Co giật sùi bọt mép là biểu hiện bệnh gì? Điều trị sao cho hiệu quả?

Co giật sùi bọt mép là biểu hiện bệnh gì? Điều trị sao cho hiệu quả?

Co giật sùi bọt mép là triệu chứng thể hiện tình trạng rối loạn tạm thời chức năng của hệ thần kinh dẫn tới những thay đổi về hành vi, nhận thức, cảm giác,… Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được chăm sóc y tế khẩn cấp để tránh mọi rủi ro có thể xảy ra. Vậy nguyên nhân gây co giật sùi bọt mép là gì? Có cách nào để  trị hiệu quả? Câu trả lời sẽ có ngay tại bài viết sau.

Co giật sùi bọt mép là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Co giật sùi bọt mép là một triệu chứng hiếm gặp nhưng là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng, cụ thể bao gồm:

Động kinh: Là bệnh lý thường gặp nhất có thể gây ra tình trạng co giật sùi bọt mép. Nhưng chỉ có động kinh co cứng – co giật toàn thân (động kinh cơn lớn) mới khiến người bệnh co giật sùi bọt mép, chảy nước dãi kèm theo mất ý thức tạm thời. Nguyên nhân là do trong cơn co giật, cơ hàm của người bệnh bị co cứng, khiến họ không thể kiểm soát được hoạt động nuốt – mở miệng, dẫn đến nước bọt bị đẩy ra ngoài.

– Bệnh dại: Những người mắc bệnh dại thường có biểu hiện hung hăng, sợ nước, tê liệt cổ họng, khó nuốt và kèm theo đó là triệu chứng co giật sùi bọt mép. Đây là bệnh lý xảy ra do virut dại (rabies virus) có trong nước bọt của động vật (chó, dơi, bò, mèo,…) lây truyền sang người.

– Dùng thuốc quá liều: Một số nhóm thuốc như Opioid (heroin, oxycontin, vicodin,…), chất kích thích (ritalin, adderall, methamphetamine,…) khi lạm dụng quá liều có thể gây tình trạng co giật sùi bọt mép, kèm theo đó là biểu hiện giãn đồng tử, tăng hoặc giảm thân nhiệt, nghiến răng, rối loạn tâm thần,… thậm chí có thể gây cơn đau tim, phù phổi cấp và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Có nhiều nguyên nhân gây co giật sùi bọt mép

Co giật sùi bọt mép khi nào được chẩn đoán là bệnh động kinh?

Các cơn co giật sùi bọt mép được được coi là bệnh động kinh nếu có những đặc điểm sau:

– Xảy ra do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các nơron thần kinh được xác định bằng cách đo điện não đồ.

– Cơn co giật sùi bọt mép có tính chất định hình, tức lá mức độ, tần suất, biểu hiện tương tự nhau giữa các lần co giật.

– Tái phát nhiều lần (≥ 2 lần)

– Kết quả đo điện não đồ thấy hình ảnh sóng nhọn bất thường.

Nên sơ cứu như thế nào khi bị co giật sùi bọt mép?

Khi ai đó bất ngờ xuất hiện cơn co giật sùi bọt mép, bạn cần thực sự bình tĩnh và thực hiện các bước sơ cứu đơn giản sau:

– Đặt ngay một vật mềm (gối, khăn, áo..) dưới đầu người bệnh, đồng thời loại bỏ tất cả những vật cứng, sắc nhọn ra xa để tránh bị tổn thương trong cơn co giật.

– Nghiêng đầu người bệnh sang một bên (tốt nhất là bên trái) để tránh tình trạng chất nôn hoặc đờm dãi chảy ngược vào thực quản gây khó thở.

– Nới lỏng cổ áo, tháo thắt lưng (nếu có) để giúp người bệnh dễ thở hơn.

– Tuyệt đối không được giữ chân tay hay đặt bất cứ vật gì vào miệng người bệnh.

– Quan sát kỹ lưỡng những biểu hiện của người bệnh cho tới khi cơn co giật kết thúc. Bởi những thông tin này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng tìm ra nguyên nhân gây cơn co giật.

– Nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút, hoặc người bệnh có biểu hiện khó thở, da mặt, môi, tay chân,… tím tái, nên ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời.

– Sau cơn co giật người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, lúc này bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng tay chân và dành thời gian để họ được nghỉ ngơi, thư giãn.

Đặt ngay một vật mềm dưới đầu người bệnh khi họ bị co giật sùi bọt mép

 

Sơ cứu cơn co giật là cần thiết nhưng đây chỉ là bước đầu, quan trọng nhất là ngăn chặn cơn tái phát trở lại. Bởi vậy, nếu bạn hoặc người thân không may bị co giật sùi bọt mép, hãy gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0988.024.366 để được tư vấn giải pháp điều trị hiệu quả nhất.

Các phương pháp điều trị co giật sùi bọt mép hiệu quả

Dưới góc độ khoa học, rất hiếm khi chúng ta tiết một lượng bọt lớn, bởi vậy bất cứ ai gặp biểu hiện này đều là tình trạng nguy hiểm cần sơ cứu kịp thời.

– Thông thường với trường hợp co giật sùi bọt mép do quá liều nhóm Opioid, người bệnh sẽ được giải độc bằng cách tiêm, truyền thuốc Narcan và nếu ngộ độc rượu, bia, thuốc sâu,… bác sĩ sẽ rửa ruột hoặc dùng than hoạt tính để loại bỏ độc tố.

– Với bệnh dại, nếu nghi ngờ bị động vật mang virut dại cắn, hãy ngay lập tức rửa sạch vết thương với xà phòng dưới vòi nước chảy trong ít nhất 15 phút, đồng thời đến cơ sở y tế gần nhất để được tiêm vacxin phòng ngừa càng sớm càng tốt. Bởi một khi bệnh dại đã hình thành thì không có cách nào cứu chữa.

– Trong trường hợp co giật sùi bọt mép do bệnh động kinh, để điều trị người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó tham khảo kết hợp cùng cốm thảo dược Egaruta để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Với thành phần từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, cốm Egaruta có tác dụng trấn kinh, an thần, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp ngăn chặn cơn co giật, động kinh hiệu quả.

Những lợi ích tích cực của cốm Egaruta với người bệnh co giật, động kinh cũng đã được chứng minh qua nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Quân y 103, Hà Nội. Kết quả cho thấy cốm Egaruta giúp làm giảm tới 98.38% tần suất cơn co giật, động kinh và giảm gần 2 phút thời gian diễn ra cơn co giật, đồng thời hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hồi phục vận động, giảm đau đầu, mệt mỏi sau cơn. Cùng lắng nghe chia sẻ của GS.TS Nguyễn Văn Chương trong video sau để hiểu rõ hơn về lợi ích của giải pháp này:

Nhận định của chuyên gia về lợi ích của cốm Egaruta

Trên thực tế cũng đã có rất nhiều người bệnh động kinh nhờ dùng cốm Egaruta cải thiện hiệu quả. Điển hình như câu chuyện của con trai cô Thủy (Long An), tưởng chừng phải sống chung với căn bệnh động kinh cả đời, nhưng chỉ sau 6 tháng sử dụng cốm Egaruta, cơn co giật của con cô đã được kiểm soát tốt. Cùng lắng nghe chia sẻ của cô Thủy tại video sau:

Hành trình trị co giật, động kinh hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Cốm Egaruta – Giải pháp hàng đầu cho người bệnh co giật, động kinh

Nghiên cứu chứng minh tác dụng của cốm Egaruta với người bệnh động kinh

Co giật sùi bọt mép là tình trạng nguy hiểm, liên quan đến những vấn đề về thần kinh trung ương nên cần được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời. Hi vọng với những thông tin trong bài viết trên các bạn độc giả đã có thể hiểu rõ hơn về căn nguyên cũng như cách trị cơn co giật sùi bọt mép hiệu quả.

Tác giả. Dược sĩ Cao Thủy

Ngày đăng: 31/08/2020


Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/foaming-at-the-mouth#causes

https://www.medicalnewstoday.com/articles/321756#causes

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Động kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Động kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

Động kinh

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

 “Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?” chắc hẳn là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh…

Viết bình luận

loading
XCBS EGR ĐK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày