Bệnh sỏi thận có chữa được không? Bí quyết phòng ngừa sỏi thận tại nhà!

Bệnh sỏi thận có chữa được không? Bí quyết phòng ngừa sỏi thận tại nhà!

Sỏi thận là “thủ phạm” chính của những cơn đau quặn thận trời giáng khiến người bệnh đứng ngồi không yên. Theo thống kê của Hiệp Hội tiết niệu Mỹ, sỏi thận là bệnh tiết niệu khiến hàng triệu người phải nhập viện điều trị mỗi năm, chưa kể đến nguy cơ tái phát có thể lên đến 50%. Đây thực sự là một gánh nặng sức khỏe đáng lo ngại. Vậy bệnh sỏi thận có chữa được không? Cùng chúng tôi tìm lời đáp ngay trong bài viết này.

Bệnh sỏi thận có chữa được không?

Sỏi thận là các tinh thể cứng được tạo thành do sự kết tinh và lắng đọng của các cặn bã và khoáng chất trong nước tiểu. Sỏi thận có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trong thận như đài thận, bể thận, tháp thận,… và đa dạng về thành phần, hình dạng, kích thước. Khi sỏi thận tăng dần về kích thước và số lượng sẽ gây nên nhiều bất tiện và đau đớn cho người bệnh.

Thực tế sỏi thận không phải là một bệnh “nan y khó chữa”. Khi được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể trị khỏi mà không gây biến chứng. Tùy theo vị trí và kích thước của sỏi, các biện pháp điều trị có thể khác nhau.

Với những sỏi nhỏ ở vị trí “thuận lợi” dễ di chuyển, chúng có thể được đào thải ra ngoài qua nước tiểu bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt. Khi sỏi kích thước quá lớn, các biện pháp điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật sẽ được chỉ định để giúp khai thông đường tiểu, tránh biến chứng nguy hiểm. Do đó thay vì lo lắng bệnh sỏi thận có chữa được không, bạn nên tuân thủ điều trị bệnh sỏi thận.

Bệnh sỏi thận có chữa được không?

Điều trị sỏi thận ra sao để hiệu quả?

Thuốc tây điều trị bệnh sỏi thận

Các nhóm thuốc thường được chỉ định bao gồm:

– Thuốc giảm đau: các thuốc nhóm chống viêm khi sỏi gây đau nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt

– Thuốc giãn cơ trơn niệu quản vừa giúp giảm đau và giúp sỏi dễ di chuyển dễ dàng hơn

– Thuốc giảm nồng độ khoáng chất trong nước tiểu tùy theo từng loại sỏi như: thuốc lợi tiểu thiazid với sỏi canxi, thuốc allopurinol với sỏi acid uricđể giảm nồng độ acid uric,…

Ngoài các thuốc tây được chỉ định, các chuyên gia khuyên người bệnh nên kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc tự nhiên để giúp tăng hiệu quả điều trị. Hiện nay, trên thị trường có một số sản phẩm được kết hợp đồng thời các thảo dược Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Xa tiền tử,… có tác dụng lợi tiểu, kiềm hóa nước tiểu, giúp tiêu viêm, tăng bào mòn sỏi, ức chế hình thành sỏi. Các chế phẩm này thường được bào chế dưới dạng viên uống rất tiện dụng cho người bệnh.

Kim tiền thảo, Râu ngô, Râu mèo, Xa tiền tử: Thảo dược đặc trị sỏi thận

Can thiệp phẫu thuật sỏi thận

Với trường hợp sỏi kích thước lớn không thể tự vượt ra ngoài theo cách tự nhiên, một số phẫu thuật sau có thể được chỉ định bao gồm:

– Tán sỏi bằng sóng xung kích (SWL)

– Nội soi tán sỏi bằng sóng laser

– Tán sỏi qua da

– Phẫu thuật mổ hở lấy sỏi

Để được tư vấn chi tiết về bệnh sỏi thận cũng như giải pháp điều trị hiệu quả nhất, bạn hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi qua số 0988.024.366 để được trao đổi trực tiếp. 

Bí quyết phòng ngừa sỏi thận, tránh sỏi tái phát

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là phương châm chính trong điều trị bệnh sỏi thận bởi tỷ lệ tái phát sỏi rất cao. Đây cũng là cách để bạn không còn lo lắng liệu “bệnh sỏi thận có chữa được không”. Bạn nên sinh hoạt điều độ theo hướng dẫn dưới đây:

– Uống nhiều nước, tối thiểu từ 8 -12 ly nước để tránh lắng đọng khoáng chất trong thận

– Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu acid citric như cam, chanh, bưởi, xoài,… Theo nghiên cứu, một ly nước cam mỗi ngày giúp giảm 12% nguy cơ sỏi thận.

Nước cam, chanh giúp ngăn ngừa sỏi thận

– Ăn uống cân bằng hai nhóm thực phẩm giàu canxi và oxalat để ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận. Thực phẩm giàu canxi bao gồm: tôm, cua, phô mai, đậu nành,… Không ăn quá nhiều thực phẩm giàu oxalat như: củ đại hoàng, rau bina, socola, khoai lang,…

– Không ăn quá mặn: quá nhiều natri sẽ cản trở tái hấp thu canxi ở ống thận khiến nồng độ canxi nước tiểu tăng cao, làm gia tăng nguy cơ sỏi thận. Do đó bạn nên ăn nhạt hơn mỗi ngày và nên duy trì thói quen “đọc nhãn sản phẩm” trước khi sử dụng để kiểm soát tốt hơn lượng muối trong khẩu phần ăn

– Cắt giảm lượng đường tinh chế, hạn chế các đồ ăn đóng hộp chế biến sẵn

– Cắt giảm lượng protein động vật từ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn

– Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cafe,…

– Duy trì cân nặng lí tưởng, kích thước vòng eo hợp lý

– Tập luyện thể thao hàng ngày, tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời như bơi lội, đạp xe, đi bộ,…

– Không nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi có nhu cầu và cố gắng đi tiểu hết một lần để không làm đọng nhiều nước tiểu trong bàng quang

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp băn khoăn bệnh sỏi thận có chữa được không và tự “bỏ túi” cho mình những bí quyết để chủ động phòng ngừa bệnh sỏi thận. Chắc chắn rằng, một chế độ sinh hoạt khoa học là cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất tránh được nhiều nguy cơ bệnh tật không chỉ riêng bệnh sỏi thận.

Có thể bạn quan tâm:

Thuốc trị sỏi thận: Hiểu rõ lợi ích, nguy cơ để sử dụng an toàn

Stonebye – Viên uống thảo dược giúp làm tan sỏi thận hiệu quả ngay tại nhà

Tác giả: Ds. An Chu

Ngày đăng: 29/05/2019 | Cập nhật cuối: 05/07/2019

Bài viết liên quan

Mẹo chữa sỏi thận: Tổng hợp 11 cách hay tại nhà

Sỏi thận

Mẹo chữa sỏi thận: Tổng hợp 11 cách hay tại nhà

Bên cạnh phương pháp tây y, trong dân gian có nhiều mẹo chữa sỏi thận cho hiệu quả cao, ngay cả với những viên sỏi…

Cảnh báo 6 chiêu trò lừa đảo của thuốc trị sỏi thận kém chất lượng

Sỏi thận

Cảnh báo 6 chiêu trò lừa đảo của thuốc trị sỏi thận kém chất lượng

Nói về thuốc trị sỏi thận thì trên thị trường hiện nay có vô vàn lựa chọn với đầy đủ nhãn hiệu khác nhau từ…

Sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hiểm không?

Sỏi thận

Sỏi thận 6mm là lớn hay nhỏ? Sỏi có nguy hiểm không?

Có những viên sỏi chỉ nhỏ tựa hạt gạo nằm yên trong đường tiết niệu nhưng cũng có khi sỏi lớn gây đau quặn thận…

Viết bình luận

loading
XCBS STB

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày