Có thể bạn chưa biết: theo ước tính đến năm 2025 trên thế giới sẽ có khoảng 1,56 tỷ người bị tăng huyết áp. Bệnh lý mạn tính này tiến triển âm thầm theo thời gian mang theo vô vàn những biến chứng nguy hiểm tiềm ẩn. Hãy dành 5 phút đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn tăng huyết áp là gì và làm thế nào để ngăn chặn những hậu quả do tăng huyết áp gây ra ngay tại đây.
Tóm tắt bài viết
Tăng huyết áp là gì?
Để tìm hiểu tăng huyết áp (huyết áp cao) là gì, bạn cần nắm rõ về ý nghĩa của chỉ số huyết áp. Huyết áp là số đo áp lực của dòng máu tác động lên thành mạch. Huyết áp gồm 2 chỉ số là huyết áp tâm thu có trị số lớn hơn, đo áp lực thành mạch khi tim co bóp; còn huyết áp tâm trương có trị số nhỏ hơn, đo áp lực thành mạch khi tim giãn giữa các nhịp đập.
Một người được chẩn đoán là mắc chứng tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/ hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg. Tuy nhiên vào năm 2017, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã điều chỉnh chỉ số chẩn đoán này về mức 120/80 mmHg để cảnh báo người bệnh cần kiểm soát huyết áp ngay từ giai đoạn này. Về vấn đề này, GS.TS Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam có ý kiến như sau:
Chẩn đoán tăng huyết áp qua chia sẻ của GS Phạm Gia Khải
Phân loại tăng huyết áp theo từng giai đoạn
Dựa vào chỉ số huyết áp, WHO phân loại tăng huyết áp theo từng mức độ như sau:
- Giai đoạn 1: Huyết áp tâm thu từ 140 – 159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 – 99 mmHg.
- Giai đoạn 2: Huyết áp tâm thu từ 160 – 179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 100 – 109 mmHg.
- Giai đoạn 3: Huyết áp tâm thu ≥180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ ≥110 mmHg.
Nguyên nhân gây tăng huyết áp
Có đến 90 – 95% trường hợp tăng huyết áp không thể xác định được nguyên nhân cụ thể, được gọi là tăng huyết áp vô căn (nguyên phát). Các nhà khoa học đều cho rằng, tình trạng này liên quan mật thiết với yếu tố di truyền, một số trường hợp lại do sự hoạt động bất thường của hệ thần kinh giao cảm.
Ngoài ra, tăng huyết áp còn liên quan đến một số yếu tố nguy cơ khác như:
- Tuổi cao: Tỷ lệ mắc tăng huyết áp cao nhất là ở độ tuổi trên 60 do ở người già, quá trình lão hóa khiến mạch máu trở nên xơ cứng.
- Thừa cân, béo phì: là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp thường gặp ở những người trẻ tuổi.
- Giới tính: Nam giới dễ mắc chứng tăng huyết áp hơn nữ giới khi còn trẻ, nhưng lúc về già nguy cơ tăng huyết áp ở nữ giới lại cao hơn nam giới.
- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ tăng huyết áp cao nhất.
- Lối sống thiếu khoa học: Ăn mặn, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, lười vận động thể dục thể thao, làm việc căng thẳng kéo dài… là những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp có thể loại bỏ được.
Triệu chứng tăng huyết áp
Đa số các trường hợp bị tăng huyết áp không có bất kỳ dấu hiệu nào, đó là lý do vì sao người bệnh khó phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm. Thực tế, các triệu chứng tăng huyết áp như mệt mỏi, ù tai, chóng mặt, nhức đầu, khó thở, chảy máu cam… chỉ xuất hiện trong cơn tăng huyết áp kịch phát từ 180/110 mmHg trở lên. Người bệnh cần nhận biết sớm những dấu hiệu bất thường này để dùng thuốc hạ áp hoặc đi cấp cứu kịp thời.
Biến chứng tăng huyết áp
Huyết áp cao tiến triển âm thầm trong nhiều năm làm tổn thương hệ mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Chẳng hạn như:
- Biến chứng trên mắt: Những mạch máu nhỏ tại mắt rất dễ bị tổn thương, dẫn đến các bệnh về võng mạc, đục thủy tinh thể…
- Biến chứng trên tim: Huyết áp cao làm phát triển các bệnh lý tim mạch như xơ vữa mạch vành, phình tách động mạch, suy tim, rối loạn nhịp tim, hẹp/hở van tim…
- Biến chứng trên thận: Huyết áp cao và tác dụng phụ của thuốc hạ áp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về thận, hệ quả nghiêm trọng nhất là suy thận.
- Biến chứng trên não bộ: Huyết áp tăng cao quá mức có thể gây vỡ các mạch máu nhỏ ở não, gây xuất huyết (đột quỵ). Đây là tình trạng đe dọa tính mạng cần được cấp cứu khẩn cấp.
Đột quỵ não là biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp
Điều trị tăng huyết áp bằng cách nào?
Điều chỉnh lối sống
Tăng huyết áp là bệnh liên quan đến chế độ ăn uống thiếu khoa học, thói quen lười vận động. Do đó việc điều chỉnh lối sống có ý nghĩa quan trong để kiểm soát huyết áp trong giới hạn an toàn. Bạn cần lưu ý:
Về chế độ ăn uống
- Ăn nhạt: hạn chế đưới 6g muối/ngày, giảm bớt các món ăn chứa nhiều muối như thịt muối, cà muối, dưa muối…
- Ưu tiên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, cá biển, hạt ngũ cốc nguyên cám.
- Hạn chế nguồn thực phẩm chứa nhiều chất béo như mỡ, nội tạng động vật, dầu ăn chiên lại nhiều lần…
- Hạn chế đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, nước tăng lực chứa caffein, cà phê đặc…
- Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào.
Về vận động
Bạn nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể lực như đi bộ, đánh cầu lông, yoga, thiền… tùy theo sở thích của mình. Điều này cần thực hiện sớm đặc biệt với dân văn phòng có thói quen làm việc tĩnh tại, ngồi lâu một chỗ.
Sử dụng thuốc hạ áp
Có rất nhiều nhóm thuốc hạ áp khác nhau, bác sỹ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp cho bạn để đảm bảo kiểm soát huyết áp trong giới hạn mục tiêu. Đôi khi bạn cần phải dùng kết hợp 2 hay nhiều thuốc hạ áp mới đạt được chỉ số huyết áp mong muốn. Các nhóm thuốc hạ áp thường dùng là:
- Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm: như propranollol, metoprollol, acebutollol…
- Nhóm chẹn kênh canxi: như nifedipiine, felodipiine, amlodipiine, verapamiil…
- Nhóm ức chế men chuyển: captopriil, enalapriil, lisinopriil, peridopriil…
- Nhóm đối kháng thụ thể angiotensin II: losarttan, irbesarttan, candesarttan, valsarttan…
- Nhóm hạ áp tác động lên hệ thần kinh trung ương: reserpiin, methylldopa, cloniidin…
Ngoài ra, bác sỹ có thể kết hợp thêm thuốc lợi tiểu, an thần trong những trường hợp tăng huyết áp kịch phát cần hạ áp nhanh chóng.
Tất cả các nhóm thuốc hạ áp kể trên khi sử dụng dài ngày đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác dụng không mong muốn, nhiều trường hợp phải thay đổi thuốc. Chính vì vậy, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo bạn nên kết hợp sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ chứa thảo dược có hoạt tính giãn mạch hạ áp tốt như Bồ hoàng, Đỏ ngọn, Hoàng bá, Đan sâm… để mang lại hiệu quả hạ áp tự nhiên, bền vững.
Vương Tâm Thống – sản phẩm thảo dược hỗ trợ trị tăng huyết áp chứa Bồ hoàng, Đỏ Ngọn, Hoàng bá
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về tăng huyết áp cùng những lưu ý để kiểm soát huyết áp ổn định. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn về tình trạng bệnh cao huyết áp của mình, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này để được giải đáp.
Ngày đăng: 02/08/2019
https://www.medicalnewstoday.com/articles/159283.php