Không phải cứ co giật là bị động kinh: Vì sao và cách phân biệt

Không phải cứ co giật là bị động kinh: Vì sao và cách phân biệt

Chắc hẳn khi thấy ai đó lên cơn co giật, chân tay co cứng, mắt trợn ngược,… bạn sẽ nghĩ ngay tới bệnh động kinh. Nhưng trên thực tế còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây nên cơn co giật. Và để tránh nhầm lẫn và có hướng điều trị đúng đắn, chúng ta nên tự biết cách trang bị cho mình những kiến thức về các bệnh lý này như trong bài viết sau.

Co giật có thể là bệnh động kinh, có thể không…

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm co giật và động kinh và nghĩ chúng là một. Thực tế thì không phải như vậy, co giật là triệu chứng điển hình của bệnh động kinh, tuy nhiên nó cũng là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác như thiếu canxi, hạ đường huyết, rối loạn vận động, rối loạn chất điện giải, căng thẳng tâm lý quá mức… Do đó, không phải cứ co giật là mắc bệnh động kinh.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị tốt để cơn co giật tái diễn nhiều lần, thì nó hoàn toàn có thể tiến triển thành di chứng động kinh. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình hình thành phản xạ có điều kiện trong não bộ. Bởi vậy, ngay khi xuất hiện cơn co giật đầu tiên, người bệnh cần đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác và có hướng can thiệp thích hợp.

Co giật có thể do nhiều nguyên nhân như tụt đường huyết, thiếu hụt can xi,…

Cơn co giật như thế nào được chẩn đoán là bệnh động kinh?

Cơn co giật được coi là bệnh động kinh nếu có tất cả các đặc điểm sau:

– Tần suất cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần (> 2 lần). Do đó, những người chỉ mới xuất hiện cơn co giật lần đầu sẽ chưa đủ cơ sở để chẩn đoán là mắc bệnh động kinh.

– Các biểu hiện của cơn co giật trong mỗi lần xuất hiện đều giống nhau.

– Có hình ảnh sóng bất thường trong xét nghiệm điện não đồ thường quy (EEG) hoặc/và điện não đồ video (VEEG).

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên cơn co giật, bởi vậy ngay khi xuất hiện cơn co giật đầu tiên bạn cần đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác và có hướng can thiệp thích hợp. Ngoài ra bạn có thể gọi điện đến số 0988.024.366 hoặc liên lạc qua zalo số 0972.053.003 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Cách phân biệt co giật do động kinh và các nguyên nhân khác

Dưới đây là một số đặc điểm bạn cần lưu ý để nhận biết chính xác cơn co giật là do động kinh hay các nguyên nhân khác:

Co giật do động kinh, tổn thương não bộ:

– Xuất hiện đột ngột, tái phát nhiều lần gây tổn thương não

– Co giật một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể trong vài giây đến vài phút và thường kèm theo biểu hiện sùi bọt mép, trợn mắt, mất ý thức,…

–  Điện não đồ kết quả có sóng bất thường.

– 70% kiểm soát cơn co giật tốt khi sử dụng thuốc kháng động kinh

Co giật tâm lý

– Xuất hiện khi căng thẳng, mệt mỏi, có chấn động về tâm lý

– Co giật kéo dài 15 phút hoặc lâu hơn, đi kèm là triệu chứng tim đập nhanh, vã mồ hôi, thường người bệnh không bị mất ý thức.

– Chẩn đoán cần thời gian dài, điện não đồ cho kết quả bình thường.

– Không đáp ứng với thuốc chống động kinh

Co giật tâm lý xảy ra khi căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài

Co giật do sốt cao

– Hay gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi – 5 tuổi, lần đầu thường xuất hiện khi trẻ sốt >39 độ C, ở những lần sau trẻ có thể co giật ngay cả khi chớm sốt.

– Trường hợp nhẹ, trẻ có biểu hiện đảo mắt, chân tay co cứng, mất ý thức. Nặng hơn, trẻ co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép.

– Kết quả điện não đồ bình thường nếu chỉ sốt co giật đơn thuần và có sóng nhọn khi đã tiến triển thành di chứng động kinh.

– Trường hợp co giật nhiều sẽ giảm và cắt cơn khi dùng thuốc chống động kinh

Co giật sinh lý

– Xuất hiện khi bị rối loạn chuyển hóa như hạ canxi, tụt đường huyết, ngộ độc thực phẩm…

– Trẻ co giật một phần hoặc toàn bộ cơ thể trong vài giây đến hàng giờ, có thể mất ý thức hoặc không. Đi kèm là các triệu chứng hoa mắt, nhầm lẫn, tê chân tay, mệt mỏi, ngất xỉu…

– Điện não đồ không có sóng nhọn bất thường

– Không đáp ứng với thuốc chống động kinh

Các phương pháp điều trị cơn co giật, động kinh hiệu quả

Tây y trong điều trị cơn co giật

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau, cụ thể như sau:

Điều trị co giật bằng phương pháp tây y

Sản phẩm thảo dược giúp bổ não, hỗ trợ ngăn ngừa cơn co giật do mọi nguyên nhân

Mỗi nguyên nhân gây co giật sẽ có hướng điều trị bằng tây y khác nhau. Tuy nhiên, để hỗ trợ quá trình điều trị thêm phần hiệu quả thì nên dùng kết hợp cùng cốm Egaruta – đây là một giải pháp hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên, phù hợp với tất cả người bệnh bị co giật, an toàn cho mọi độ tuổi.

Với sự kết hợp hoàn hảo từ bộ đôi thảo dược Câu đằng, An tức hương cùng các dưỡng chất bổ não GABA, Taurine, Magie, cốm Egaruta có tác dụng trấn kinh, an thần, hỗ trợ cơ thể tăng sinh chất ức chế GABA nội sinh, nhờ đó giúp giảm tần số, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục, giảm mệt mỏi sau cơn và tăng cường tư duy, trí nhớ rất tốt.

Bởi vậy từ khi có mặt trên thị trường, cốm Egaruta đã trở thành giải pháp hỗ trợ khó có thể thay thế trong nhiều phác đồ điều trị co giật của nhiều y bác sĩ. Trong đó, GS. TS Nguyễn Văn Chương – Nguyên chủ nhiệm bộ môn Nội thần kinh, bệnh viện Quân Y 103 cũng có nhiều nhận định tích cực về lợi ích của cốm Egaruta. Mời bạn lắng nghe tại đây:

Chuyên gia đánh giá về vai trò của cốm Egaruta trong điều trị co giật, động kinh

Trên thực tế, cũng đã có hàng ngàn người bệnh sốt cao co giật, động kinh nhờ kiên trì dùng cốm Egaruta đã kiểm soát cơn hiệu quả. Cùng lắng nghe chia sẻ của chị Phương (Đăk Lăk) để hiểu rõ hơn về lợi ích của cốm Egaruta với trẻ co giật, động kinh:

Chị Phương chia sẻ hành trình tìm cách trị co giật, động kinh cho con hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả của cốm Egaruta với người bệnh động kinh

Bí kíp trị co giật, động kinh hiệu quả nhờ giải pháp thảo dược

Với những thông tin trong bài viết trên, hi vọng các bạn độc giả đã có thể hiểu rõ hơn về cơn co giật, sự khác biệt với bệnh động kinh, từ đó sớm có những nhận định đúng đắn và lựa chọn được giải pháp điều trị thích hợp.

Tác giả. Dược sĩ Cao Thủy

Ngày đăng: 18/11/2020

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Động kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Động kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

Động kinh

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

 “Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?” chắc hẳn là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh…

Viết bình luận

loading
XCBS EGR ĐK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày