả.

Tác giả: Dược sĩ Cao Thủy

Ngày đăng: 06/10/2021 | Cập nhật cuối: 26/10/2021


Nguồn tham khảo

https://www.epilepsy.com/learn/covid-19-and-epilepsy

tps://www.epilepsy.org.uk/info/daily-life/safety/coronavirus-covid-19

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Động kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Động kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

Động kinh

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

 “Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?” chắc hẳn là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh…

Viết bình luận

loading
XCBS EGR ĐK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày