Huyết áp thấp là bao nhiêu? – Hướng dẫn cách nhận diện chuẩn xác!

Huyết áp thấp là bao nhiêu? – Hướng dẫn cách nhận diện chuẩn xác!

Chúng ta vẫn thường thờ ơ với bệnh huyết áp thấp mà không hề biết rằng nó chính là thủ phạm gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, sốc, suy tim, suy thận… Vậy huyết áp thấp là bao nhiêu, làm cách nào để có thể nhận diện sớm và điều trị bệnh hiệu quả? Tất cả sẽ được lý giải chi tiết ngay dưới đây.

Huyết áp có ý nghĩa như thế nào?

Huyết áp là số đo áp lực được tạo ra khi dòng máu di chuyển bên trong lòng động mạch, đó cũng chính là lực đẩy cần thiết để đưa máu từ tim đi nuôi dưỡng các cơ quan. Bởi vậy, huyết áp còn được xếp vào một trong bốn dấu hiệu sinh tồn quan trọng nhất của cơ thể.

Huyết áp bao gồm hai thông số là huyết áp tâm thu (chỉ số trên) và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới), đơn vị là milimet thủy ngân (mmHg). Đối với một người khỏe mạnh, chỉ số huyết áp tối ưu sẽ dao động ổn định quanh mức 120/80 mmHg. Bất kỳ một sự biến động lên xuống thất thường nào so với chỉ số huyết áp bình thường thì đều là dấu hiệu bệnh lý cần lưu tâm ngay.

Vậy huyết áp thấp là bao nhiêu?

Huyết áp được xác định là thấp nếu huyết áp tâm thu ≤ 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≤ 60 mmHg đo ở trạng thái nghỉ ngơi. Như vậy, huyết áp 100/60, 90/70, 90/60 hay 80/50 đều là chỉ số huyết áp thấp.

Tuy nhiên, huyết áp của cơ thể có thể thay đổi tùy theo thời điểm đo, tình trạng sức khỏe, hô hấp, tâm lý hoặc các thuốc đang dùng. Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh huyết áp thấp thì cần dựa trên 2 điều kiện sau:

– Thứ nhất, huyết áp thường thấp dưới 90/60 mmHg khi đo ở các thời điểm khác nhau và theo dõi liên tục trong nhiều ngày.

– Thứ hai, có các triệu chứng huyết áp thấp điển hình như đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, da xanh xao, sợ lạnh, chân tay lạnh, khó tập trung, nhìn mờ, tim đập nhanh,…

Đối với những trường hợp bị hạ huyết áp tư thế, nếu huyết áp tâm thu giảm 20mmHg hoặc huyết áp tâm trương giảm 10mmHg trong vòng 2 – 5 phút khi đứng dậy thì cũng được chẩn đoán là mắc bệnh.

Huyết áp thấp là bao nhiêu? – Dưới 90/60 mmHg

Nếu chỉ số huyết áp của bạn thường xuyên ở mức thấp kèm theo những biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi…, hãy liên hệ ngay đến số 0988024366 để được tư vấn về phương pháp điều trị hiệu quả tại nhà.  

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Huyết áp thấp lâu ngày sẽ khiến các cơ quan bị thiếu máu và có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng sau:

– Biến chứng thần kinh: Não thiếu máu gây suy giảm trí nhớ, tai biến mạch máu não, đột quỵ não, nhồi máu não.

– Biến chứng tim mạch: Tim phải tăng hoạt động để bù đắp lượng máu bị thiếu hụt, lâu dần dẫn đến suy tim, giãn buồng tim, rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim.

– Hậu quả khác: Giảm ham muốn tình dục, rối loạn tiêu hóa, suy gan thận do thiếu máu nuôi dưỡng. Nguy hiểm hơn là cơn sốc hạ áp, chấn thương do té ngã, choáng ngất.

Làm cách nào để điều trị huyết áp thấp hiệu quả tại nhà?

Điều trị huyết áp thấp tại nhà là sự kết hợp giữa thay đổi lối sống và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ trị bệnh có nguồn gốc thảo dược, cụ thể như sau:

– Theo dõi huyết áp thường xuyên: Đo và ghi lại chỉ số huyết áp hàng ngày, điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm được những tình huống bất thường.

– Ăn mặn hơn: Vì muối gây giữ nước và nâng huyết áp. Tuy nhiên, không áp dụng biện pháp này với người mắc bệnh tim hoặc bệnh thận.

– Uống nhiều nước: Tối thiểu 5 – 2 lít/ngày để ổn định thể tích máu và huyết áp.

– Ăn uống đủ chất: Tăng các thực phẩm bổ máu như thịt bò, cá biển, hải sản có vỏ, rau lá màu xanh đậm, trứng, trái cây giàu vitamin C,…

– Hạn chế chất kích thích: Tránh rượu, bia, đồ uống có cồn vì có thể gây mất nước làm tụt huyết áp.

– Ăn các bữa nhỏ: Chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa/ngày để tránh bị hạ huyết áp sau ăn.

– Vận động thể chất đều đặn: Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày với các bài tập vừa sức như đi bộ, yoga, đạp xe, chạy,…

– Sử dụng viên uống Hồng Mạch Khang: đây là sản phẩm hỗ trợ cho người huyết áp thấp đã được nghiên cứu kiểm chứng hiệu quả và độ an toàn tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ năm 2010. Sự kết hợp của các thành phần thảo dược Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân không chỉ giúp bổ máu, cải thiện chất lượng máu và tăng cường tuần hoàn, sản phẩm còn giúp nâng cao chỉ số huyết áp thông qua tăng cường chức năng của các thụ thể cảm áp ở lòng mạch. Nhờ đó, giảm các biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,… và ổn định mức huyết áp hiệu quả.

Thực tế, rất nhiều người bệnh huyết áp thấp khi kết hợp sử dụng Hồng Mạch Khang cùng thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày đã ổn định huyết áp và cải thiện sức khỏe rất tốt. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ trong video dưới đây:

Kinh nghiệm điều trị huyết áp thấp hiệu quả tại nhà

Biết cách nhận diện đúng chỉ số huyết áp thấp là bao nhiêu cùng các triệu chứng bệnh điển hình sẽ giúp bạn chủ động hơn trong điều trị. Và đừng quên áp dụng các biện pháp đơn giản trong bài viết để sớm đưa huyết áp trở về mức ổn định.

Có thể bạn quan tâm:

Lợi ích của Hồng Mạch Khang với người bệnh huyết áp thấp

Nghiên cứu chứng minh hiệu quả của Hồng Mạch Khang trên người huyết áp thấp

Huyết áp thấp nên ăn gì, kiêng gì là tốt nhất?

Tác giả: DS. Hồ Hà

Ngày đăng: 07/01/2020 | Cập nhật cuối: 20/05/2020


Nguồn tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/low-blood-pressure/symptoms-causes/syc-20355465

 

Bài viết liên quan

Huyết áp thấp

Suy nhược cơ thể nên uống sữa gì? – Top 4 loại sữa nên chọn

Sữa là thức uống cung cấp nhiều dưỡng chất và dễ sử dụng, hấp thu nhanh, rất phù hợp cho những người bị suy nhược…

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Huyết áp thấp

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Huyết áp thấp khiến cơ thể luôn trong trạng thái choáng váng, mệt mỏi và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho…

Tụt huyết áp nên làm gì? Bí quyết điều trị tụt huyết áp tại nhà

Huyết áp thấp

Tụt huyết áp nên làm gì? Bí quyết điều trị tụt huyết áp tại nhà

Tụt huyết áp khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi thường xuyên, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc…

Viết bình luận

loading
XCBS HMK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày