Sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hiểm không?

Sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hiểm không?

Có những viên sỏi chỉ nhỏ tựa hạt gạo nằm yên trong đường tiết niệu nhưng cũng có khi sỏi lớn gây đau quặn thận dữ dội, tiểu buốt, tiểu rắt triền miên. Liệu rằng sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hại không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn này.

Sỏi thận 6mm có nguy hiểm không?

Sỏi thận là do khoáng chất trong nước tiểu lắng đọng, kết tụ lại với nhau nên kích thước rất đa dạng, thậm chí là thay đổi liên tục theo thời gian. Nhìn chung, sỏi thận 6mm là kích thước trung bình, không quá lớn. Tuy nhiên, nếu gặp điều kiện thuận lợi (cơ thể bị mất nước, nước tiểu bị cô đặc, ăn dư thừa chất khiến nồng độ khoáng chất tăng cao,…) viên sỏi có thể gia tăng về kích thước, lớn trên 10mm thì khả năng đào thải sẽ khó hơn và tiềm ẩn nhiều biến chứng.

Ngoài ra, khi sỏi có cạnh sắc nhọn, cọ xát trầy xước đường tiết niệu hoặc bị kẹt lại ở điểm nối thận – niệu quản, người bệnh sẽ có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng, đau lưng bụng,… Nếu lơ là trong điều trị, có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như sau:

Viêm đường tiết niệu: viên sỏi di chuyển cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu gây nhiễm trùng, viêm thận, viêm bàng quang, nghiêm trọng nhất là tình trạng nhiễm khuẩn huyết đe dọa đến tính mạng

– Tắc nghẽn đường tiểu: sỏi thận nằm chặn ngay trong đường tiết niệu khiến nước tiểu không thể lưu thông và không thoát được ra ngoài, đọng lại ở nhiều vị trí trong đài bể thận gây thận ứ nước, lúc này vách thận giãn rộng gây đau tức khó chịu.

– Chức năng thận suy giảm: đây là hệ quả của những tổn thương thận và tình trạng nhiễm trùng, ứ nước kéo dài,…

– Vỡ thận đột ngột: biến chứng này rất hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra do sự gia tăng áp lực trong thận

Sỏi thận 6mm hay kích thước nào đều cần điều trị sớm

Sỏi thận 6mm có cần phẫu thuật ngay không?

Theo chuyên gia tiết niệu, viên sỏi nhỏ như sỏi thận 6mm sẽ được ưu tiên điều trị bằng thuốc kết hợp điều chỉnh lối sống để loại bỏ sỏi tự nhiên. Việc phẫu thuật chỉ nên thực hiện khi kích thước viên sỏi quá lớn, gây tắc hoàn toàn đường tiết niệu và có dấu hiệu ứ nước nghiêm trọng.

Kỹ thuật mổ, tán sỏi giúp giải quyết nhanh những viên sỏi lớn nhưng chưa phải là an toàn tuyệt đối 100% bởi vẫn có thể gặp phải một số rủi ro trong và sau phẫu thuật. Theo thống kê, có đến 3 – 5% người bệnh phải đối mặt với biến chứng như: tổn thương thận – tiết niệu (do ảnh hưởng của các thiết bị can thiệp tán sỏi), nhiễm khuẩn tiết niệu kéo dài, đi tiểu ra máu, tiểu són, tiểu không tự chủ, rối loạn chức năng bàng quang, đặc biệt là nguy cơ sót vụn sỏi và tạo mầm tái phát sỏi.

Do vậy, dù là sỏi thận 6mm hay ở kích thước khác, người bệnh cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ để tìm ra giải pháp phù hợp nhất. Phân tích về việc phẫu thuật mổ tán sỏi, PGS.TS Trần Đình Ngạn – Nguyên Phó Giám đốc BV Quân y 103 cho rằng:

Phẫu thuật sỏi thận – Lợi ích và nguy cơ cần hiểu rõ

Sỏi thận 6mm nên dùng thuốc gì để nhanh chóng bài sỏi?

Với bệnh sỏi thận, một số nhóm thuốc tây được chỉ định để giúp xoa dịu triệu chứng đau quặn thận, tiểu buốt, tiểu rắt,… và ngăn ngừa sỏi gia tăng về kích thước như sau:

– Thuốc theo thành phần sỏi: sỏi canxi (thuốc lợi tiểu thiazid, kali citrat,…), sỏi struvite (thuốc kháng sinh Cephalosporin, Quinolon), sỏi Cystine (thuốc giảm nồng độ Cystine: Captopril, Cacetylcystein)

– Thuốc giảm đau, giãn cơ trơn tiết niệu: Tamsulosin, Doxazosin mesylate (Cardura), thuốc chẹn kênh canxi,…

– Thuốc kháng viêm như ibuprofen, dicofenac,..

Lợi ích của các loại thuốc này, đa phần là giảm triệu chứng, tuy nhiên điểm hạn chế lớn nhất là khó duy trì hiệu quả bền vững và tiềm ẩn tác dụng phụ khi dùng thuốc dài ngày như kích ứng đường tiêu hóa, đi ngoài phân đen, táo bón, chóng mặt, buồn nôn,… Đây là lí do chính mà chuyên gia thường khuyên người bệnh nên áp dụng liệu pháp thảo dược nhằm rút ngắn thời gian điều trị sỏi. Ưu điểm khi dùng thảo dược là có độ an toàn, lành tính cao, dùng dài ngày vẫn đảm bảo không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, tiêu hóa,… Ngoài ra, các hoạt chất sinh học từ thảo dược có khả năng thấm sâu vào nhiều cơ quan trong đường tiết niệu để phát huy tác động toàn diện hơn.

Kinh nghiệm dân gian trước đây thường dùng thảo dược dưới dạng đun sắc hoặc bột hoàn tán nhưng hiệu quả lại không được như mong muốn vì còn phụ thuộc vào việc căn chỉnh liều lượng, thời gian đun nấu,… Để khắc phục khó khăn này, các nhà khoa học đã nghiên cứu kết hợp nhiều thành phần thảo dược với nhau để tạo nên những viên uống an toàn và tiện dụng hơn. Một trong những giải pháp được ưa chuộng là dùng viên uống Stonebye có chứa 7 thảo dược quý gồm Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử, Bán biên liên, Hoàng bá, Nhọ nồi. Những thành phần này đã được chứng minh tác dụng qua nhiều nghiên cứu tại các quốc gia lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, cho hiệu quả bài sỏi, ngừa viêm rất công hiệu. Stonebye có khả năng hỗ trợ toàn diện, giúp giải quyết nhiều vấn đề trong bệnh sỏi:

Lợi ích của viên uống Stonebye với những người bị sỏi

Tin tưởng vào một viên uống an toàn và chất lượng như Stonebye, hàng ngàn người đã sớm loại bỏ sỏi chỉ sau 2 – 3 tháng, điển hình như trường hợp của chú Lê Khắc Hộ ở TP Bảo Lộc, Lâm Đồng đã sạch trơn viên sỏi thận 19mm. Hết sỏi thận, tinh thần phấn chấn, chú chia sẻ:

Kinh nghiệm trị sỏi thận không lo động dao kéo

Bạn có thể quan tâm: Stonebye – Giải pháp vàng dành cho người bị sỏi

Sỏi thận nên ăn gì, kiêng gì?

Để giúp tăng hiệu quả trị sỏi thận và phòng ngừa tái phát, chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò quan trọng:

– Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5 lít/ngày, quan sát nước tiểu có màu vàng nhạt và trong để chắc chắn đã uống đủ nước

– Bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi giúp cải thiện tiêu hóa, chống táo bón

– Cắt giảm lượng muối, tối đa không quá 2,3g/ngày, tránh các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều hơn 20% natri

– Kiểm soát lượng đạm nạp vào khẩu phần ăn không quá 150g/ngày

– Cân đối hai nhóm chất canxi và oxalat để giảm nguy cơ tạo sỏi. Nhu cầu canxi mỗi ngày là 800 – 1200mg/ngày có trong các loại cá biển, hải sản, trứng, sữa,… Thực phẩm giàu oxalat như rau bina, cà phê, socola, củ cải đường,…

– Không nên nhịn tiểu, cố gắng tiểu hết một lần để làm rỗng bàng quang hoàn toàn

– Tập luyện các môn thể thao tốt cho người bị sỏi như đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, bóng bàn,…

Sỏi thận 6mm cần điều trị ngay từ sớm tránh ảnh hưởng đến chức năng tiết niệu. Lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào mỗi người bệnh, trong đó luôn ưu tiên chữa bằng nội khoa.

Nếu bạn hay người thân đang bị sỏi và mong muốn tìm giải pháp điều trị hiệu quả, hãy liên hệ với chúng tôi qua điện thoại hoặc zalo số 0988.024.366, các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Bạn có thể quan tâm: Sỏi thận có nguy hiểm không? Lý giải từ chuyên gia tiết niệu

Tác giả: Dược sĩ Trần Huyền

Ngày đăng: 05/05/2021

Bài viết liên quan

Mẹo chữa sỏi thận: Tổng hợp 11 cách hay tại nhà

Sỏi thận

Mẹo chữa sỏi thận: Tổng hợp 11 cách hay tại nhà

Bên cạnh phương pháp tây y, trong dân gian có nhiều mẹo chữa sỏi thận cho hiệu quả cao, ngay cả với những viên sỏi…

Cảnh báo 6 chiêu trò lừa đảo của thuốc trị sỏi thận kém chất lượng

Sỏi thận

Cảnh báo 6 chiêu trò lừa đảo của thuốc trị sỏi thận kém chất lượng

Nói về thuốc trị sỏi thận thì trên thị trường hiện nay có vô vàn lựa chọn với đầy đủ nhãn hiệu khác nhau từ…

Sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hiểm không?

Sỏi thận

Sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hiểm không?

Có những viên sỏi chỉ nhỏ tựa hạt gạo nằm yên trong đường tiết niệu nhưng cũng có khi sỏi lớn gây đau quặn thận…

Viết bình luận

loading
XCBS STB

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày