Trẻ quá nghịch ngợm: Tăng động giảm chú ý hay hiếu động đơn thuần?

Trẻ quá nghịch ngợm: Tăng động giảm chú ý hay hiếu động đơn thuần?

Trẻ quá nghịch ngợm, hiếu động, liên tục chạy nhảy, leo trèo không biết mệt? Bạn phân vân, lo lắng không biết có phải con mắc chứng tăng động giảm chú ý hay chỉ hiếu động đơn thuần? Cùng tìm lời giải đáp chính xác tại bài viết sau.

Trẻ quá nghịch ngợm có phải mắc chứng tăng động giảm chú ý không?

Mặc dù biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động là dấu hiện điển hình của chứng tăng động giảm chú ý, tuy nhiên điều này sẽ chưa đủ để khẳng định rằng trẻ mắc bệnh. Mặt khác, đây cũng có thể chỉ là đặc điểm tính cách hình thành trong quá trình phát triển của trẻ, với nhu cầu muốn được tìm hiểu mọi thứ xung quanh, trẻ thường hay khám phá mà không hề cảm thấy mệt. Bởi vậy, trong trường hợp này các bậc phụ huynh nên theo dõi từng hành vi, cảm xúc của trẻ và có thể đưa trẻ đi khám chuyên khoa tâm lý để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng can thiệp điều trị kịp thời.

Trẻ nghịch ngợm, hiếu động không có nghĩa là mắc chứng tăng động giảm chú ý

Trẻ nghịch ngợm đơn thuần & tăng động giảm chú ý: Đâu là điểm khác biệt?

Rất khó để nhận định một đứa trẻ là nghịch ngợm, hiếu động đơn thuần hay tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên, nếu để tâm hơn một chút tới những hành động, cách thể hiện xúc cảm của trẻ, cha mẹ hoàn toàn có thể đưa ra đáp án chính xác cho tình trạng của con.Phân biệt nghịch ngợm, hiếu động đơn thuần và tăng động giảm chú ý

Trẻ quá nghịch ngợm, khi nào cần đi khám?

Sự nghịch ngợm, hiếu động của trẻ nếu đã xuất hiện trên 6 tháng, xảy ra ở ít nhất 2 môi trường (ở nhà và ở trường) và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, học tập của trẻ thì rất có thể đây là biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý, cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khi có ít nhất 6 trong 9 biểu hiện dưới đây:

– Cựa quậy chân tay hoặc vặn vẹo người khi ngồi, kể cả những lúc đang ngồi học trên lớp hoặc ngồi ăn cùng gia đình,…

– Không thể ngồi yên một chỗ, tự ý rời khỏi chỗ ngồi mà chưa được cho phép.

– Leo trèo, chạy nhảy khắp nơi và không biết đâu là hành vi nguy hiểm.

– Gặp khó khăn trong việc chơi và bắt đầu chơi các trò chơi đòi hỏi sự yên tĩnh

– Luôn chân luôn tay hoặc hành động như thể “được gắn động cơ”

– Nói quá nhiều, nói liên tục, có thể nói ngọng hoặc đôi khi nói những câu từ vô nghĩa.

– Buột miệng trả lời ngay cả khi người hỏi chưa hỏi xong.

– Nói ngắt quãng hoặc chen ngang khi người khác đang trò chuyện.

– Khó chịu khi phải chờ đợi đến lượt mình khi chơi cùng mọi người hay xếp hàng trong siêu thị,…

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ quá nghịch ngợm?

– Kiên quyết nói “không” với đòi hỏi vô lý của trẻ: Với những yêu cầu vô lý của trẻ, cha mẹ hoàn toàn có thể nói “không”, nhưng cần đưa ra lý do vì sao để trẻ hiểu và không cảm thấy khó chịu, ấm ức.

– Khen đúng lúc – phạt đúng chỗ: Cha mẹ nên dành những lời khen ngợi, tặng thưởng khi con làm được điều tốt để tạo động lực giúp trẻ tiếp tục cố gắng. Đồng thời đưa ra những hình phạt thích đáng và áp dụng ngay khi trẻ có hành vi sai trái.

Thiết lập quy tắc trong sinh hoạt: Cha mẹ cần thống nhất để đưa ra những quy tắc nhất định trong việc sinh hoạt hàng ngày và cùng trẻ nghiêm túc thực hiện. Ví dụ một ngày trẻ chỉ được xem phim 30 phút, thì dù hôm đó chương trình ti vi có dài hơn hoặc con có đòi hỏi bạn cũng không được thay đổi quy định.

Cho trẻ quyền được lựa chọn: Cha mẹ có thể đưa ra một số gợi ý trong giới hạn để trẻ được quyết định. Ví dụ bạn có thể cho con chọn giữa uống sữa hay uống milo, mặc bộ màu hồng hay màu xanh,… Điều này giúp con cảm thấy bản thân được tôn trọng và đánh giá cao.

Lắng nghe tâm sự của trẻ: Trẻ quá nghịch ngợm nhiều khi là do chúng muốn được cha mẹ chú ý, quan tâm, bởi vậy hãy dành thời gian trò chuyện, lắng nghe tâm sự của trẻ, từ đó hướng dẫn trẻ cách hành xử đúng đắn hơn.

Cha mẹ nên lắng nghe tâm sự của con để hiểu lý do vì sao trẻ nghịch ngợm

Hạn chế trẻ tiếp xúc quá nhiều với điện thoại, ti vi, máy tính…: Bởi chúng có thể kích thích não bộ và khiến trẻ trở nên phấn khích, nghịch ngợm, thiếu tập trung hơn.

– Bình tĩnh trước sự nghịch ngợm của trẻ: Bạn nên giữ bình tĩnh, không nên la hét, cáu gắt với trẻ, bởi điều này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, sau này trẻ có thể bắt chước bạn và có hành vi tương tự khi không vừa ý.

Dùng sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược: Nếu trẻ quá nghịch ngợm, hiếu động gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cha mẹ có thể tham khảo kết hợp cùng cốm Egaruta trong khoảng 3 – 6 tháng. Với thành phần từ thảo dược An tức hương, Câu đằng cùng các dưỡng chất bổ não, cốm Egaruta có tác dụng trấn an tâm thần, ổn định hoạt động điện não, nhờ đó giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc tốt hơn, bớt nghịch ngợm và biết nghe lời hơn.

Xem thêm:

Cốm Egaruta – Giải pháp thảo dược giúp trẻ kiểm soát hành vi, cảm xúc hiệu quả

Chia sẻ kinh nghiệm điều trị chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ hiệu quả

Với những thông tin trong bài viết trên hi vọng các bậc phụ huynh đã có thể nhận định rõ ràng hơn về tình trạng của con cũng như có những biện pháp thích hợp để giúp trẻ bớt nghịch ngợm, hiếu động và sớm trở thành “người con ngoan, trò giỏi”.

Nếu bạn còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0988.024.366 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp!

Tác giả. DS Cao Thủy

 

Ngày đăng: 04/08/2020 | Cập nhật cuối: 06/08/2020


Nguồn tham khảo

https://parenting.firstcry.com/articles/10-helpful-tips-for-parents-to-handle-naughty-kids/

 

Bài viết liên quan

Tăng động

Trẻ học trước quên sau: Làm sao để con tiến bộ hơn?

Chào bạn Bích Loan, Thời gian thi cử là giai đoạn các con cần tập trung ôn luyện và tích lũy kiến thức. Lượng kiến…

Tăng động

Con học kém phải làm sao? Làm gì để giúp con học hành tiến bộ hơn?

Chào bạn Thanh Huyền, Con học kém, lười học, thiếu tập trung là vấn đề khiến nhiều cha mẹ phiền lòng. Để khắc phục tình…

Tăng động

Cách dạy trẻ mất tập trung giúp con tiến bộ trong học tập

Chào bạn Thùy Dung, Tình trạng trẻ thiếu tập trung, ghi nhớ kém là vấn đề khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng, đặc biệt…

Viết bình luận

loading
Xinchaobacsy test TĐ

Đăng ký theo dõi

Để không bỏ lỡ các bài viết mỗi ngày