Bệnh động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh động kinh là một rối loạn thần kinh trung ương xảy ra do sự phóng điện đột ngột, không thể kiểm soát được của các nơron thần kinh, điển hình là các cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần với những thay đổi từ cảm giác, nhận thức đến hành vi vận động. Bệnh động kinh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng đối tượng thường gặp nhất là trẻ em, tỉ lệ chiếm khoảng 60%.

Phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh kiểm soát cơn động kinh tốt nhất và có thể nhanh chóng trở lại với cuộc sống bình thường. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xoay quanh căn bệnh này

Triệu chứng bệnh động kinh

Tùy vào vùng não bộ chịu ảnh hưởng hay dạng động kinh mà người bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau, cụ thể như sau:

Dấu hiệu bệnh động kinh cục bộ

– Bệnh động kinh cục bộ đơn giản: Cơn co giật, động kinh chỉ xảy ra ở một số bộ phận như cánh tay, chân kèm theo các triệu chứng như thay đổi cảm xúc, vị giác, ngửi thấy mùi lạ, nghe có tiếng vo ve trong tai, ngứa ran khắp cơ thể và cảm thấy choáng váng, chóng mặt.

– Bệnh động kinh cục bộ phức tạp: người bệnh thường có hành vi bất thường mang tính lặp lại và không kiểm soát như giật cơ khu vực quanh miệng, xoay tay, gõ bàn, nghiến răng, la hét, cáu giận, nói những câu vô nghĩa, chạy vòng tròn,…

Dấu hiệu bệnh động kinh toàn thể

– Bệnh động kinh vắng ý thức: Thường xảy ra ở trẻ em, đôi khi xuất hiện ở người trưởng thành. Người bệnh thường mất ý thức về mọi việc xung quanh khoảng 15 giây – 2 phút. Họ thường nhìn chằm chằm vào khoảng không vô định và có thể kèm triệu chứng nháy mắt, chép miệng liên tục.

– Động kinh rung giật cơ: Cơn động kinh chỉ xảy ra trong vài % giây, người bệnh không bị mất ý thức, họ thường gặp những cơn co giật nhanh, mạnh ở cánh tay, chân hoặc một phần cơ thể.

– Động kinh co giật toàn thể: Các cơ toàn thân bị giật nhanh, mạnh và liên tục kéo dài trong khoảng 2 – 5 phút kèm theo tình trạng mất ý thức.

– Động kinh co cứng toàn thể: Cơ bắp của người bệnh đột ngột cứng lại khiến họ mất thăng bằng và có thể té ngã. Nguy cơ chấn thương, va đập là rất cao.

– Bệnh động kinh cơn lớn hay co cứng – co giật toàn thể: Cơn động kinh xảy ra theo hai giai đoạn, ban đầu là các cơn co cứng, sau đó là cơn co giật tay chân kéo dài trong vài phút hoặc có thể lâu hơn. Đây là dạng bệnh động kinh dễ nhận biết nhất.

– Động kinh suy nhược: Khi cơn động kinh xảy ra, người bệnh đột ngột thả lỏng cơ không chủ đích khiến họ có thể ngã xuống đất.

Bệnh động kinh cục bộ đơn giản có triệu chứng điển hình là cơn co giật

Nguyên nhân gây bệnh động kinh

Có tới 50% trường hợp người bệnh động kinh không xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên vẫn có thể do một số yếu tố sau:

– Di truyền: Nếu có người thân bị động kinh bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng bệnh này cao hơn so với bình thường.

– Cấu trúc não bộ bất thường (Các dị dạng mạch máu,…): Có thể khiến não bộ không thực hiện được các chức năng giống như bình thường và gây nên cơn co giật.

– Chấn thương sọ não: Là nguyên nhân gây bệnh động kinh thường gặp nhất, đặc biệt là những trẻ bị ngạt chu sinh (thiếu oxy trước, trong và sau sinh) hoặc những người gặp tai nạn, té ngã gây chảy máu não, chảy máu dưới vùng nhện.

– Mất cân bằng chất dẫn truyền thần kinh: Sự tăng quá mức chất kích thích Glutamate và thiếu hụt chất ức chế GABA, gây rối loạn hoạt động điện não bộ.

– Rối loạn hoạt động của các kênh ion Na+, K+, Ca2+,…

– Mắc các bệnh lý: Đột quỵ não, u não, viêm màng não, sốt cao co giật nhiều lần,… có thể gây tổn thương của não bộ và hình thành các cơn co giật, động kinh.

Bệnh động kinh có nguy hiểm không?

Bệnh động kinh có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh ở nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như:

– Tăng nguy cơ chấn thương, tai nạn: Những cơn co giật xảy ra đột ngột khiến người bệnh có nguy cơ cao bị ngã, chấn thương và gặp tai nạn, đặc biệt là những người sử dụng thuốc phenytoin, bởi chúng có tác dụng gây loãng xương.

– Tổn thương não: Cơn co giật, động kinh tái diễn nhiều lần gây tổn thương các tế bào não không hồi phục.

– Suy giảm trí nhớ: Tùy vào dạng động kinh, tần suất, mức độ cơn mà khả năng ghi nhớ bị ảnh hưởng khác nhau. Ngoài ra sử thuốc chống động kinh cũng có thể ảnh hưởng tới trí nhớ.

– Rối loạn cảm xúc: Vui buồn thất thường, dễ nổi nóng, cáu giận vô cớ, khó kiểm soát cảm xúc.

– Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: Bệnh động kinh có thể gây tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới, ảnh hưởng đến thai nhi do hầu hết thuốc chống động kinh đều có thể gây dị tật bẩm sinh.

– Chậm phát triển: Trẻ bị bệnh động kinh thường gặp các vấn đề về ngôn ngữ, tư duy, ghi nhớ, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng học tập, giao tiếp bạn bè và khiến trẻ chậm hơn các bạn đồng trang lứa.

– Đột tử: Người bệnh động kinh có thể đột ngột tử vong mà không rõ nguyên nhân, tỉ lệ này cao hơn ở những người bệnh động kinh toàn thể, động kinh cơn lớn.

– Trạng thái động kinh: Là hiện tượng co giật xảy ra liên tục, chồng chéo lên nhau, cơn co giật trước chưa chấm dứt đã xảy ra cơn co giật khác. Tình trạng này thường gây tổn thương não vĩnh viễn và người bệnh có nguy cơ tử vong cao.

Các phương pháp điều trị bệnh động kinh

Thuốc chống động kinh

Thuốc chống động kinh là lựa chọn đầu tay giúp người bệnh có thể kiểm soát cơn co giật hiệu quả. Việc tìm đúng loại thuốc, liều lượng phù hợp với từng người rất phức tạp. Bác sĩ có thể dựa trên tần suất cơn, tuổi tác, giới tính,.. để kê đơn. Trong giai đoạn đầu mới sử dụng, người bệnh thường được kê một loại thuốc duy nhất với liều lượng tương đối thấp, sau đó tăng dần liều đến khi đạt liều tối đa. Việc sử dụng thuốc chống động kinh có thể kéo dài khoảng 2 – 3 năm, nhưng cũng có thể phải dùng cả đời.

Việc dùng thuốc chống động kinh lâu dài có thể để lại một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, chóng mặt, tăng cân, loãng xương, viêm da, suy giảm trí nhớ, rối loạn cảm xúc, viêm gan, suy thận, có suy nghĩ tự tử,… Do đó việc tìm ra một giải pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị động kinh là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Thuốc tây là lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh động kinh

Thảo dược tự nhiên giúp kiểm soát cơn co giật hiệu quả

Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoạt chất sinh học Rhynchophylin chiết xuất từ thảo dược Câu đằng có tác dụng an thần, ổn định dẫn truyền thần kinh, kích thích não bộ tăng sinh GABA nội sinh, nhờ đó giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng của động kinh tới các vùng tư duy, trí nhớ và đẩy nhanh quá trình hồi phục vận động hiệu quả.

Cùng lắng nghe đánh giá của GS.TS Nguyễn Văn Chương – Nguyên chủ nhiệm khoa Nội thần kinh Bệnh viện 103, Học viện quân Y về vai trò, công dụng của thảo dược Câu đằng trong điều trị động kinh:

Phẫu thuật điều trị động kinh

Trong trường hợp cơn co giật không thể kiểm soát khi đã thử dùng 2 – 3 loại thuốc trong khoảng 2 năm, các bác sĩ có thể cân nhắc tới phẫu thuật. Thường phẫu thuật sẽ áp dụng với động kinh cục bộ, điển hình là động kinh thùy thái dương.

Để thực hiện phương pháp này, người bệnh cần tìm chính xác vùng não bộ bị tổn thương phát ra sóng động kinh để loại bỏ. Đây là một phương pháp phức tạp, đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, chuyên môn cao, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể áp dụng kỹ thuật kích thích dây thần kinh phế vị hoặc kích thích não sâu để kiểm soát cơn động kinh nếu người bệnh không phù hợp với phương pháp phẫu thuật não.

Bệnh động kinh là một căn bệnh mạn tính và để điều trị bên cạnh việc kiên trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học cùng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược Câu đằng để nâng cao hiệu quả.

Nếu cần hỗ trợ thêm bất cứ điều gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 0988.024.366 để được tư vấn

Tác giả: DS. Cao Thủy

Ngày đăng: 17/06/2019 | Cập nhật cuối: 08/01/2020


Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/epilepsy/symptoms-causes/syc-20350093https://www.everydayhealth.com/epilepsy/guide/

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Động kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Động kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

Động kinh

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

 “Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?” chắc hẳn là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh…

Viết bình luận

loading
XCBS EGR ĐK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày