Hạ huyết áp tư thế và những điều bạn cần biết để ngăn chặn bệnh

Hạ huyết áp tư thế và những điều bạn cần biết để ngăn chặn bệnh

Bạn thường xuyên bị chóng mặt, choáng váng mỗi khi đứng dậy? Đừng chủ quan, đây có thể là dấu hiệu của chứng hạ huyết áp tư thế. Vậy hạ huyết áp tư thế là bệnh gì? Và làm cách nào để khắc phục dứt điểm bệnh? Hãy tìm hiểu ngay tại bài viết này!

Hạ huyết áp tư thế là bệnh gì?

Hạ huyết áp tư thế là hiện tượng huyết áp bị tụt xuống thấp xảy ra khi thay đổi tư thế đột ngột như đứng lên sau khi nằm hoặc ngồi, bởi vậy còn được gọi là hạ huyết áp tư thế đứng. Bệnh được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu giảm 20mmHg hoặc huyết áp tâm trương giảm 10mmHg trong vòng 2 – 5 phút sau khi đứng dậy.

Triệu chứng hạ huyết áp tư thế

Triệu chứng hạ huyết áp tư thế phổ biến nhất là cảm giác hoa mắt, chóng mặt, choáng váng khi đứng dậy, tình trạng này thường biến mất sau một vài phút. Ngoài ra, một số biểu hiện khác có thể kèm theo như:

  • Nhìn mờ, thị lực giảm đột ngột hoặc mặt mũi tối sầm
  • Mệt mỏi, đuối sức, chân tay bủn rủn đứng không vững
  • Đau đầu, tinh thần không tỉnh táo, hay nhầm lẫn
  • Buồn nôn
  • Ngất xỉu

Chóng mặt khi đứng là triệu chứng hạ huyết áp tư thế điển hình

Để cải thiện nhanh các triệu chứng hạ huyết áp tư thế và ngăn chặn bệnh tái phát, hãy liên hệ ngay đến số 0988.024.366, chúng tôi sẽ tư vấn về giải pháp điều trị hiệu quả cho bạn.

Nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế

Thông thường, khi đứng lên, tác động của trọng lực khiến máu dồn xuống chân nhiều hơn, điều này làm giảm lượng máu tuần hoàn về tim. Lúc này, để bù đắp các tế bào cảm áp (còn gọi là baroceptor) nằm ở động mạch sẽ gửi tín hiệu đến não để chỉ huy tim đập nhanh, mạnh hơn và co mạch máu, nhờ đó huyết áp tăng lên, máu được cung cấp đủ đến các cơ quan trong cơ thể.

Hạ huyết áp tư thế xảy ra khi có một nguyên nhân nào đó làm gián đoạn phản ứng điều hòa huyết áp tự nhiên này, trong đó thường gặp là:

  • Mất nước: Sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy kéo, đổ mồ hôi nhiều quá mức,… đều có thể gây mất nước, làm giảm thể tích máu dẫn đến hạ huyết áp.
  • Thiếu máu: do dinh dưỡng kém, mất máu nhiều, rối loạn chuyển hóa,…
  • Bệnh nội tiết: Suy giáp, suy tuyến thượng thận, tiểu đường, hạ đường huyết,…
  • Rối loạn thần kinh: Hạ huyết áp tư thế có thể là hậu quả của các bệnh thần kinh như Parkinson, bệnh teo đa hệ thống, mất trí nhớ thể Lewy…
  • Mang thai: Hệ tuần hoàn mở rộng nhanh chóng, cơ thể không kịp sản xuất đủ máu khiến huyết áp giảm.
  • Nguyên nhân khác: Tác dụng phụ của thuốc, sử dụng nhiều rượu bia, sau bữa ăn no, nằm điều trị tại giường quá lâu,…

Hạ huyết áp tư thế có thể gặp ở bất cứ ai nhưng người già và phụ nữ mang thai là những đối tượng có nguy cơ cao nhất.

Phụ nữ mang thai dễ bị hạ huyết áp tư thế

Biến chứng của hạ huyết áp tư thế

Hạ huyết áp tư thế có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở người lớn tuổi:

  • Ngất xỉu, ngã: Hoa mắt, chóng mặt khiến người bệnh dễ bị té ngã, chấn thương ngoài ý muốn hoặc ngất xỉu trong trường hợp nặng.
  • Đột quỵ não: Huyết áp tụt quá thấp làm giảm đột ngột lượng máu lên não, não thiếu máu kéo dài có thể dẫn đến đột quỵ.
  • Bệnh tim mạch: Hạ huyết áp tư thế là một yếu tố nguy cơ tim mạch, gây suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,…

Điều trị hạ huyết áp tư thế

Điều trị căn nguyên bệnh

Việc điều trị cần ưu tiên giải quyết nguyên nhân cơ bản gây hạ huyết áp tư thế, chẳng hạn như: bổ sung nước – điện giải khi bị mất nước, đổi thuốc nếu do tác dụng phụ của thuốc, sử dụng thuốc điều trị các bệnh tim mạch, nội tiết,…

Những trường hợp hạ huyết áp tư thế nặng, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc tây như midodrine, heptamyl, fludrocortison,… để kéo huyết áp lên tạm thời. Tuy nhiên, đây chỉ là cách khắc phục ngắn hạn, để ngăn ngừa bệnh tái phát điều quan trọng nhất là người bệnh cần phải thay đổi lối sống và sử dụng các biện pháp hỗ trợ khác.

Thuốc tây giúp nâng huyết áp tạm thời, không nên dùng dài ngày

Nâng huyết áp ổn định bằng thảo dược

Điều trị huyết áp thấp bằng thảo dược là giải pháp được nhiều chuyên gia và người bệnh ưu tiên lựa chọn bởi hiệu quả tốt, tác dụng bền vững và an toàn khi sử dụng dài ngày. Tiêu biểu nhất phải kể đến một số thảo dược đầu bảng như Đương quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân,…

Kết quả nghiên cứu tại California, đăng trên tạp chí Natural medicines cho thấy, Đương quy có khả năng điều chỉnh huyết áp hiệu quả thông qua thúc đẩy các thụ thể cảm áp ở động mạch hoạt động nhanh, nhạy và chính xác hơn. Đồng thời, bổ máu, tăng tạo máu và tăng cường tuần hoàn, nhờ vậy ngăn ngừa tình trạng hạ huyết áp tư thế.

Thực nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2010 cũng chứng minh, trên 96.7% người bệnh huyết áp thấp nâng cao huyết áp về mức ổn định và cải thiện rõ rệt các biểu hiện hoa mắt chóng mặt, choáng váng khi đứng, đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ,… sau 60 ngày sử dụng Hồng Mạch Khang – sản phẩm chứa những thảo dược này. Bởi vậy, đây chính là giải pháp hiệu quả, an toàn trong hỗ trợ điều trị hạ huyết áp tư thế.

Và thực tế cũng nhờ sử dụng Hồng Mạch Khang, cô giáo Lê Thu Thảo (phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội – 0912.205.861) đã không còn bị tụt huyết áp, chóng mặt, ngất xỉu nữa. Mời bạn lắng nghe chia sẻ của cô tại video này:

Cô Thảo chia sẻ kinh nghiệm trị hạ huyết áp bằng thảo dược

Có thể bạn quan tâm:

Hồng Mạch Khang – Giải pháp đã được kiểm chứng lâm sàng cho người huyết áp thấp

Thay đổi thói quen sống

  • Ăn mặn hơn bình thường, trừ trường hợp mắc bệnh tim hoặc bệnh thận.
  • Chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no và nghỉ ngơi sau khi ăn để tránh bị hạ huyết áp sau ăn.
  • Uống đủ nước từ 1.5 – 2 lít/ngày, hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn.
  • Tăng cường những thực phẩm bổ máu nhằm cải thiện lượng máu trong cơ thể như thịt bò, thịt gà, trứng, bí đỏ, hải sản, gan động vật, rau lá xanh đậm,…
  • Không thay đổi tư thế quá nhanh, trước khi đứng dậy nên vận động nhẹ nhàng chân tay khoảng vài phút, đặc biệt buổi sáng nên uống một cốc nước lọc trước khi rời khỏi giường.
  • Không ngồi vắt chéo chân, không đứng yên một chỗ quá lâu, nếu có thể nên cử động chân khi đứng.
  • Mang vớ nén y tế hoặc vớ có độ đàn hồi cao để giảm ứ máu ở chân.
  • Nâng cao đầu giường ngủ, điều này giúp cơ thể làm quen với sự thay đổi của trọng lực.
  • Tập thể dục với cường độ vừa sức mỗi ngày, đi bộ, yoga, đạp xe,… là những bài tập thích hợp khi bị hạ huyết áp tư thế đứng.
  • Ngồi xuống ngay hoặc nằm kê chân cao hơn đầu và uống một cốc trà gừng, nước muối, nước đường, nước lọc,… khi có dấu hiệu hạ huyết áp tư thế.

Hạ huyết áp tư thế có thể là dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề sức khỏe bất thường, bởi vậy bạn không được chủ quan, hãy chủ động thăm khám và điều chỉnh lối sống để ổn định huyết áp và ngăn bệnh tái phát.

Có thể bạn quan tâm:

Cách xử trí đúng khi bị hạ huyết áp đột ngột

 

Tác giả: DS. Hồ Hà

 

Ngày đăng: 23/09/2019 | Cập nhật cuối: 24/09/2019

Bài viết liên quan

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Huyết áp thấp

Cách phòng và điều trị bệnh huyết áp thấp đơn giản, hiệu quả

Huyết áp thấp khiến cơ thể luôn trong trạng thái choáng váng, mệt mỏi và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho…

Tụt huyết áp nên làm gì? Bí quyết điều trị tụt huyết áp tại nhà

Huyết áp thấp

Tụt huyết áp nên làm gì? Bí quyết điều trị tụt huyết áp tại nhà

Tụt huyết áp khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi thường xuyên, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc…

Người bị suy nhược cơ thể uống thuốc gì để phục hồi sức khỏe tối ưu?

Huyết áp thấp

Người bị suy nhược cơ thể uống thuốc gì để phục hồi sức khỏe tối ưu?

Cuộc sống bận rộn, nhiều áp lực đã khiến rất nhiều người trong chúng ta thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán nản, kiệt sức,…

Viết bình luận

loading
XCBS HMK 3

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày