Co giật, động kinh sau chấn thương sọ não: Bạn đã hiểu rõ?

Co giật, động kinh sau chấn thương sọ não: Bạn đã hiểu rõ?

Chấn thương sọ não thường để lại nhiều hậu quả nặng nề với sức khỏe của người bệnh như liệt, rối loạn ngôn ngữ, sa sút trí tuệ, mất trí nhớ,… Trong đó động kinh sau chấn thương sọ não là một biến chứng khá phổ biến và được rất nhiều người bệnh quan tâm. Cùng tìm hiểu thêm về di chứng này trong bài viết dưới đây.

Tại sao tổn thương não lại dẫn tới động kinh?

Sau bất kỳ chấn thương não dù nặng hay nhẹ thì các tế bào thần kinh cũng đều bị hư hại, để lại các mô sẹo cứng hoặc các ổ tụ máu gây rối loạn hoạt động điện trong não bộ. Đây chính là nơi khởi phát những cơn co giật và có nguy cơ cao tiến triển thành động kinh.

Tùy vào nguyên nhân gây tổn thương não mà khả năng phát triển thành cơn co giật, động kinh sẽ khác nhau:

  • 20% người bệnh có chấn thương đầu gây chảy máu não có thể mắc di chứng động kinh.
  • 35% những người từng trải qua hai hoặc nhiều ca phẫu thuật não có cơn co giật, động kinh.
  • 65% trường hợp có di chứng động kinh từ vết thương do đạn.

Động kinh sau chấn thương sọ não là một biến chứng khá phổ biến

Nếu bạn hoặc người thân không may mắc phải cơn co giật, động kinh do chấn thương não, hãy gọi điện cho chúng tôi qua số 0988.024.366, các chuyên gia sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.

Thời điểm cơn co giật, động kinh sau chấn thương sọ não xuất hiện

Cơn co giật có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào sau tổn thương não và được chia làm nhiều loại:

  • Co giật sau chấn thương sọ não sớm: thường xảy ra trong những ngày đầu tiên khi có chấn thương và khoảng 25% trường hợp có cơn co giật tiếp theo trong một tháng hoặc nhiều năm sau đó.
  • Co giật sau chấn thương sọ não muộn: 80% trường hợp người bệnh có cơn co giật, động kinh muộn trong khoảng 1 tuần hoặc vài tháng sau khi bị chấn thương sọ não.
  • Co giật tiến triển thành động kinh sau chấn thương sọ não: Có đến 50% trường hợp co giật sau chấn thương sọ não tiến triển thành động kinh.

Dấu hiệu nhận biết động kinh sau chấn thương sọ não

Tùy vào vùng não bộ bị tổn thương mà người bệnh có thể gặp những triệu chứng khác nhau khi lên cơn co giật, bao gồm:

  • Co giật tại một số bộ phận như chân, tay, đầu,… hoặc toàn thân.
  • Cứng cơ hoặc rung lắc liên tục đầu, cánh tay, chân, mắt hoặc toàn bộ cơ thể
  • Mất ý thức, không phản hồi với bất cứ tác động nào từ bên ngoài hoặc nhìn chằm chằm vào một khoảng không vô định.
  • Gặp ảo giác: Nghe thấy âm thanh lạ, ngửi hoặc cảm thấy vị lạ, nhìn thấy những hình ảnh không có thật.
  • Đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt.
  • Không thể nói hoặc hiểu người khác nói gì.
  • Tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.
  • Người bệnh có thể cắn lưỡi hoặc cắn vào niêm mạc miệng.

Cơn co giật, động kinh thường xảy ra đột ngột và người bệnh không thể kiểm soát được chúng. Co giật thường chỉ diễn ra trong vài giây đến vài phút nhưng đôi khi có thể kéo dài trong 5 – 10 phút. Sau cơn co giật, người bệnh thường buồn ngủ, mệt mỏi và khó đi lại hoặc không thể tự chăm sóc bản thân trong vài ngày.

Yếu tố gây tăng nguy cơ xuất hiện cơn động kinh sau chấn thương sọ não

Người bệnh sau chấn thương sọ não có nguy cơ cao xuất hiện cơn co giật, tiến triển thành động kinh nếu có các yếu tố sau:

  • Sốt cao liên tục trong nhiều ngày.
  • Mất ngủ, căng thẳng mệt mỏi quá mức.
  • Sử dụng ma túy, lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích.
  • Nồng độ magie, natri trong máu thấp hoặc canxi huyết cao.

Sốt cao là yếu tố làm tăng nguy cơ gặp di chứng động kinh sau chấn thương sọ não

Phương pháp điều trị động kinh sau chấn thương sọ não

Thuốc tây – Lựa chọn đầu tay trong điều trị động kinh sau chấn thương sọ não

Dựa vào dạng động kinh, tuổi tác, tình trạng sức khỏe bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất với người bệnh. Theo số liệu thống kê cho thấy, có tới 70% người bệnh động kinh đáp ứng tốt với thuốc. Trong trường hợp cơn co giật không được kiểm soát hiệu quả, bác sĩ có thể kết hợp nhiều loại thuốc với nhau. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ gặp một số tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh:

  • Dị ứng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn,…
  • Buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng.
  • Mắt mờ, nhìn đôi, nhìn ba.
  • Lo lắng, sợ hãi, rối loạn cảm xúc, dễ cáu gắt vô cớ.
  • Suy giảm trí nhớ.

Sản phẩm từ thảo dược giúp kiểm soát cơn động kinh sau chấn thương sọ não

Hướng tới một giải pháp an toàn, hiệu quả hơn cho người bệnh động kinh sau chấn thương sọ não, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện một hoạt chất được chiết xuất từ thảo dược Câu đằng mang tên Rhynchophyline có tác dụng kích thích sản sinh GABA nội sinh, góp phần cân bằng chất dẫn truyền, ổn định hoạt động điện não bộ, nhờ đó giảm tần xuất, mức độ, thời gian diễn ra cơn co giật, động kinh hiệu quả.

Ngoài ra, trong nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Y khoa Trung Quốc năm 2013 cũng chỉ ra rằng, hoạt chất Rhynchophylin còn có khả năng giảm viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ, dọn dẹp gốc tự do thông qua ức chế sản xuất cytokin, từ đó giúp ức chế quá trình chết đi của các tế bào thần kinh, đẩy nhanh sự hồi phục vận động, giảm mệt mỏi sau cơn rất tốt.

Hiện nay trên thị trường có duy nhất một sản phẩm được bào chế từ thảo dược Câu đằng đang được bày bán ở nhiều nhà thuốc trên cả nước với tên thương mại Tpbvsk cốm Egaruta. Ngay từ khi ra đời sản phẩm đã được nhiều người đón nhận, tin tưởng sử dụng và phản hồi tích cực. Điển hình là câu chuyện của chị gái cô Thúy (TP HCM). Vốn từng là người bị di chứng động kinh do tổn thương não bộ lâu năm, nhưng chỉ sau một thời gian sử dụng cốm Egaruta, cơn co giật của cô đã được cải thiện hiệu quả. Cùng lắng nghe câu chuyện của cô qua video sau:

Có thể bạn quan tâm:

Egaruta – Cốm thảo dược hỗ trợ trị động kinh, tăng động tối ưu nhất hiện nay

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Với người bệnh động kinh có tổn thương não hay không thì việc thực hiện một lối sống khoa học đóng vai trò quan trọng giúp họ kiểm soát cơn tốt hơn. Do vậy người bệnh nên:

  • Tăng cường thực phẩm giàu protein, calci như thịt nạc, tôm, cua, cá, hải sản, các loại đậu, các loại ngũ cốc nguyên hạt, trứng…
  • Tăng cường rau xanh, thực phẩm tươi sống.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, mỳ chính, chất phụ gia bảo quản như: bánh kẹo ngọt, pizza, mỳ tôm, xúc xích, lạp xưởng,…
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức,…
  • Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái bằng cách làm những việc mình yêu thích hoặc tham gia các câu lạc bộ như yoga, ngồi thiền,…
  • Hạn chế leo trèo trên cao, đi bơi một mình.

Điều trị động kinh sau chấn thương sọ não cần kiên trì, kết hợp đồng thời nhiều phương pháp nhằm giúp người bệnh kiểm soát cơn tốt nhất. Hy vọng qua bài viết trên các bạn độc giả đã hiểu rõ hơn về chứng bệnh này cũng như có những lựa chọn thích hợp giúp chính mình và người thân trị bệnh tốt nhất.

Tác giả: DS. Cao Thủy

Ngày đăng: 14/06/2019 | Cập nhật cuối: 16/07/2019


Nguồn tham khảo

https://www.spinalcord.com/blog/the-warning-signs-of-seizures-after-brain-traumahttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4516165/

https://msktc.org/tbi/factsheets/seizures-after-traumatic-brain-injury

Bài viết liên quan

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Động kinh

Co giật kiểu tetani có phải bệnh động kinh không? Có nguy hiểm không?

Co giật kiểu tetani là tình trạng xảy ra do sự mất cân bằng các chất điện giải, với biểu hiện như vẻ mặt hốt…

Động kinh

Trẻ sốt co giật sùi bọt mép: Những mối hiểm nguy và cách khắc phục!

Có người cha, người mẹ nào mà không rối bời lo lắng khi trẻ sốt co giật sùi bọt mép. Liệu rằng tình trạng này…

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

Động kinh

Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?

 “Trẻ bị động kinh có phát triển bình thường không?” chắc hẳn là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh…

Viết bình luận

loading
XCBS EGR ĐK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày