Thuốc Piracetam – Những điều cần biết trong điều trị thiếu máu não

Thuốc Piracetam – Những điều cần biết trong điều trị thiếu máu não

Piracetam là thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não. Vậy Piracetam có tác dụng gì? Nếu dùng lâu dài có gây ra phản ứng bất lợi cho cơ thể không? Tất cả mọi thông tin từ A – Z về thuốc sẽ có ngay sau đây. 

Piracetam là thuốc gì?

Piracetam là thuốc có tác dụng cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh, tăng cường sức chịu đựng của não bộ đối với tình trạng thiếu hụt oxy, tăng huy động glucose để duy trì tổng hợp năng lượng cho não, nhờ đó bảo vệ não chống lại những rối loạn chuyển hóa do thiếu máu não gây ra, cải thiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và tăng khả năng tập trung, ghi nhớ, nhận thức cho người bệnh.

Ngoài ra, Piracetam còn có tác dụng chống rung giật cơ, giảm sự kết tập tiểu cầu, hồi phục khả năng biến dạng của hồng cầu để giúp hồng cầu di chuyển qua mạch máu dễ dàng hơn.

Piracetam dùng cho trường hợp nào?

Với những tác dụng kể trên, Piracetam được sử dụng khá phổ biến để điều trị thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não. Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định cho các trường hợp sau:

– Điều trị triệu chứng chóng mặt

– Suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, kém tập trung, thiếu tỉnh táo, rối loạn hành vi ở người cao tuổi.

– Các tổn thương sau chấn thương và phẫu thuật sọ não như thiếu máu cục bộ, tụ máu, liệt nửa người, rối loạn tâm thần.

– Các rối loạn thần kinh trung ương như lo âu, nhức đầu, sảng rượu, rối loạn ý thức.

– Đột quỵ, thiếu máu cục bộ cấp tính

– Thiếu máu hồng cầu hình liềm

– Điều trị chứng nghiện rượu

– Dùng hỗ trợ để điều trị giật rung cơ có nguyên nhân từ vỏ não

Piracetam được dùng trong những trường hợp liên quan đến rối loạn chức năng não

Những ai không sử dụng được Piracetam?

Chống chỉ định dùng Piracetam cho người bệnh Huntington (Bệnh di truyền do thoái hóa tế bào thần kinh gây rối loạn vận động, nhận thức, cảm xúc, suy sụp tinh thần), người bị suy gan, suy thận nặng, rối loạn đông máu, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Tác dụng phụ của Piracetam là gì?

– Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ hoặc buồn ngủ, ngủ gà, ngủ gật

– Lo âu, phiền muộn, trầm cảm, bồn chồn, bứt rứt, dễ bị kích động

– Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, tăng cân

– Mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng

– Phản ứng dị ứng, phát ban, sưng ngứa da, khó thở

– Co thắt cơ

– Tăng nguy cơ xuất huyết

– Hội chứng tăng động

Kết hợp sử dụng Piracetam cùng các sản phẩm hoạt huyết dưỡng não từ thảo dược sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc và nâng cao hiệu quả điều trị thiếu máu não. Nếu bạn quan tâm đến giải pháp này, hãy liên hệ theo điện thoại/zalo số 0988.024.366 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết.

Piracetam có thể gây tương tác bất lợi với thuốc nào?

Dùng đồng thời Piracetam với tinh chất tuyến giáp T3 và T4 có thể gây lú lẫn, kích thích, rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, Piracetam có thể làm kéo dài thời gian đông máu của thuốc chống huyết khối Wafarine. Do vậy, trước khi bắt đầu sử dụng Piracetam, bạn nên thông báo cho bác sỹ về tất cả các loại thuốc đang dùng để tránh tương tác bất lợi xảy ra.

Liều sử dụng của Piracetam cho người bệnh thiếu máu não

Piracetam có thể được dùng theo đường uống hoặc tiêm, liều thường dùng cho người bệnh thiếu máu não, thiểu năng tuần hoàn não là 30 – 160mg/kg/ngày, chia làm 2 – 3 lần. Người bị suy thận phải điều chỉnh liều, trẻ em dưới 16 tuổi cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên tuân thủ dùng thuốc theo đúng liều lượng, chỉ dẫn của bác sỹ.  Nếu quên một liều, nên bổ sung ngay khi nhớ ra, nhưng nếu gần kề với thời điểm uống liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên. Mặc dù độc tính khi dùng quá liều Piracetam ít xảy ra, nhưng bạn nên theo dõi kỹ và đến viện ngay nếu thấy phản ứng bất thường để tránh biến chứng xấu.

Người bệnh thiếu máu não chỉ sử dụng Piracetam khi có bác sỹ kê đơn

Những lưu ý khi sử dụng Piracetam cho người bệnh thiếu máu não

Ngoài tuân thủ sử dụng Piracetam theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ, để tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh thiếu máu não nên kết hợp sử dụng cùng các sản phẩm hoạt huyết dưỡng não từ thảo dược tự nhiên, giúp bổ máu, tăng cường tuần hoàn lưu thông máu lên não và bảo vệ tế bào thần kinh khỏi thoái hóa, tổn thương do thiếu máu não, điển hình như viên uống Hồng Mạch Khang.

Việc phối hợp đồng thời thuốc tây cùng sản phẩm thảo dược hỗ trợ là hướng điều trị thiếu máu não được các chuyên gia, bác sỹ đánh giá cao và khuyên áp dụng hiện nay, góp phần giảm liều lượng, rút ngắn thời gian dùng thuốc tây, từ đó hạn chế được tác dụng phụ của thuốc và cải thiện bệnh nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày cũng rất quan trọng trong điều trị bệnh, bạn nên lưu ý:

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt, đậu đỗ giàu chất xơ, chất chống oxi hóa, vitamin như súp lơ, cải bó xôi, bí ngô, cam, quýt, lựu, yến mạch, óc chó, đậu nành…

– Tăng cường thực phẩm bổ máu như thịt nạc, thịt gà bỏ da, cá thu, cá hồi, cá trích, cà ngừ, rau lá màu xanh đậm… Hạn chế thực phẩm chứa chất cholesterol, chất béo no như đồ ăn chiên rán, chế biến sẵn…

– Không hút thuốc lá, không uống cà phê, rượu, bia, nước ngọt và chất kích thích thần kinh khác.

– Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao như đi bộ, đạp xe, yoga, ngồi thiền… nhằm tăng cường lưu thông máu lên não.

– Ngủ đủ giấc 7 – 8 tiếng/ngày, từ bỏ thói quen thức khuya; tránh căng thẳng, lo nghĩ quá mức, giữ tinh thần thư giãn, thoải mái.

Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về lợi ích, tác dụng phụ của Piracetam để từ đó sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. Thiếu máu não là bệnh lý nguy hiểm, ngoài dùng thuốc theo chỉ định, đừng quên kết hợp với tập luyện và ăn uống khoa học để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Hồng Mạch Khang – Viên uống thảo dược giúp bổ máu, tăng tuần hoàn máu não

Thiếu máu não uống thuốc gì? – Hướng dẫn cách sử dụng thuốc an toàn

Tác giả: Dược sỹ Hồ Hà

Ngày đăng: 03/09/2020


Nguồn tham khảo

https://www.rxlist.com/consumer_piracetam_myocalm/drugs-condition.htmvad

https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-1597/piracetamdav

Bài viết liên quan

Thuốc Đông Y - Tây Y

Cốm Egaruta Platinum – Giải pháp tăng tập trung, giảm căng thẳng cho trẻ

Nghiên cứu khoa học cho thấy, Phosphatidylserine và DHA là những “vũ khí” lợi hại giúp cải thiện rõ rệt các vấn đề về tập…

Thuốc Đông Y - Tây Y

Nghiên cứu hiệu quả lâm sàng và độ an toàn viên uống Stonebye

Viên uống Stonebye là sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và đánh giá độ an toàn đối với cả người bệnh sỏi và…

Thuốc Đông Y - Tây Y

Vi tảo lục Haematococus pluvialis – Liệu pháp bảo vệ mắt toàn diện

Tảo Haematococcus pluvialis (vi tảo lục) có thể tồn tại trong điều kiện rất khắc nghiệt, chứa hoạt chất siêu chống oxy hóa Astaxanthin có…

Viết bình luận

loading
Thuốc Đông Y - Tây Y

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày