Bạn đã biết cách điều trị cơn đau quặn thận do sỏi thận, sỏi tiết niệu?

Bạn đã biết cách điều trị cơn đau quặn thận do sỏi thận, sỏi tiết niệu?

Đau quặn thận thường xảy ra khi sỏi tiết niệu di chuyển gây tổn thương niêm mạc và làm tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu. Với bất kỳ ai trong hoàn cảnh này cũng đều mong tìm ra được cách điều trị cơn đau quặn thận nhanh chóng để sớm quẳng đi nỗi lo này. Tổng hợp những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ mọi băn khoăn.

Các phương pháp điều trị cơn đau quặn thận

Sau khi trải qua cơn đau quặn thận cấp tính, điều quan trọng là cần giải quyết tận gốc căn nguyên gây đau, phổ biến nhất là do sỏi đường tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Hiện nay, có các phương pháp sau đang được áp dụng:

Thuốc tây giảm triệu chứng đau

Các thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc giảm đau, chống viêm để giúp cải thiện các triệu chứng đau, thuốc kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn tiết niệu, thuốc giãn cơ trơn giúp sỏi dễ dàng di chuyển ra ngoài, không làm tổn thương đường tiểu. Ngoài ra, còn một số thuốc giúp điều chỉnh nồng độ các khoáng chất trong nước tiểu như:

– Thuốc lợi tiểu

– Thuốc giảm nồng độ acid uric

– Thuốc giảm nồng độ cystine

– Thuốc kiềm hóa nước tiểu

Thực tế, các thuốc này giúp cải thiện nhanh triệu chứng đau nhưng nếu dùng liều cao, kéo dài thì có thể tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn như chóng mặt, đau đầu, kích ứng tiêu hóa,… Ngoài ra, còn gián tiếp làm tăng thêm áp lực đến gan thận gây tích tụ nhiều chất độc hại trong thận khiến tình trạng sỏi trở lên trầm trọng hơn.

Thuốc tây chữa sỏi cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ

Đông y điều trị sỏi tiết niệu và cơn đau quặn thận

Điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu không phải ngày một ngày hai là sẽ hết ngay nên cần một giải pháp toàn diện và tác động sâu đến căn nguyên. Đây cũng là lí do hiện nay rất nhiều người kết hợp Đông – Tây y trong điều trị sỏi, làm tăng hiệu quả tối ưu và rút ngắn thời gian dùng thuốc.

Hiện nay, nhắc đến cách chữa sỏi bằng thảo dược thì không thể thiếu bài thuốc 7 vị gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi được dùng phổ biến trong y học cổ truyền và được khoa học hiện đại ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc,… chứng minh tác dụng. Tuy nhiên, theo đánh giá của PGS.TS Chu Quốc Trường – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, mặc dù những vị thuốc này đều rất tốt nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cần dùng đúng liều lượng và dùng đúng cách. Thay vì chỉ sử dụng thảo dược thô bằng cách đun sắc thuốc như trước đây thì nên lựa chọn những viên uống được bào chế hiện đại từ cơ sở sản xuất uy tín.

Một trong những giải pháp được PGS. Chu Quốc Trường và nhiều chuyên gia đánh giá cao là sản phẩm Stonebye thuộc bản quyền của công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hồng Bàng. Sản phẩm chứa 7 thảo dược quý giúp tác động toàn diện đối với bệnh sỏi thận và sỏi đường tiết niệu:

– Lợi tiểu, nhanh bào mòn, đào thải sỏi để giúp khơi thông đường tiểu, không làm tăng áp lực thận

– Kiềm hóa nước tiểu, ngăn ngừa sự kết tinh sỏi mới hoặc tăng kích thước sỏi

– Giãn cơ trơn đường tiểu để sỏi dễ dàng di chuyển, giảm cả tần suất và mức độ những cơn đau quặn thận, tiểu buốt, tiểu rắt khó chịu

– Kháng khuẩn, chống viêm tiết niệu

Giải pháp thảo dược an toàn giúp điều trị cơn đau quặn thận do sỏi

Kiên trì sử dụng viên uống Stonebye hàng ngày chính là một giải pháp giúp sớm trục xuất sỏi ra khỏi đường tiết niệu, dự phòng tái phát những cơn đau quặn thận do sỏi, bảo vệ tốt chức năng thận – tiết niệu và hạn chế nguy cơ phải phẫu thuật. Cùng lắng nghe chia sẻ của những người đã tin dùng Stonebye qua video dưới đây:

Kinh nghiệm chữa sỏi thận không động dao kéo của bác Dực (Thanh Hóa)

Điều trị cơn đau quặn thận do sỏi có nhiều cách nhưng lựa chọn phương pháp nào thì cần dựa vào mức độ bệnh cụ thể.

Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn hãy đừng ngần ngại liên hệ qua điện thoại hoặc zalo số 0988.024.366, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Bạn có thể quan tâm:

Khám phá lợi ích vượt trội của Stonebye với bệnh sỏi tiết niệu

Phẫu thuật ngoại khoa – Cách điều trị cơn đau quặn thận cần cân nhắc kỹ lưỡng

Mặc dù luôn ưu tiên điều trị bằng nội khoa (dùng thuốc, sản phẩm hỗ trợ) nhưng nếu thường xuyên bị đau quặn thận dữ dội kèm theo một số biến chứng như thận ứ nước, giãn đài bể thận, tiểu buốt, tiểu ra máu triền miên,… thì cần thực hiện phẫu thuật để giúp nhanh loại bỏ sỏi. Hiện nay, có các kỹ thuật mổ, tán sỏi bao gồm:

Tán sỏi nội soi ngược dòng: luồn một ống thông nhỏ có gắn thiết bị chẩn đoán hình ảnh, sau đó dùng năng lượng laser để tán viên sỏi thành các mảnh nhỏ và hút ra ngoài

– Phẫu thuật tán sỏi qua da: bác sĩ sẽ tạo một đường hầm nhỏ ở lưng kích thước khoảng 0.5cm sau đó đưa thiết bị nội soi để phá vỡ sỏi và gắp ra ngoài.

– Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích: phương pháp này sử dụng sóng âm có tần số cao để tán viên sỏi thành các mảnh nhỏ, sau đó dùng thiết bị chuyên dụng hút ra ngoài.

Nhìn chung các kỹ thuật này tương đối hiện đại nhưng khó tránh khỏi những rủi ro biến chứng, đáng lo ngại là nhất là tình trạng tổn thương, rách, chảy máu đường tiết niệu, nhiễm trùng hậu phẫu… khi can thiệp. Chính vì vậy, đây chỉ nên là giải pháp cuối cùng trong điều trị cơn đau quặn thận do sỏi.

Kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích

Liệu pháp tự nhiên giúp đẩy lùi cơn đau quặn thận

Song song với việc điều trị tích cực từ căn nguyên, bạn nên duy trì lối sống khoa học để phòng ngừa cơn đau quặn thận tái phát. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết:

– Uống đủ nước mỗi ngày, tối thiểu từ 1,5 – 2 lít nước/ngày, bổ sung thêm chất lỏng nếu làm việc trong môi trường nóng bức bị ra nhiều mồ hôi

– Bổ sung đầy đủ chất xơ và vitamin từ các loại rau, củ quả tự nhiên như rau màu xanh đậm, cam, chanh, bưởi, quýt,…

– Không ăn quá mặn, tối đa không quá 2,3g/ngày, tránh các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều hơn 20% natri

– Duy trì bổ sung canxi từ thực phẩm tự nhiên với lượng 800 – 1200mg/ngày, không bổ sung quá nhiều canxi từ các dạng viên uống

– Không ăn quá nhiều thực phẩm chứa oxalat (khoai lang, khoai tây, củ đại hoàng, rau bina,…). Tốt nhất là nên kết hợp với thực phẩm chứa canxi trong cùng một bữa ăn

– Cắt giảm lượng đạm động vật như thịt đỏ, phủ tạng động vật, không ăn quá 150g thịt/ngày

– Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá,…

– Không nên nhịn tiểu hoặc ngồi quá lâu một tư thế

– Tập thể thao hàng ngày như nhảy dây, chạy bộ nhẹ nhàng

Ngoài ra, khi bị đau quặn thận, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau tại nhà như chườm ấm, uống một cốc nước ấm hoặc say nước ép cần tây và nằm nghỉ ngơi thư giãn.

Cơn đau quặn thận do sỏi thận, sỏi đường tiết niệu có thể “ghé thăm” bất kỳ lúc nào gây nhiều đau đớn và bất tiện. Chính vì vậy, để sớm chấm dứt tình trạng này, bạn cần tìm cách điều trị cơn đau quặn thận phù hợp và áp dụng theo đúng hướng dẫn để bảo vệ tốt chức năng tiết niệu.

Bạn có thể quan tâm:

Cơn đau quặn thận: Nguyên nhân, triệu chứng và những thông tin cần biết

Bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu và những lưu ý hàng đầu trong ăn uống

Tác giả: Ds An Chu

 

Ngày đăng: 22/06/2020


Nguồn tham khảo

https://www.healthline.com/health/renal-colic

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320421#treatment-and-types

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320421

 

Bài viết liên quan

Mẹo chữa sỏi thận: Tổng hợp 11 cách hay tại nhà

Sỏi thận

Mẹo chữa sỏi thận: Tổng hợp 11 cách hay tại nhà

Bên cạnh phương pháp tây y, trong dân gian có nhiều mẹo chữa sỏi thận cho hiệu quả cao, ngay cả với những viên sỏi…

Cảnh báo 6 chiêu trò lừa đảo của thuốc trị sỏi thận kém chất lượng

Sỏi thận

Cảnh báo 6 chiêu trò lừa đảo của thuốc trị sỏi thận kém chất lượng

Nói về thuốc trị sỏi thận thì trên thị trường hiện nay có vô vàn lựa chọn với đầy đủ nhãn hiệu khác nhau từ…

Sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hiểm không?

Sỏi thận

Sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hiểm không?

Có những viên sỏi chỉ nhỏ tựa hạt gạo nằm yên trong đường tiết niệu nhưng cũng có khi sỏi lớn gây đau quặn thận…

Viết bình luận

loading
XCBS STB

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày