Dù không phải là giải pháp lâu dài, nhưng trong nhiều trường hợp, thuốc tây có thể giúp người bệnh nhanh ổn định lại huyết áp, giảm bớt triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt. Vậy hiện nay thuốc tây điều trị huyết áp thấp gồm những loại nào? Lợi ích và tác dụng phụ ra sao? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết sau đây.
Tóm tắt bài viết
4 loại thuốc tây điều trị huyết áp thấp phổ biến hiện nay
Fludrocortison
Fludrocortison có thể được chỉ định trong điều trị hầu hết các dạng huyết áp thấp và tụt huyết áp. Thuốc có tác dụng giữ natri tại thận, từ đó gây giữ nước trong cơ thể, tăng khối lượng dịch tuần hoàn và nâng huyết áp cho người bệnh.
Midodrine
Midodrine là thuốc có tác dụng làm co mạch máu và tăng huyết áp nên thường dùng để điều trị hạ huyết áp tư thế nặng (tình trạng tụt huyết áp xảy ra khi khi đứng lên), đặc biệt là những trường hợp có liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh. Một số biệt dược chứa hoạt chất Midodrine trên thị trường là ProAmatine, Orvaten…
Heptaminol
Heptaminol thường được biết dưới tên biệt dược Heptamyl là thuốc hồi sức tim mạch, có tác dụng co mạch máu, tăng lưu lượng máu trở về tim, từ đó phục hồi huyết áp nhanh chóng cho người bệnh. Thuốc thường được dùng trong trường hợp bị hạ huyết áp tư thế.
Một số loại thuốc tây điều trị huyết áp thấp thông dụng
Ephedrine và norephedrine
Thuốc hoạt động tương tự như chất dẫn truyền thần kinh làm kích thích hệ giao cảm gây tăng nhịp tim, co mạch máu và tăng huyết áp. Nhóm thuốc này có thể được chỉ định để điều trị hạ huyết áp tư thế, tụt huyết áp qua trung gian thần kinh hoặc cấp cứu hồi sức tim mạch.
Tác dụng phụ của thuốc tây điều trị huyết áp thấp
Tác dụng phụ là vấn đề khó tránh khi sử dụng bất cứ một loại thuốc tây nào và với thuốc điều trị huyết áp thấp cũng không ngoại lệ. Tùy từng loại thuốc mà người bệnh có thể gặp các phản ứng bất lợi từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng, cụ thể là:
– Fludrocortison: Giảm kali máu, phù, yếu cơ, loãng xương, suy nhược cơ thể, tăng nhãn áp, suy giảm miễn dịch, vấn đề tâm thần…
– Midodrine: Ớn lạnh, nổi da gà, tê ngứa ra dưới da, tiểu nhiều lần, cảm giác đau khó chịu khi đi tiểu, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nhầm lẫn…
– Heptaminol: Nổi mề đay, phát ban da, buồn nôn, nôn, viêm dạ dày – tá tràng, tim đập nhanh, khó thở, tức ngực, hồi hộp, tăng huyết áp quá mức….
– Ephedrine và norephedrine: Rối loạn nhịp tim, dị ứng, mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực,…
Để hạn chế tối đa những tác dụng phụ kể trên, người bệnh nên tuân thủ dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, không tự ý tăng liều hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc so với chỉ định.
Dùng thuốc tây điều trị huyết áp thấp theo chỉ định của bác sỹ để giảm tác dụng phụ
Điều trị huyết áp thấp bằng biện pháp không dùng thuốc
Mặc dù thuốc tây điều trị huyết áp thấp có thể là giải pháp cứu cánh giúp nâng chỉ số huyết áp và cải thiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt nhanh chóng nhưng chỉ có hiệu quả tạm thời trong thời gian sử dụng thuốc và đều gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Do vậy trên thực tế, không phải lúc nào bác sỹ cũng chỉ định thuốc tây cho người bệnh. Nếu không phải là tình trạng bệnh nặng hoặc hạ huyết áp cấp tính, trước hết nên ưu tiên điều trị bằng biện pháp không dùng thuốc, bao gồm sử dụng sản phẩm thảo dược, điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống. Đây cũng chính là giải pháp được khuyến khích áp dụng lâu dài.
Sản phẩm thảo dược giúp nâng cao và ổn định huyết áp
Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân… là những thảo dược nổi tiếng về tác dụng tăng cường lưu thông máu, kích thích cơ thể tạo máu, cải thiện số lượng, chất lượng máu và điều hòa huyết áp hiệu quả. Bởi vậy, các vị thảo dược này được sử dụng rất phổ biến trong đông y để điều trị bệnh huyết áp thấp, tụt huyết áp.
Thay vì đun sắc thuốc kỳ công, hiện nay người bệnh có thể lựa chọn sản phẩm dưới dạng viên uống tiện lợi và có chứa đủ những thảo dược quý này, điển hình như Hồng Mạch Khang chuyên dùng cho người bị huyết áp thấp. Sản phẩm đã được nghiên cứu đánh giá hiệu quả và độ an toàn trên lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả cho thấy, sau 60 ngày sử dụng Hồng Mạch Khang với liều 4 viên/ngày, 96.7% người bệnh huyết áp thấp có cải thiện rõ rệt triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, choáng ngất, mất ngủ…, và đặc biệt là huyết áp trở về ổn định ở mức bình thường mà không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào như khi dùng thuốc tây.
Dưới đây là chia sẻ trực tiếp từ một số người bệnh đã trải nghiệm giải pháp trị huyết áp thấp từ thảo dược này và đạt kết quả tốt. Mời bạn theo dõi trong các video sau:
Chia sẻ của chị Lê Thu Thảo (0912.205.861 – Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội)
Bác Nhung đã hết lạnh chân tay, hoa mắt, chóng mặt do huyết áp thấp
Hồng Mạch Khang – Viên uống thảo dược dành cho người huyết áp thấp
Kinh nghiệm chữa huyết áp thấp hiệu quả bằng giải pháp thảo dược
Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị huyết áp thấp
– Ăn mặn hơn một chút vì natri trong muối có tác dụng nâng huyết áp, nhưng không thực hiện cách này nếu có bệnh tim, bệnh thận.
– Uống nhiều nước (tối thiểu từ 1.5 – 2 lít/ngày), hạn chế sử dụng đồ uống có cồn để duy trì ổn định thể tích trong cơ thể.
– Chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần một ngày, tránh ăn quá no hoặc vận động sau khi ăn vì có thể gây chóng mặt, hạ huyết áp sau ăn.
– Cải thiện lượng máu trong cơ thể bằng chế độ ăn đủ dinh dưỡng, giàu thực phẩm bổ máu như thịt đỏ, bí đỏ, cá biển, hải sản có vỏ, rau lá màu xanh đậm, trứng… Cắt giảm lượng carbohydrat trong bữa ăn.
– Không nên đứng dậy đột ngột khi đang nằm hoặc ngồi, cần thay đổi tư thế từ từ để tránh bị hạ huyết áp tư thế.
– Tránh ngồi vắt chéo chân, tránh đứng yên tại chỗ trong thời gian dài, tránh tắm lâu với nước nóng.
– Sử dụng vớ nén y tế nhằm tạo áp lực lên mạch máu ở chân, thúc đẩy máu lưu thông về tim và não.
– Thường xuyên tập thể dục thể thao để cải thiện tuần hoàn máu, tăng sức khỏe tim mạch.
Thuốc tây điều trị huyết áp thấp là con dao hai lưỡi, do đó để hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra, bạn nên tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ. Với những trường hợp chưa thực sự cần thiết thì nên ưu tiên điều trị bệnh bằng thay đổi lối sống và sản phẩm thảo dược.
Ngày đăng: 28/07/2020 | Cập nhật cuối: 29/07/2020
https://www.webmd.com/heart/understanding-low-blood-pressure-treatment#2
https://www.medindia.net/drugs/medical-condition/low-blood-pressure.htm