Top 9 dấu hiệu huyết áp thấp điển hình và cách khắc phục hiệu quả

Top 9 dấu hiệu huyết áp thấp điển hình và cách khắc phục hiệu quả

Dấu hiệu huyết áp thấp ở mỗi người có thể biểu hiện với mức độ nặng, nhẹ khác nhau, tuy nhiên, đều có chung những triệu chứng điển hình, đặc trưng riêng cho bệnh lý này. Sau đây là 9 dấu hiệu huyết áp thấp phổ biến nhất giúp bạn nhận diện chính xác bệnh. 

9 dấu hiệu huyết áp thấp thường gặp

Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng

Là dấu hiệu huyết áp thấp xuất hiện sớm nhất ở hầu hết người bệnh vì khi áp lực dòng máu trong lòng mạch giảm thì tuần hoàn máu đến các cơ quan sẽ kém đi, não ở trên cao nên lượng máu nhận được càng ít hơn những nơi khác, trong khi các tế bào thần kinh lại rất nhạy cảm với sự thiếu oxy, bởi vậy mà triệu chứng cũng biểu hiện rõ rệt hơn.

Người bệnh sẽ cảm thấy choáng váng, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên hoặc đột nhiên xây xẩm mặt mày, đầu óc quay cuồng do tụt huyết áp. Triệu chứng này hay xảy ra khi thay đổi tư thế nhanh như đứng dậy hoặc cúi gập người đột ngột.

Mệt mỏi thường xuyên

Người bệnh huyết áp thấp thường mô tả cảm giác mệt mỏi triền miên, cơ thể uể oải, tay chân bủn rủn, không có sức lực, dễ bị mệt khi hoạt động. Nguyên nhân là do lượng máu cung cấp cho các cơ quan không đủ gây ra sự thiếu hụt oxy, dinh dưỡng và năng lượng bên trong cơ thể.

Mệt mỏi là dấu hiệu huyết áp thấp rất phổ biến

Buồn nôn, nôn

Não thiếu oxy gây ra cảm giác buồn nôn, nôn nao, khó chịu giống như say tàu xe. Hệ tiêu hóa cũng là nơi dễ bị thiếu máu khi huyết áp thấp, hậu quả là dạ dày co bóp yếu, giảm hấp thu dinh dưỡng khiến người bệnh ăn uống không ngon, dễ chán ăn, từ đó sinh ra mệt mỏi.

Da xanh xao, chân tay lạnh

Máu lưu thông kém đến các vùng ngoại vi cách xa tim như bề mặt da, bàn tay, bàn chân khiến những nơi này không nhận đủ nhiệt lượng và oxy cần thiết, làm gia tăng nồng độ CO2 trong máu, dẫn đến tình trạng tay chân lạnh ngắt, da xanh xao, nhợt nhạt. Nhiều người bệnh huyết áp thấp còn có dấu hiệu sợ lạnh, ngại tiếp xúc với vật lạnh.

Đau đầu, khó ngủ

Tình trạng thiếu máu não do huyết áp thấp không chỉ gây chóng mặt, choáng váng mà còn khiến người bệnh gặp phải vấn đề về giấc ngủ, hay bị mất ngủ, trằn trọc, đau đầu, vì đêm không ngủ đủ giấc nên ban ngày thường mệt mỏi, lờ đờ, uể oải, ngủ gà ngủ gật, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, công việc và học tập.

Mất tập trung, mau quên

Mất tập trung, mau quên cũng là hậu quả do huyết áp thấp làm giảm cung cấp máu cho não. Các tế bào thần kinh hoạt động kém hiệu quả, giảm khả năng tập trung, ghi nhớ, người bệnh khó duy trì được sự tập trung, dễ phân tâm, nhầm lẫn, trí nhớ kém hơn.

Người bệnh huyết áp thấp dễ bị mất tập trung, mau quên

Nhìn mờ

Hệ thống dây thần kinh thị giác và mạch máu trong mắt không được nuôi dưỡng bởi dòng máu chứa oxy và dinh dưỡng gây ra triệu chứng nhìn mờ nhòe, giảm thị lực, đây là một dấu hiệu huyết áp thấp khá phổ biến.

Nhịp tim nhanh, đau ngực

Huyết áp giảm khiến máu khó lưu thông hơn, điều này sẽ kích thích tim phải co bóp nhanh và mạnh hơn để thúc đẩy máu đi khắp cơ thể, lâu dần gây ảnh hưởng đến chức năng tim, dẫn đến triệu chứng đau ngực, nhịp tim nhanh, hụt hơi, khó thở, nhất là khi hoạt động nhiều.

Ngất xỉu

Ngất xỉu là hậu quả của tụt huyết áp đột ngột, huyết áp giảm nhanh khiến não thiếu oxy nghiêm trọng và rơi vào trạng thái ngừng hoạt động trong chốc lát, người bệnh có thể bị mất ý thức từ vài giây đến một vài phút.

Nếu bạn thường xuyên gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào trong số 9 dấu hiệu huyết áp thấp nêu trên, hãy sớm đi khám, đồng thời liên hệ qua điện thoại/zalo số 0988.024.366 để được chuyên gia tư vấn giải pháp khắc phục tại nhà. 

4 điều cần làm khi thấy các dấu hiệu huyết áp thấp

Kiểm tra chỉ số huyết áp

Khi thấy những dấu hiệu kể trên, đầu tiên, bạn hãy kiểm tra huyết áp của mình, có thể tự đo tại nhà hoặc ra các hiệu thuốc nếu không có máy đo. Chỉ số huyết áp được xác định là thấp khi bằng hoặc nhỏ hơn 90/60mmHg. Để đánh giá chính xác nhất, bạn nên đo lặp lại ít nhất 2 – 3 lần và theo dõi trong vài ngày liên tiếp.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, mặc dù huyết áp trên 90/60mmHg nhưng thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, lạnh chân tay… thì cũng được coi là huyết áp thấp.

Đo huyết áp là cách đơn giản giúp xác định tình trạng huyết áp thấp

Đi thăm khám sớm

Huyết áp thấp là bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, nhất là khi đã biểu hiện triệu chứng rõ rệt thì chứng tỏ rằng, các cơ quan như tim, não, tiêu hóa… đã bị ảnh hưởng. Do đó, bạn hãy sớm đi khám nếu nghi ngờ đó là dấu hiệu của huyết áp thấp.

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Khi chưa cần thiết phải dụng đến thuốc tây thì những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có tác dụng nâng huyết áp, bổ máu, tăng cường lưu thông máu chính là lựa chọn an toàn giúp bạn ổn định huyết áp và nhanh giảm đi các dấu hiệu khó chịu của bệnh.

Hiện nay, trên thị trường, viên uống Hồng Mạch Khang là sản phẩm tiêu biểu dành cho người bệnh huyết áp thấp đã được kiểm chứng hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng. Kết quả nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội chứng minh, Hồng Mạch Khang có hiệu quả tốt trên 96.7% người bệnh huyết áp thấp, sau 60 ngày điều trị, chỉ số huyết áp được nâng cao và duy trì ổn định ở mức bình thường, đồng thời các dấu hiệu mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, lạnh chân tay… cũng cải thiện rõ rệt.

Video dưới đây là chia sẻ của những người bệnh huyết áp thấp đã trải nghiệm sản phẩm này:

Bí quyết đẩy lùi huyết áp thấp nhờ Hồng Mạch Khang

Có thể bạn quan tâm:

Nghiên cứu tác dụng của viên uống Hồng Mạch Khang trên người huyết áp thấp

Điều chỉnh lối sống lành mạnh

Chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày cũng rất quan trọng giúp duy trì chỉ số huyết áp ổn định, do đó, bạn nên:

– Ăn uống điều độ, đủ chất, tăng cường thực phẩm giàu sắt giúp kích thích cơ thể tạo máu và ăn mặn hơn để nhanh cải thiện huyết áp.

– Uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày, hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn.

– Chia nhỏ bữa ăn, tăng lên 5 – 6 bữa nhỏ/ngày thay vì ăn 3 bữa chính.

– Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, ngủ đủ 7 đến 8 tiếng một ngày, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

– Hạn chế thay đổi tư thế đột ngột, tránh xông hơi hoặc tắm nước nóng lâu, tránh đứng hoặc ngồi lâu tại một chỗ,….

Không phải ai cũng có đầy đủ 9 dấu hiệu huyết áp thấp điển hình như trên, bởi vậy khi thấy bất cứ một biểu hiện khác thường nào lặp lại nhiều lần, bạn hãy kiểm tra huyết áp và đi khám sớm để kịp thời điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Kinh nghiệm chữa huyết áp thấp qua chia sẻ của chính người bệnh

 

Tác giả: Dược sỹ Hồ Hà

Ngày đăng: 06/05/2021


Nguồn tham khảo

https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/the-facts-about-high-blood-pressure/low-blood-pressure-when-blood-pressure-is-too-lowscc

Bài viết liên quan

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Huyết áp thấp

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Huyết áp thấp khiến cơ thể luôn trong trạng thái choáng váng, mệt mỏi và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho…

Tụt huyết áp nên làm gì? Bí quyết điều trị tụt huyết áp tại nhà

Huyết áp thấp

Tụt huyết áp nên làm gì? Bí quyết điều trị tụt huyết áp tại nhà

Tụt huyết áp khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi thường xuyên, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc…

Người bị suy nhược cơ thể uống thuốc gì để phục hồi sức khỏe tối ưu?

Huyết áp thấp

Người bị suy nhược cơ thể uống thuốc gì để phục hồi sức khỏe tối ưu?

Cuộc sống bận rộn, nhiều áp lực đã khiến rất nhiều người trong chúng ta thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán nản, kiệt sức,…

Viết bình luận

loading
XCBS HMK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày